Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả thiết lập cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải
Cơ sở dữ liệu cho việc tính tốn phát thải KNK của dự án là chương trình dạng file excel, đã được chính tác giả Việt hóa hồn tồn, thuận tiện cho việc sử dụng ở Việt Nam. Người sử dụng nhập đầy đủ thông tin, dữ liệu vào các thẻ của chương trình bao gồm:
- Thẻ thơng tin cơ bản - Thẻ cơ sở
- Thẻ phương tiện
- Thẻ phương tiện công cộng - Thẻ điện năng mua về
- Thẻ hơi nước mua về 1 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 01) - Thẻ hơi nước mua về 2 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 02) - Thẻ sản xuất năng lượng
- Thẻ điều hịa 1 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 01) - Thẻ điều hịa 2 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 02) - Thẻ điều hịa 3 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 03) - Thẻ khí thải khác
- Thẻ q trình thu thập dữ liệu
Đối với các thẻ để nhập dữ liệu tính tốn, ta sẽ nhập đối với những dữ liệu hiện có của đối tượng kiểm kê.
Sau đây là bộ cơ sở dữ liệu đã được nhập vào chương trình đối với dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn:
3.1.1. Thẻ hướng dẫn sử dụng:
Thẻ này có tác dụng hướng dẫn sử dụng chương trình, cách mở file, các bước nhập dữ liệu kiểm kê.
3.1.2. Thẻ thông tin cơ bản:
Ở thẻ này, người sử dụng phải nhập tên của đối tượng báo cáo, vị trí, khu vực của đối tượng, tên của cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng. Ở mục quốc gia, người sử dụng có thể lựa chọn các quốc gia trong danh sách. Chú ý là tất cả nội dung được nhập vào ở dạng tiếng Việt không dấu. Với dự án NSRP, học viên đã nhập dữ liệu như sau:
Để chạy được chương trình, cần phải thực hiện ít nhất 2 bước sau: 1. Mô tả về đối tượng báo cáo ở thẻ cơ sở. 2. Xác định các nguồn thải của đối tượng báo cáo bằng cách trả lời các câu hỏi ở bên dưới. Nguồn phát thải nào được xác định là có, thẻ dữ liệu phát thải tương ứng sẽ được xuất hiện để nhập dữ liệu tính tốn.
Ở thẻ này, ta sẽ lựa chọn các loại nguồn phát thải đã có dữ liệu để tính tốn. Loại nguồn nào được chọn là “Yes” thì thẻ đặc trưng của loại nguồn đó sẽ hiện ra. Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu cho các thẻ nguồn phát thải, khối lượng phát thải CO2e sẽ được tính tốn và tự động hiện ra ở cột “Phát thải CO2 tương đương (tấn)”. Và tổng lượng phát thải tính theo CO2e sẽ thể hiện ở hàng cuối cùng. Trên đây là dữ liệu đã nhập đối với dự án NSRP trong giai đoạn xây dựng.
3.1.3. Thẻ cơ sở
Hồn thành thẻ thơng tin cơ bản, ta cần phải nhập tiếp số liệu về diện tích sử dụng của đối tượng và số lượng nhân viên ở thẻ cơ sở. Thẻ này cần phải được nhập dữ liệu trước các thẻ nguồn phát thải khác. Dữ liệu về số lượng nhân viên và diện tích bề mặt của đối tượng, cơ quan báo cáo cần phải nhập chính xác để tính tốn riêng theo đầu người cũng như theo diện tích sử dụng. Nếu đối tượng báo cáo sử dụng chung khu vực tính tốn với các cơ quan, tổ chức khác mà không thể cung cấp được dữ liệu về diện tích sử dụng thì cần phải cung cấp lượng điện năng tiêu thụ và nhập tổng diện tích khu vực để tính tốn tỷ lệ phát thải của đối tượng so với tổng lượng phát thải của khu vực. Dưới đây là số liệu của Dự án NSRP trong giai đoạn vận hành.
3.1.4. Thẻ phương tiện vận tải
Trên đây là số liệu cho Dự án NSRP trong giai đoạn xây dựng.
Tại thẻ này, ta phải xác định và lựa chọn loại phương tiện vận tải được sử dụng theo danh sách cùng loại nhiên liệu chúng sử dụng, khối lượng nhiên liệu sử dụng. Chương trình thiết lập danh sách bao gồm các loại phương tiện sau: Xe khách, xe gắn máy, xe tải vận chuyển, xe bus, phương tiện hạng nhẹ và phương tiện hạng nặng.
3.1.5. Thẻ phương tiện công cộng
Ở thẻ này, ta cần lựa chọn loại phương tiện giao thông công cộng mà đối tượng nghiên cứu sử dụng trong q trình hoạt động. Đó có thể là tàu lửa, xe bus, taxi… Phương tiện mặc định của chương trình là xe bus.
3.1.6. Thẻ điện năng mua về
Tại thẻ này, trước tiên, ta sẽ lựa chọn Quốc gia của đối tượng báo cáo là Việt Nam, và từ đó, hệ số phát thải CO2 cho riêng Việt Nam sẽ được nhập vào tự động. Sau đó, cần phải nhập dữ liệu về lượng điện năng tiêu thụ của đối tượng.
3.1.7. Thẻ hơi nước mua về
Phương pháp 01:
Trong thẻ này, ta phải xác định loại nhiên liệu do nhà sản xuất sử dụng và lượng nhiệt/hơi nước mua về cũng như các hệ số phát thải CO2, CH4, N2O do nhà sản xuất cung cấp.
Phương pháp 02:
Phương pháp này được sử dụng khi nhà sản xuất không thể cung cấp được các hệ số phát thải CH4, CO2, N2O. Dữ liệu yêu cầu là loại nhiên liệu sử dụng và khối lượng nhiên liệu nhà sản xuất sử dụng. Tiếp theo là tổng lượng điện năng, tổng lượng hơi nước/nhiệt nhà cung cấp sản xuất cũng như tổng lượng hơi nước/nhiệt năng mà đối tượng mua về.
3.1.8. Thẻ sản xuất năng lượng
Ở thẻ này, ta phải lựa chọn loại nhiên liệu sử dụng và khối lượng sử dụng cho mỗi loại nhiên liệu do đối tượng báo cáo dùng để sản xuất năng lượng.
3.1.9. Thẻ thiết bị điều hòa, làm mát
Phương pháp 01:
Đây là phương pháp dành cho đối tượng tự bảo trì thiết bị. Tại thẻ này, ta cần nhập dữ liệu về khối lượng chất làm lạnh thay đổi từ cuối giai đoạn kiểm kê so với giai đoạn đầu, cơng suất thiết bị thay đổi (nếu có), và khối lượng chất làm lạnh đã được nạp vào thiết bị.
Phương pháp 02:
Tại thẻ này, dữ liệu phải được cung cấp từ nhà bảo trì thiết bị điều hịa. Các dữ liệu đó là khối lượng chất làm lạnh đã nạp cho các thiết bị mới, thiết bị cũ và các thiết bị không dùng tiếp và bị thải bỏ.
Phương pháp 03:
Tại thẻ này, dữ liệu yêu cầu là số lượng thiết bị mới, thiết bị thải bỏ trong giai đoạn kiểm kê, số lượng thiết bị cịn lại sau cùng, khoảng thời gian tính từ lần nạp chất làm lạnh gần nhất và khối lượng chất làm lạnh bị thải bỏ.
3.1.10. Thẻ các phát thải KNK khác
Tại thẻ này, ta có thể nhập thêm dữ liệu về khí thải phát sinh do các nguồn khác không nằm trong các nguồn được chương trình tính tốn.
Sau khi hồn thành nhập dữ liệu đầu vào, ta quay lại thẻ Tóm tắt và thu thập các kết quả kiểm kê phát thải cần thiết của dự án. Phần kết quả của việc áp dụng sẽ được trình bày dưới đây.