c) Ống đếm Geiger-Muller (G-M)
1.3.3. Đầu dò nhấp nháy
Đầu dò nhấp nháy bao gồm tinh thể nhấp nháy và ống nhân quang điện
(PMT). Khi một hạt tương tác với tinh thể nhấp nháy thì sẽ sinh ra một chớp sáng tỉ lệ với cường độ và năng lượng của bức xạ đi vào, chớp sáng này đi
vào trong ống nhân quang điện tạo ra một xung dòng lớn ở anot của ống. Chất nhấp nháy đóng vai trị quan trọng quyết định khả năng thu nhận các bức xạ
khác nhau. Các chất nhấp nháy phổ biến là: NaI(Tl) để đo bức xạ có mật độ cao; ZnS(Ag) để đo α, β, …
Do dạng tín hiệu lối ra tỉ lệ với năng lượng của hạt đi vào và thời gian chết thấp nên đầu dị nhấp nháy có thể được sử dụng trong các ứng dụng cần có độ chính xác cao. Chi tiết về đầu dò nhấp nháy sẽ được trình bày kỹ hơn
CHƯƠNG 2: ĐẦU DỊ NHẤP NHÁY NaI(Tl)
Chương này sẽ tìm hiểu kỹ về đặc điểm, cấu tạo, nguyên tắc của đầu dò nhấp nháy, đặc biệt là đầu dò nhấp nháy NaI(Tl). Đồng thời đánh giá những
yếu tố ảnh hưởng tới kết quả đo sử dụng đầu dò này.
2.1. Đầu dò nhấp nháy
Khi bức xạ hạt nhân đi vào thể tích của bản nhấp nháy sẽ kích thích
ngun tử của mơi trường vật chất, khi các nguyên tử và phân tử của bản nhấp nháy trở về trạng thái cơ bản sẽ phát ra các photon ánh sáng có bước sóng từ 3000 – 4000A0.
Để có thể thu nhận được những photon ánh sáng này, ta phải dùng các ống nhân quang điện để biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện và khuếch đại nó lên. Tuy nhiên, q trình bị kích thích và phát photon ánh sáng của bản
nhấp nháy rất nhanh vì vậy để thu được các photon ánh sáng này thì đầu dị
nhấp nháy phải có khả năng tác động nhanh. Do đó, người ta dùng ống nhân quang điện đặt sát vào bản nhấp nháy sao cho sự truyền ánh sáng là tốt nhất.
Như vậy, tinh thể nhấp nháy là phần quan trọng nhất của đầu dị nhấp nháy. Nó quyết định dải đo, hiệu suất đo, cũng như độ chính xác của đầu dò. Hiện nay, người ta sử dụng rất nhiều các chất khác nhau để làm đầu dò. Tuy
nhiên, về bản chất ta có thể chia các chất này thành: chất nhấp nháy hữu cơ và chất nhấp nháy vô cơ [10].