Lý luận phân vùng cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái nông lâm nghiệp bền vững huyện tuy đức, tỉnh đắc nông (Trang 26 - 29)

6. Cấu trúc luận án

1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho xác lập mơ hình kinh tế sinh

1.2.3. Lý luận phân vùng cảnh quan

Phân vùng là một nhiệm vụ quan trọng của ĐLTN cho mỗi vùng lãnh thổ nhất định. Phân vùng CQ phản ánh một cách có hệ thống, có quy luật đặc điểm các ĐKTN, TNTN của mỗi vùng được phân chia. Mỗi vùng CQ đều có đặc tính tồn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại của các thành phần cấu tạo và các q trình địa lí. Do đó, khi phân vùng CQ thì đặc điểm cần quan tâm đầu tiên chính là sự tồn vẹn lãnh thổ và mức độ tương đồng về chất sẽ trở thành thứ yếu. Việc phân vùng cho phép vạch ra các khu vực lãnh thổ có tính chất đồng nhất tương đối về ĐKTN, TNTN, đặc điểm nhân văn và mức độ khai thác, sử dụng lãnh thổ. Đây chính là cơ sở khoa học để đưa ra các định hướng sử dụng mang tính chất tổng hợp và lâu dài cho các lãnh thổ, hướng tới việc tổ chức lãnh thổ cho mục đích PTBV.

Đặc trưng của các đơn vị tổng hợp TN

Đặc điểm sinh thái cơng trình, đặc trưng kĩ thuật – công nghiệp của các ngành sản xuất

Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên và

bảo vệ môi trường

Đánh giá tổng hợp

Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp TN đối với các mục tiêu thực tiễn cụ thể

Trên cơ sở phân vùng CQ, luận văn sẽ tiến hành định hướng sử dụng lãnh thổ theo các tiểu vùng CQ để thể hiện rõ và toàn diện hơn các kết quả đánh giá các CQ cho từng mục đích riêng lẻ trong mối quan hệ chặt chẽ về lãnh thổ, nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho các tiểu vùng và giữa các tiểu vùng với nhau. Vì vậy, có thể nói phân vùng CQ có vai trị to lớn trong việc sử dụng hiệu quả các lãnh thổ, nó là cơ sở khoa học vững chắc để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn khác nhau.

1.2.3.1. Nguyên tắc phân vùng cảnh quan

Phân vùng cảnh (CQ) huyện Tuy Đức được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc khách quan: Ngun tắc khách quan đó chính là sự nhận thức về sự tồn tại khách quan của các đơn vị địa tổng thể không phụ thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên khi tiến hành phân vùng CQ thì việc phát hiện và vạch ra hệ thống các đơn vị phân vùng phải là sự phản ánh các quy luật phân hóa khách quan của tự nhiên và hệ thống này khơng phụ thuộc vào mục đích và nhiệm vụ của việc phân vùng ứng dụng. Dựa vào nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính chính xác, tính khoa học trong lựa chọn chỉ tiêu các cấp phân vị, trong việc phát hiện và khoanh ranh giới các vùng, tránh được tính chủ quan, sự tùy tiện trong phân vùng CQ.

* Nguyên tắc phát sinh: Theo nguyên tắc phát sinh, việc phân tích các đơn vị CQ sẽ làm sáng tỏ những vấn đề quan trọng về mặt tương đồng trong phát sinh và phát triển lãnh thổ. Cho nên khi tiến hành phân vùng CQ một lãnh thổ cần phải phân chia những đơn vị lãnh thổ này theo những đặc điểm bề ngoài giống nhau của các CQ, đồng thời cũng phải có chung một nguồn gốc phát sinh và phát triển.

* Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Tính đồng nhất tương đối của tổng thể các thành phần tự nhiên là đặc điểm đặc thù của các đơn vị phân vùng CQ, cho phép phân biệt các đơn vị phân vùng tổng hợp với các đơn vị phân vùng bộ phận. Nguyên tắc này cho thấy các vùng CQ vừa thống nhất, lại vừa có sự phân hóa phức tạp: thống nhất trên cơ sở một số chỉ tiêu nhất định đặc trưng cho các mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần cấu tạo nên địa tổng thể, nhưng đồng thời vẫn có sự

phân hóa nội bộ khiến cho mỗi đơn vị địa tổng thể lại có sự phân chia ra những địa tổng thể cấp thấp hơn (theo cách tiến hành từ trên xuống), cũng như có thể ghép một số đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn (theo cách tiến hành từ dưới lên).

* Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ: Nguyên tắc này đảm bảo cho vùng/ tiểu vùng được phân chia có khoanh vi khép kín, tất cả các tiểu vùng phải được nằm trong ranh giới của vùng. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của phân vùng CQ là sự phân chia những cá thể không lặp lại trong không gian, thời gian và không thể bao gồm những bộ phận phân cách nhau về mặt lãnh thổ. Vì vậy, nguyên tắc cùng chung một lãnh thổ là dấu hiệu quan trọng nói lên sự khác nhau cơ bản giữa các đơn vị phân vùng và các đơn vị phân kiểu của bất kì một lãnh thổ nào.

1.2.3.2. Phương pháp phân vùng cảnh quan

* Phương pháp phân tích nhân tố trội: Trong địa lí học, các nhà nghiên cứu thường áp dụng rất nhiều phương pháp phân vùng song phương pháp phân tích yếu tố trội là một trong các phương pháp quan trọng nhất. Bởi nó cho phép dễ dàng phát hiện các tiểu vùng. Nhân tố trội được sử dụng chính trong phân vùng CQ huyện Tuy Đức là nhân tố địa hình. Nhân tố này vừa phản ánh được đặc điểm hình thành và phân bố của các yếu tố kiến tạo, vừa tạo ra sự phân hóa khơng gian sâu sắc về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và sinh vật trong lãnh thổ nghiên cứu.

* Phương pháp phân tích các bản đồ thành phần: Phương pháp này giúp chúng ta tìm ra và phân tích hàng loạt các mối quan hệ gắn kết, tác động qua lại giữa các thành phần cấu tạo nên vùng CQ, thấy được sự đồng nhất tương đối về nguồn gốc phát sinh, phát triển giữa chúng để thống nhất chúng vào thành một vùng CQ hồn chỉnh. Do đó, phương pháp phân tích các bản đồ thành phần làm cho phân vùng ĐLTN dù có theo một yếu tố trội nào cũng khơng thể biến thành phân vùng riêng cho yếu tố đó. Áp dụng phương pháp này trong đề tài là khi phân chia các tiểu vùng CQ của huyện Tuy Đức, đề tài không chỉ dựa vào yếu tố trội là yếu tố địa hình mà cịn căn cứ vào sự tương đồng về nguồn gốc và đặc điểm của các yếu tố tự nhiên khác như địa chất - địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật trên cùng một đơn vị lãnh thổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái nông lâm nghiệp bền vững huyện tuy đức, tỉnh đắc nông (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)