Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái nông lâm nghiệp bền vững huyện tuy đức, tỉnh đắc nông (Trang 44 - 46)

6. Cấu trúc luận án

1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho xác lập mơ hình kinh tế sinh

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

1.3.1.1. Quan điểm tổng hợp

Nghiên cứu CQ trên một lãnh thổ là nghiên cứu các nhân tố thành tạo cảnh quan, cấu trúc, chức năng và động lực phát triển của thể tổng hợp lãnh thổ đó, vì vậy, cần được tiếp cận trên quan điểm tổng hợp. Quan điểm này được vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, ĐGCQ, từ xem xét mối quan hệ tương tác giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT-XH hình thành các đơn vị CQ trên lãnh thổ; đến xác định mối quan hệ giữa các đơn vị CQ trên lãnh thổ nghiên cứu và giữa lãnh thổ nghiên cứu với các lãnh thổ xung quanh. Quan điểm tổng hợp còn được vận dụng trong đánh giá tổng hợp các yếu tố CQ cho các mục đích ứng dụng thực tiễn, xem xét, lựa chọn các phương án tối ưu cho phân bố không gian sản xuất của các ngành kinh tế lựa chọn. Như vậy, có thể thấy quan điểm tổng hợp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, cho phép

giải quyết vấn đề một cách đa chiều, toàn diện. Đây là cơ sở quan trọng cho quy hoạch lãnh thổ, đề xuất các mơ hình kinh tế sinh thái bền vững.

1.3.1.2. Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học phổ biến và cơ bản trong tiếp cận mọi vấn đề, đặc biệt là trong nghiên cứu địa lý. Cơ sở của quan điểm này là mỗi một địa tổng thể bao gồm các bộ phận tạo thành một hệ thống thống nhất và hồn chỉnh, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại và phụ thuộc vào nhau tạo thành một hệ thống động lực hở, tự cân bằng và có trạng thái cân bằng động. Mỗi hệ thống vừa là một cấp đơn vị nhỏ của một hệ thống lớn hơn nó, nhưng đồng thời bên trong nó lại bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn. Giữa các hệ thống này ln có mối quan hệ theo chiều dọc và chiều ngang.

Theo quan điểm này, có thể thấy CQ lãnh thổ Tuy Đức là một bộ phận nhỏ trong CQ vùng Tây Nguyên và CQ cả nước do đó mang các đặc trưng chung của CQ Tây Nguyên và CQ Việt Nam. Mặt khác, kết quả phân tích các hợp phần và xem xét các điều kiện địa lí trong hệ thống cho phép làm sáng tỏ đặc điểm và sự phân hóa có quy luật của CQ lãnh thổ Tuy Đức thể hiện rõ ở các cấp phân vị trong phân loại và phân vùng CQ. Quan điểm hệ thống còn được vận dụng để nghiên cứu, phân tích, dự báo các mối quan hệ giữa các hợp phần CQ bởi chỉ cần một yếu tố CQ thay đổi sẽ kéo theo tồn bộ hệ thống thay đổi khơng chỉ về cấu trúc mà còn cả chức năng CQ. Đây là quan điểm quan trọng trong đánh giá CQ cho mục đích phát triển nơng, lâm nghiệp bền vững.

1.3.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mỗi thể tổng hợp lãnh thổ TN đều có q trình phát sinh, phát triển và biến đổi theo thời gian. Trong quá trình phát triển, do sự tác động của các yếu tố tự nhiên và con người làm cho các đặc trưng riêng của từng cảnh quan có thể bị thay đổi. Do vậy, việc vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh vào nghiên cứu cho phép xác định được nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, mức độ nhân tác trong quá khứ, nguyên nhân biến đổi hiện tại và dự báo xu thế phát triển tương lai của các CQ. Đây cũng là

cơ sở để đưa ra định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và không gian lãnh thổ cho huyện Tuy Đức.

1.3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là quan điểm xuyên suốt trong nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN cho phát triển KT-XH. Do đó, quan điểm PTBV được vận dụng trong quá trình đánh giá sự biến động của TNTN trên địa bàn nghiên cứu, xác định các vấn đề tài nguyên, môi trường nảy sinh trong khai thác lãnh thổ cho phát triển nơng, lâm nghiệp. Ngồi ra, trên quan điểm này, khi đề xuất các mơ hình phát triển NLN cũng như những kiến nghị khai thác tổng hợp tài ngun khơng chỉ nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, mà còn chú trọng đến ổn định xã hội, nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống của người dân, chú ý đến các vấn đề môi trường, hạn chế đến mức tối thiểu làm suy thối tài ngun và ơ nhiễm mơi trường, gia tăng nhạy cảm tai biến môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở địa lý phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái nông lâm nghiệp bền vững huyện tuy đức, tỉnh đắc nông (Trang 44 - 46)