Sự biến đổi cảnh quan nhân sinh huyệnÝ Yên, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 48)

2.4.1. Sự biến đổi của các cảnh quan nông nghiệp

CQ nông nghiệp ở khu vực chủ yếu là CQ lúa và hoa màu kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Đây là dạng CQ chính của khu vực, lúa trồng xen kẽ với cây hoa màu như ngô khoai và một số cây công nghiệp như lạc, đậu. Rau trồng xen kẽ với lúa và cây hoa màu nhưng tập trung chủ yếu ở một số xã như Yên Phú, Yên Lương, Yên Thắng…

Nuôi trồng thủy sản tại các ao hồ rải rác nơi dân cư sinh sống. Đây là khu vực ni cá nước ngọt theo hình thức cơng nghiệp như cá chép, cá mè, trắm cỏ. Dạng CQ này ln được duy trì và phát triển. Tuy nhiên diện tích dần bị thu hẹp từ 1383ha (2010) xuống còn 1352ha (2013), do sự phát triển của các đô thị, hệ thống giao thông, một số nhà máy công nghiệp, sự mở rộng của các làng nghề. Sản xuất nông nghiệp tại khu vực giúp đáp ứng nhu cầu địa phương và các khu vực xung quanh.

2.4.2. Sự biến đổi của các cảnh quan quần cƣ

CQ quần cư nông thôn là dạng CQ chính. Diện tích quần cư nơng thơn từ 5441 ha (2010) tăng lên đến 5623ha (2013), dân số từ 217.461 người tăng lên đến 226.461 người. Trước đây dân cư nơng thơn sống tập trung trong các xóm, làng. Hiện nay sự phân bố đã có nhiều thay đổi: Có sự di cư từ trong làng xã ra các địa điểm bám theo các trục giao thông của huyện, tỉnh, quốc lộ. Các đường giao thông xã cũng được nâng cấp, đổ nhựa hoặc bê tông cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế, kiến trúc nhà cửa quần cư nông thơn đã thay đổi hẳn, từ kiến trúc nhà ngói đã chuyển sang kiến trúc nhà cao tầng. Dân số ngày càng đông cũng đã tác động đến CQ quần cư nơng thơn, làm cho diện tích đất ở của các hộ gia đình dần bị thu hẹp.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng được mở rộng, nên trong CQ nông nghiệp đã xuất hiện các mơ hình trang trại, có những hộ gia đình có diện tích rộng

đã hình thành các gia trại. Hình thức trang trại thường được phát triển ở những cánh đồng trước đây trồng lúa, bây giờ được chuyển đổi để chăn nuôi.

CQ quần cư đơ thị cũng có nhiều biến đổi. Cụ thể, không gian các đô thị được mở rộng cùng với sự phát triển của mạng lưới giao thông: Thị trấn Lâm, Thị Tứ (Yên Thắng), Đống Cao (Yên Lộc), Bo (Yên Chính), Chợ Ải (Yên Nghĩa), đầu cầu non nước (Yên Bằng), Cát Đằng (Yên Tiến), Mụa (Yên Dương), Cầu Ngăm (Yên Mỹ) và trung tâm các xã. Diện tích đơ thị từ 288ha đã tăng lên đến 30ha (2013). Diện tích các đô thị vẫn tiếp tục được mở rộng cùng với sự nâng cấp của các tuyến giao thông như đường 57, đường 64, đường 12, quốc lộ 10. Tương lai khi dự án cầu Bến Mới hoàn thành, thúc đâỷ sự phát triển kinh tế của huyện, dự án nâng cấp Thị trấn Lâm lên thành thị xã của khu vực, Bo lên thành Thị trấn sẽ kéo theo sự mở rộng hơn nữa không gian đơ thị. CQ đơ thị thay đổi nhanh chóng. Diện tích các hộ dân cư ngày càng thu hẹp, đồng nghĩa với việc tăng mật độ dân số đô thị và biến đổi CQ đô thị. Các đô thị vừa mở rộng theo chiều rộng vừa phát triển theo chiều cao cùng với lượng nước thải và rác thải ngày càng tăng. Đây chính là những tác nhân gây ơ nhiễm môi trường tại khu vực.

2.4.3. Sự biến đổi của các cảnh quan công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Do khu vực nằm trong vùng đồng bằng với mật độ dân số cao nhất cả nước, sức ép của vấn đề việc làm đã tác động và làm biến đổi CQ. Điển hình đó là sự xuất hiện của nhà máy gạch tuynel (Yên Nghĩa), một số nhà máy may cơng nghiệp tại xã n Chính, n Phú, Yên Hưng… các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mở rộng về không gian sản xuất. Trước đây, diện tích là 172ha (2010) đã tăng lên là 186ha (2013). Dạng CQ này đã lấn chiếm diện tích đất nơng nghiệp.

2.4.4. Sự biến đổi của các cảnh quan rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi thứ sinh nhân tác nhân tác

Dạng CQ này tập trung tại các xã Yên Lợi, Yên Tân, hiện nay, vẫn được duy trì, chủ yếu là keo xen kẽ cây bụi, thảm cỏ. Tuy nhiên, chính quyền khơng có quy hoạch, do người dân tự trồng, tự bảo vệ nên dạng CQ này thay đổi tùy thuộc vào sự

khai thác của các hộ gia đình. Diện tích của CQ rừng trồng, thảm cỏ, cây bụi chiếm tỉ lệ nhỏ so với diện tích chung của tồn huyện từ 9ha (2010) đến nay đã tăng lên đến 9,2ha (2013).

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ MƠI TRƢỜNG NẢY SINH VÀ ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC CẢNH QUAN

HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

3.1. Hiện trạng môi trƣờng trong các cảnh quan nhân sinh khu vực huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

3.1.1. Khái quát hiện trạng môi trƣờng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

3.1.1.1. Mơi trường khơng khí

Các nguồn gây mơi trường khơng khí khu vực huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định bao gồm:

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gây

ơ nhiễm khơng khí lớn nhất, đặc biệt hoạt động đúc đồng ở Vạn Điểm (Thị trấn Lâm), đúc đồng ở Tống Xá (Yên Xá); sản xuất vật liệu xây dựng (Yên Nghĩa); chạm khắc gỗ ở Yên Ninh; sơn mài ở Yên Tiến. Hoạt động đúc đồng thải lượng khí thải lớn ra mơi trường khi các lị luyện kim loại hoạt động. Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất gạch Tuynel ở Yên Nghĩa), việc đốt cháy các lị than nung chín gạch gây ảnh hưởng khơng ít đến các khu vực lân cận. Hoạt động chạm khắc gỗ và sơn mài các loại sơn dầu, hóa chất cùng với việc ngâm các nguyên liệu, khi nguyên liệu thối gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Hoạt động giao thông đường bộ và xây dựng cơ sở hạ tầng: Hoạt động giao

thông đường bộ và xây dựng cơ sở hạ tầng: Các phương tiện giao thơng khi hoạt động thải một lượng khí thải vào mơi trường gây ảnh hưởng đến môi trường nhất là khu vực đường 57 (Qua Thị trấn Lâm), đường Quốc lộ 10 nối với tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Quốc lộ 10 với cường độ xe cộ lớn vừa gây ô nhiễm tiếng ồn, vừa gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí.

- Sinh hoạt: Một số nhà hàng ăn uống, chủ yếu tập trung ở khu vực Thị trấn Lâm, một số ở các thị tứ gây ô nhiễm bởi việc nướng các nguồn thực phẩm. Tuy không gây ô nhiễm trên diện rộng nhưng gây ô nhiễm cục bộ, ảnh hưởng tới sức

khỏe người dân về đường hơ hấp. Có những nhà hàng lớn ở khu vực Thị trấn Lâm dự trữ các súc vật để thịt, lượng phân thải ra cùng với không gian chật hẹp của cũi chuồng trại nên bốc mùi, gây khó chịu cho những nhà dân liền kề.

- Bãi rác: Kết quả khảo sát môi trường xung quanh một số bãi rác cho thấy

mơi trường khơng khí xung quanh khu vực bãi rác chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mùi, hàm lượng bụi và các khí độc phát sinh đo được đều vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn QCVN 05: 2013/BTNMT, QCVN 26: 2010/BTNMT. Nhiều bãi rác cịn mang tính chất tạm thời, chưa đạt tiêu chuẩn chôn lấp nên bốc mùi gây ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước khu vực xung quanh.

Vùng nghiên cứu có 12 bãi tập trung, trung chuyển rác thải ( Thị trấn Lâm, Yên Chính, Yên Thắng, Yên Khang, Yên Ninh, Yên Tiến, Yên Trung, Yên Khánh, Yên Tân, Yên Lợi, Yên Cường, Yên Lương) và 256 bãi chôn lấp tạm. Trong đó, khơng có bãi nào được xây dựng hợp tiêu chuẩn vệ sinh theo các công nghệ chôn lấp hiện đại, tất cả chỉ là các bãi rác tạm. Hầu hết các bãi rác này nằm gần khu dân cư, cách khu dân cư gần nhất 300 - 500m. Ngoài ra, nhiều điểm trung chuyển, điểm tập trung rác thải rắn chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, hoặc chưa có đủ phương tiện vệ sinh, hoặc thời gian, tần xuất thu gom chưa phù hợp gây ô nhiễm môi trường và chịu nhiều phản ảnh, kiến nghị của người dân.

3.1.1.2. Môi trường nước

Ơ nhiễm nước: là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước và ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người, vi sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người, vi sinh vật. Sự thay đổi này vượt ngưỡng cho phép thì sự ơ nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh cho người (Lưu Đức Hải, 2001).

Theo hiến chương Châu Âu: Ơ nhiễm mơi trường nước là sự biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, ni thủy sản, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni cũng như các lồi hoang dại (Paper JAAPU).

nhiều áp lực từ các hoạt động nhân sinh như hoạt động sinh hoạt của người dân 31 xã và thị trấn, các hoạt động đúc đồng, chạm khảm gỗ, các hoạt động nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu và nuôi trồng thủy sản ...

- Nguồn nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn

quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước vùng nghiên cứu.

Phần lớn lượng nước thải này chưa được xử lý và thải ra sông, ao, hồ, đầm... rồi đổ ra sông Đào và sông Đáy. Theo nghiên cứu, nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, chất lơ lửng và các chất hóa học, các chất tẩy rửa... Phần lớn các chất này không tồn tại lâu dài trong môi trường nước nhưng lại làm tăng hàm lượng BOD, COD, làm giảm DO, quá trình phân hủy tạo mùi hơi khó chịu khơng chỉ tác động đến mơi trường sống của sinh vật trong nước mà cịn ảnh hưởng đến sinh hoạt của chính người dân.

- Nguồn thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Các hoạt động tiểu thủ công

nghiệp là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm ô nhiễm môi trường nước. Các hoạt động này làm biến đổi chế độ thủy văn, chế độ dịng chảy, cung cấp bồi tích làm tăng độ đục, bồi lấp dòng chảy, đưa một số kim loại nặng và các chất độc hại vào môi trường nước... Việc sử dụng các giếng khoan, bơm hút nước từ các giếng khoan làm cạn kiệt, suy giảm trữ lượng nước ngầm và ô nhiễm tại một số điểm. Các giếng khoan hết nước không được tiếp tục sử dụng nhưng cũng khơng được lấp đúng qui trình là khe hở cho nguồn nước mặt bị ô nhiễm ngấm xuống, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

- Nguồn nước thải từ nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Ở các khu vực xã Yên Lợi, Yên Tân, trước đây, trên những đồi thấp là rừng tự nhiên. Hiện nay, rừng bị chặt phá, chỉ còn lại là những cây gỗ nhỏ, xen lẫn cây bụi và trảng cỏ phân bố ở đỉnh và sườn đồi dốc. Dưới chân đồi là những vạt rừng tự nhiên do con người trồng, khơng có ai quản lí. Vì vậy, khả năng bảo vệ đất, chống xói mịn thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dịng chảy. Xói mịn đất làm tăng độ đục của mơi trường nước, bồi lấp dịng chảy...

Hoạt động nông nghiệp với việc sử dụng các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước lớn bởi phần lớn nước thải từ đầm nuôi hiện chưa qua xử lý mà được thải trực tiếp ra ngoài mang theo mầm bệnh và các chất hữu cơ, các chất lơ lửng khác.

3.1.1.3. Môi trường đất

Ơ nhiễm mơi trường đất là q trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ơ nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng khơng có lợi, mất khả năng đáp ứng cho nhu cầu sống của con người.

Môi trường đất tại khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm chủ yếu do hoạt động tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nơng nghiệp gây ra. Ngồi ra, hiện tượng suy thoái và xói mịn đất, làm mất nhiều chất dinh dưỡng trong đất diễn ra tại các khu vực khai thác đất để làm gạch hoặc san lấp các cơng trình xây dựng và canh tác nơng nghiệp.

- Hoạt động làm biến đổi địa hình và CQ: Những biến đổi nhiều nhất diễn ra

chủ yếu ở những khu vực có khai thác đất ở khu vực núi Già (Yên Bình), núi Phương Nhi (Yên Lợi). Khai thác đất, không theo thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt, khơng thực hiện hồn nguyên môi trường nên phần lớn đã phá vỡ CQ, thảm thực vật, hố đất, mỏm đá nham nhở...

- Xói mịn, rửa trơi và sạt lở đất: Hiện tượng xói mịn, rãnh xói và trượt lở xảy ra rất phổ biến tại các khu vực khai thác đất, trên các tuyến đường vận chuyển. Đây là những nguy cơ đe doạ gây nên xói mịn sạt lở đất, làm ảnh hưởng đến đời sống, hoa màu của nhân dân. Trên các tuyến đường vận chuyển, đất đá bị vương vãi gây khó khăn cho các hoạt động giao thông.

3.1.1.4. Môi trường rác thải rắn

a. Một số khái niệm về chất thải rắn sử dụng trong luận văn

Theo Đặng Kim Chi (2002), chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.

Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Cục bảo vệ môi trường Việt Nam thì chất thải rắn (hay cịn gọi là rác thải rắn) là chất thải khơng ở dạng lỏng, khơng hồ tan được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, y tế, công nghiệp… Chất thải rắn cịn bao gồm bùn cặn, phế phẩm trong nơng nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ.

* Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người bao gồm thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre gỗ, vải giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả, vỏ hộp kim loại, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo…(Nguyễn Thế Chinh, 2003).

* Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất

công nghiệp, làng nghề, kinh doanh dịch vụ hoặc các hoạt động khác.

* Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như rơm, rạ, bao bì phân bón, thuốc trừ sâu…

* Chất thải rắn y tế: là những vật phẩm, bệnh phẩm, các loại hóa chất… sinh

ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện, trung tâm y tế, bao gồm hầu hết tất cả những loại dụng cụ, thiết bị và thuốc men dùng trong y tế như: bông, gạc, ống tiêm, chất thải từ các bệnh nhân có thể lây nhiễm…

* Chất thải rắn nguy hại: là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có một

trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.

* Chất thải rắn không gây nguy hại: Chất thải rắn không gây nguy hại có khả năng phân huỷ tự nhiên theo thời gian, bao gồm chất thải sinh hoạt gia đình, chất thải từ các nơi công cộng, chất thải văn phòng, khách sạn, nhà hàng, ăn uống, phế thải sản xuất không nằm trong danh mục chất thải nguy hại từ các ngành công nghiệp, bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước phế thải nhựa tổng hợp, bùn thải ra từ hệ thống xử lý bụi, tro xỉ không chứa các chất nguy hại sinh ra từ quá trình đổ chất thải, tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu.

b. Hiện trạng môi trường chất thải rắn: * Thị trấn Lâm

Tại khu vực, rác thải rắn chủ yếu phát sinh từ chợ, các khu quanh trường học, công sở, các hộ gia đình và các làng nghề. Thành phần gồm chất thải hữu cơ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)