Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tro bay từ nhiệt điện phục vụ cải tạo đất (Trang 37 - 40)

1.5. Ảnh hƣởng của trobay tới đất và năng suất cây trồng

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu sử dụng tro bay từ các nhà máy nhiệt điện đốt than cho mục đích cải tạo đất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc ở Việt Nam còn rất hạn chế.

Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Sơn, Trần Công Tấu (2001) cho thấy, chuyển hóa tro bay thành sản phẩm chứa zeolit có thể dùng để cải tạo đất, chống chua, khô cằn và bạc màu, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm, bảo quản một số nông sản sau khi thu hoạch, làm chất vi lƣợng trong thức ăn gia súc để tăng sức đề kháng và chống bệnh tật, tẩy uế chuồng trại.

Một số tác giả trong nƣớc cũng nghiên cứu sử dụng tro bay trong lĩnh vực xử lý các chất ô nhiễm môi trƣờng. Nguyễn Văn Nội (2002) và Nguyễn Văn Nội và cs. (2005) đã nghiên cứu khả năng xử lý các chất ô nhiễm nƣớc bằng phƣơng pháp hấp phụ sử dụng tro bay. Tuy nhiên, do khả năng hấp phụ kim loại nặng của tro bay không cao, một số cơng trình đã nghiên cứu biến tính tro bay, chủ yếu là chuyển

hóa thành zeolit bằng cách trộn với xút rắn và nung ở nhiệt độ cao, khoảng 500- 600oC. Trên thực tế, các nghiên cứu về tái sử dụng tro bay làm vật liệu hấp phụ ở nƣớc ta vẫn cịn rất ít. Trong đó đáng kể nhất là cơng bố của Nguyễn Đức Chuy và cs. (2011) đã nghiên cứu chuyển hóa tro bay Phả Lại thành dạng zeolit định hƣớng xử lý chất thải gây ô nhiễm [1].

Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hải, Lê Văn Thiện (2007) cho thấy, tro bay của nhà máy nhiệt điện ng Bí có pH trung tính đến kiềm yếu, tỷ trọng nhỏ hơn đất, cấp hạt mịn, chứa nhiều nguyên tố cần thiết cho dinh dƣỡng cây trồng nhƣ Ca, Mg và K, Si... có thể dùng làm chất cải tạo đất và khi bón vào đất phù sa Sơng Hồng đã cải thiện một số tính chất lý, hóa học của đất tốt hơn và làm tăng năng suất cây rau lên 6-24% [2].

Theo kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sử dụng tro bay từ nhà máy

nhiệt điện đốt than phục vụ cải tạo đất xám bạc màu tại Ba Vì, Hà Nội” của Lê

Văn Thiện cho thấy, bón tro bay vào đất làm tăng cấp hạt sét của đất và tăng tỷ lệ thuận với lƣợng tro bay bón vào đất (tỷ lệ cấp hạt sét của đất đã tăng từ 4,05% ở đối chứng lên đến 17,6% ở cơng thức bón 25% tro bay sau 74 ngày đối với đất không trồng cây); pHKCl đất tăng ở tất cả các cơng thức bón tro bay, đạt 7,35 ở cơng thức bón 25% tro bay so với đối chứng là 4,80; kali và phốtpho dễ tiêu và tổng số tăng tỷ lệ thuận với lƣợng tro bón vào đất, đặc biệt là kali tổng số đạt mức giàu và kali dễ tiêu đạt mức trung bình so với đối chứng là mức nghèo. Tro bay bón cho đất cũng giúp tăng khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây lạc: ở các cơng thức bón 5; 10 và 15% tro bay cho thấy hiệu quả tốt nhất về sinh trƣởng của cây lạc so với đối chứng, tuy nhiên ở mức bón 20% và 25% tro cây lạc có dấu hiệu cịi cọc, chậm phát triển (Lê Văn Thiện và cs., 2012).

Nhƣ đã biết trình bày ở trên, tro bay nói chung có một số ảnh hƣởng có lợi nhƣ:

- Cải thiện kết cấu đất;

- Giảm dung trọng của đất;

- Tối ƣu hóa pH;

- Tăng khả năng đệm của đất;

- Cải thiện khả năng thơng khí, thấm lọc và giữ nƣớc trong vùng đất đƣợc bón;

- Cung cấp các nguyên tố dinh dƣỡng đa lƣợng nhƣ K, P, Ca, Mg…;

- Cung cấp chất dinh dƣỡng vi lƣợng nhƣ Fe, Zn, Cu, Mo, B…;

- Giảm tiêu thụ các chất cải tạo đất (phân bón, vơi);

- Có thể đƣợc sử dụng cho mục đích kháng cơn trùng; và giảm tính linh động các kim loại trong đất.

Có thể thấy, tro bay có độ mịn cao, khả năng hấp phụ trao đổi rất tốt, tỷ diện cao nên có khả năng sử dụng trong nơng nghiệp nhƣ là một loại phân bón, chất cải tạo đất và có khả năng cải thiện một số tính chất đất nhƣ dung tích hấp phụ, khả năng giữ nƣớc, thay đổi thành phần cơ giới đất, xử lý đất ơ nhiễm kim loại nặng, hố chất bảo vệ thực vật, cải thiện các tính chất đất xám bạc màu với các tính chất đất chua, nghèo dinh dƣỡng, khả năng giữ ẩm kém… đặc biệt là đất cát nghèo dinh dƣỡng ven biển miền Trung Việt Nam. Đây là hƣớng nghiên cứu rất khả thi và sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và mơi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tro bay từ nhiệt điện phục vụ cải tạo đất (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)