Nhiệt điện Phả Lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tro bay từ nhiệt điện phục vụ cải tạo đất (Trang 46 - 48)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng môi trƣờng và thực trạng trobay tại một số nhà máy nhiệt điện

3.1.1. Nhiệt điện Phả Lại

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại có tiền thân là Nhà máy nhiệt điện

Phả Lại, là một Công ty chuyên sản xuất Điện năng từnhiên liệu than thiên nhiên. Công ty thuộc địa phận thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng, cách thủ đơ Hà Nội 56 km về phía Đơng Bắc, sát góc phía Bắc đƣờng 18 và tả ngạn sơng Thái Bình. Cơng ty đƣợc khởi công xây dựng ngày 17/05/1980 với công suất 440MW, gồm 4 tổ tua bin máy phát và 8 lò hơi theo khối hai lò - một máy, mỗi máy 110MW. Công ty Nhiệt điện Phả Lại có nhà máy điện lớn nhất trong hệ thống điện miền Bắc lúc bấy giờ, có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao. Các tổ máy của nhiệt điện Phả Lại lần lƣợt vào vận hành đã đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trƣởng phụ tải mạnh trong thập kỷ 80. Từ năm 1989 đến 1993, sản lƣợng điện của nhà máy giảm dần do các tổ máy của nhà máy thuỷ điện Hồ Bình lần lƣợt hồ vào lƣới điện miền Bắc. Từ năm 1994, khi có đƣờng dây500kV Bắc Nam, thống nhất hệ thống điện trong cả nƣớc, nhà máy nhiệt điện Phả Lại đƣợc tăng cƣờng khai thác.

Ngày 8/6/1998 Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 đƣợc khởi cơng xây dựng trên mặt bằng cịn lại của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 có tổng cơng suất 600 MW gồm 2 tổ máy mỗi tổ có cơng suất 300 MW, sản lƣợng điện hàng năm 3,68 tỷ kWh; lƣợng than tiêu thụ 1,6 triệu tấn/năm; tổ máy 1 vận hành vào đầu năm 2001 và hồn thành cơng trình vào q 3 năm 2001. Phả Lại 2 là nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam với thiết bị hiện đại đƣợc thiết kế và xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ mơi trƣờng. Khi hồn thành, nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 cùng với nhà máy Nhiệt điện Phả Lại sẽ tăng cƣờng đáng kể công suất của hệ thống điện Việt Nam đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng, đẩy mạnh chƣơng trình điện khí hố tồn quốc.

Những năm 90 của thế kỷ trƣớc, 4 tổ máy thuộc dây chuyền 1 phải vận hành liên tục hết công suất để cấp điện cho lƣới quốc gia khi đó đang thiếu hụt năng

lƣợng nghiêm trọng. Công việc bảo dƣỡng và sửa chữa, đặc biệt là sửa chữa lớn, không đƣợc thực hiện đầy đủ đã dẫn đến sự xuống cấp của các thiết bị. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện của 8 lò hơi sau hơn chục năm vận hành khơng nằm ngồi tình trạng chung kể trên: các tấm trƣờng và thanh gai mòn và chạm chập, các biến áp trƣờng và hệ thống điều khiển cũ nát…dẫn đến hiệu suất lọc bụi giảm xuống thấp. Và kết quả là bụi tn ra mù mịt trong và ngồi nhà máy. Báo Kinh tế Việt Nam & Thế giới năm 1999 đã đăng bài với hàng tít lớn “ Điện Phả Lại: Khi nào mới hết gây ô nhiễm” hoặc “Tín hiệu ơ nhiễm mơi trƣờng phát đi từ Phả Lại”. Tình trạng khiếu nại và địi bồi thƣờng thiệt hại do ơ nhiễm bụi khói từ nhà máy của nhân dân các tỉnh xung quanh hết sức bức xúc, đặc biệt là nhân dân thuộc tỉnh Bắc Ninh. Tháng 3/1999, công ty điện lực Việt Nam, nhà máy Nhiệt điện Phả Lại và đại diện UBND huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh đã họp và thống nhất hỗ trợ cho 3 xã Đức Long, Châu Phong và Phù Lãng mỗi xã 300 triệu đồng.

Hệ thống xử lý nƣớc thải nhiễm dầu và nƣớc thải sinh hoạt của dây chuyền 1 cho đến năm 2000 vẫn chƣa đƣợc xây dựng xong và chƣa đƣa vào vận hành, nên toàn bộ nƣớc nhiễm dầu và nƣớc sinh hoạt đều thải trực tiếp ra môi trƣờng.

Việc để khói bụi mù mịt và xả nƣớc chƣa xử lý đã đƣa nhà máy Nhiệt điện Phả Lại vào danh sách các cơ sỏ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng của Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 nảm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Để giảm thiểu bụi trong khói thải, cơng ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã tiến hành thay mới 8 bộ lọc bụi tĩnh điện của dây chuyền 1 (cả phần cơ và phần điện) theo phƣơng thức đấu thầu quốc tế. Công việc tiến hành từ 1998 với lọc bụi tĩnh điện lò 3A và kết thúc năm 2007 với lọc bụi tĩnh điện lị 4A. Kinh phí đầu tƣ cho việc thay mới 1 bộ lọc bụi tĩnh điện khoảng 14 tỷ đồng Việt Nam. Đồng thời xây dựng, hoàn thiện và đƣa vào vận hành trạm xử lý nƣớc thải nhiễm dầu dây chuyền 1 từ tháng 4/2002. Kinh phí đầu tƣ khoảng 3 tỷ đồng. Lƣợng dầu trong nƣớc thải nhỏ hơn 1 mg/l, đảm bảo TCVN. Xây dựng trạm xử lý nƣớc thải sinh hoạt dây chuyền I, hoàn tất và đƣa vào vận hành năm 12/2007. Chất lƣợng nƣớc thải đạt loại B. Kinh phí tồn bộ 9 tỷ đồng.

Việc đại tu, trung tu và tiểu tu các khối Lò - Máy và các thiết bị phụ của cả 2 dây chuyền đƣợc thực hiện theo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, giảm thiểu ô nhiễm và đảm bảo các thông số mơi trƣờng.

Vận hành tốt các lị hơi và các thiết bị phụ. Đặc biệt các lọc bụi tĩnh điện với hiệu suất làm việc đạt trên 99,2 %. Đảm bảo nồng độ bụi trong khơng khí ở các khu vực xung quanh nhà máy luôn dƣới tiêu chuẩn của nhà nƣớc (0,3 mg/m3N).

Để giảm lƣợng bụi than phát tán vào môi trƣờng, Công ty đã trồng thêm cây xanh và thảm cỏ ở các khu vực đất trống trong cơng ty làm hàng rào chắn gió, chắn bụi và tạo cảnh quan xanh sạch đẹp.

Công ty cùng UBND thị trấn Phả Lại quản lý tốt hai hồ xỉ nhằm giảm lƣợng bụi phát tán vào môi trƣờng, đảm bảo nồng độ bụi trong khơng khí thấp hơn tiêu chuẩn. Cơng tác kiểm sốt ơ nhiễm tiến hành 2 đợt trong một năm dƣới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc địa phƣơng và tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Với những cố gắng bền bỉ trong nhiều năm, đặc biệt là 5 năm gần đây, công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại ln hồn thành tốt nhiệm vụ sản xuất điện và bảo vệ môi trƣờng. Qua số liệu khảo sát môi trƣờng 5 năm gần đây các chỉ số môi trƣờng trong và ngồi cơng ty nằm trong giới hạn cho phép. Nồng độ bụi và hơi khí độc ở huyện Chí Linh và Nam Sách (tỉnh Hải Dƣơng), huyện Gia Bình và Lƣơng Tài (tỉnh Bắc Ninh) và huyện Yên Dũng (Tỉnh Bắc Giang) thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tro bay từ nhiệt điện phục vụ cải tạo đất (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)