Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã tản lĩnh, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 29 - 37)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Xã Tản Lĩnh là một trong 31 xã của huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện 14km, cách trung tâm thị xã Sơn Tây 12km, cách Hà Nội và thị xã Hà Đông 50km, với tuyến giao thơng chính là đƣờng tỉnh lộ 87A. Theo địa giới hành chính, xã Tản Lĩnh giáp với các xã sau:

- Phía Bắc giáp xã Cẩm Lĩnh và xã Thụy An. - Phía Nam giáp xã Vân Hịa.

- Phía Đơng giáp Thị xã Sơn Tây. - Phía Tây giáp xã Ba Vì và xã Ba Trại.

Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thích hợp với phát triển du lịch sinh thái và thuận lợi cho phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn ni bị sữa với tiền đề là những trung tâm nghiên cứu đƣợc xây dựng từ những năm 1970 nhƣ Trung tâm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, mà trong phần tiếp theo sẽ có những mơ tả, phân tích cụ thể về điều kiện địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật.

*Đặc điểm địa hình

Địa hình khu vực xã Tản Lĩnh có xu hƣớng thấp dần từ Tây sang Đông. Tản Lĩnh nằm ở chân núi Ba Vì, trong dải trung du đặc biệt giữa một khối núi đƣợc hình thành do nâng tân kiến tạo dạng vòm – khối tảng với đỉnh Tản Viên có độ cao 1200m, chuyển rất nhanh xuống đồng bằng trũng Hà Nội cao xấp xỉ 10m qua dải chuyển tiếp nghiêng thoải và đều với địa hình đồi và đồng bằng đồi cao từ 15 – 35 – 40m[2].Do điều kiện địa chất, địa hình ảnh hƣởng đến khí hậu vùng núi thấp Ba Vì nên khí hậu ở khu vực này khá mát mẻ, và địa hình có nhiều bề mặt san bằng trên núi ở những độ cao khác nhau đã tạo ra cảnh quan sinh thái thuận lợi cho phát triển

du lịch nghỉ dƣỡng. Đồng thời hệ thống suối trong vùng bị chi phối bởi cấu trúc địa chất cũng tạo ra rất nhiều thác nƣớc đẹp và tạo điều kiện xây dựng các hồ chứa nƣớcvừa có giá trị trong sản xuất nơng nghiệp, vừa có giá trị trong du lịch sinh thái nhƣ hồ Suối Hai, hồ Tiên Sa…thu hút đơng đảo khách du lịch trong và ngồi nƣớc đến tham quan, nghỉ ngơi.

Khu vực Tản Lĩnh về mặt nguồn gốc hình thái địa hình bao gồm các kiểu địa hình do bóc mịn tổng hợp; địa hình sƣờn và địa hình dịng chảy [2].

- Địa hình do bóc mịn tổng hợp: bao gồm các di tích của các bề mặt san bằng phân bố ở thôn Cua Chuở độ cao khoảng 200m.

- Địa hình sƣờn: Bao gồm sƣờn bóc mịn trọng lực dốc trên 300 phát triển rộng rãi trên các thành tạo magma phun trào ryolit, tracchyt porphur… của hệ tầng Viên Nam phân bố ở phía Tây và Tây Nam xã Tản Lĩnh khu vực thôn Bát Đầm, Cua Chu nằm giữa các bề mặt tích tụ aluvi – coluvi – deluvi. Sƣờn bóc mịn tổng hợp dốc 20 – 300 có diện tích hẹp nằm xen kẽ giữa các bề mặt tích tụ hỗn hợp sơng – sƣờn tích – lũ tích hiện đại và các bề mặt thềm tích tụ bậc II ở độ cao 20 – 40m, chủ yếu phân bố ở thơn Ké Mới, xã Tản Lĩnh, hình thành trên các đá mẹ thuộc hệ tầng Viên Nam.

- Địa hình dịng chảy: Hệ thống sơng suối trong khu vực nghiên cứu khá dày, do đó địa hình dịng chảy khá phong phú, bao gồm: các bề mặt thềm bậc II, lịng sơng hiện đại, các bề mặt tích tụ hỗn hợp sơng – sƣờn tích – lũ tích hiện đại, bề mặt tích tụ coluvi – deluvi.

+ Thềm tích tụ bậc II phân bố xen kẹp giữa các di tích bề mặt san bằng và lịng sơng hiện địa ở độ cao tƣơng đối của thềm là 20 – 40m. Thềm đƣợc cấu tạo bởi trầm tích bở rời gồm bột sét lẫn cát, cuội sỏi, sạn của hệ tầng Thái Bình và hệ tầng Hà Nội.

+ Lịng sơng hiện đại phân bố thành một dải hẹp dọc các sông suối chảy qua xã Tản Lĩnh.

+ Bề mặt tích tụ hỗn hợp sơng – sƣờn tích – lũ tích hiện đại phân bố rộng rãi dƣới chân sƣờn bóc mịn trọng lực. Bề mặt này nằm chủ yếu trên độ cao 35 – 60m, thành phần chủ yếu là sản phẩm phong hóa của đá magma axit hệ tầng Viên Namdo

q trình sƣờn tích đƣa xuống và phù sa cổ của sơng suối tích tụ đã hình thành nên đất thung lũng, đất dốc tụ và đất nâu vàng trên phù sa cổ là loại đất tốt phù hợp cho trồng trọt các loại nơng sản.

+ Bề mặt tích tụ coluvi – deluvi nằm ở độ cao trên 100m, phân bố ở phía Tây Nam của xã, là sản phẩm của q trình lở tích và sƣờn tích, vật liệu tích tụ hỗn độn không đồng nhất, hạt mịn, dăm, sạn, mảnh đá phong hóa.

*Chế độ khí hậu

Khu vực vùng núi Ba Vì nằm ở phía Tây đồng bằng châu thổ sông Hồng nên chịu sự ảnh hƣởng chủ yếu của khí hậu miền Bắc là nhiệt đới ẩm gió mùa: mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều; mùa đơng lạnh, ít mƣa.Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình mà khí hậu ở đây cũng bị chi phối có những nét đặc trƣng riêng mà các nhà địa lý đã gọi là “Đặc khu khí hậu Ba Vì”. Khí hậu vùng này có những nét độc đáo “nắng Sơn Tây, mây Ba vì ” với đặc trƣng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Trên nền đồng bằng thấp nhƣng địa hình núi Ba vì cao đón nắng gió từ nhiều phía, khí hậu khu vực có sự phân bố rõ rệt theo độ cao và phân hóa theo mùa: mùa đơng rất lạnh ít mƣa kéo dài từ tháng 11 cho đến tháng 3; mùa hè thì mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đăng Khôi [4], đặc trƣng nhiệt ẩm tại đây nhƣ sau:

-Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm ở Ba Vì tƣơng đối cao; trung bình là 240C. Về mùa đông, trong các tháng 12, 1, 2, nhiệt độ trung bình tháng giảm xuống dƣới 180C. Sự hạ thấp nhiệt độ mùa đông, kèm theo độ ẩm khơng khí xuống, độ bốc hơi của đất tăng lên do tác dụng của gió đã làm cho cây cỏ vừa bị rét vừa bị thiếu nƣớc, do đó tốc độ sinh trƣởng trong mùa đơng chậm hơn mùa hè nhiều.

- Chế độ mƣa và ẩm. Do ảnh hƣởng trực tiếp của các dãy núi có tác dụng chắn gió đối với các luồng gió mùa, nên lƣợng mƣa ở đây khá lớn và có xu hƣớng tăng nhanh khi càng gần núi. Núi Ba Vì khơng những có khí hậu đặc sắc (khí hậu núi cao) mà cịn gây tác dụng khơng nhỏ đến chế độ khí hậu và thủy văn của vùng lân cận. Những trận lũ đột xuất về mùa hè của các con suối xung quanh Ba Vì, và thƣợng lƣu sơng Tích là hậu quả trực tiếp và rõ rệt của tình hình mƣa lớn trên núi Ba Vì và vùng lân cận. Nếu ở lân cận đồng bằng lƣợng mƣa năm vào khoảng

1.800mm thì đến sát chân núi Ba Vì, lƣợng mƣa đã tăng lên đến 1.900 – 2.000mm và hơn nữa. Đó là những lƣợng mƣa thuộc loại lớn trên miền Bắc. Mƣa không rải đều suốt năm mà tập trung vào môt mùa, mùa mƣa, kéo dài, từ tháng 4 đến hết tháng 10. Bên cạnh mùa mƣa, là mùa ít mƣa, từ tháng 11 đến tháng 3. Lƣợng mƣa có sự phân hóa rõ rệt giữa hai mùa, nhƣng số ngày mƣa thay đổi không nhiều quá các tháng. Nếu trong các tháng giữa mùa mƣa, số ngày mƣa vào khoảng 13 -15 ngày thì tháng giữa mùa mƣa, số ngày mƣa cũng đạt tới 10 ngày, đó là chƣa kể những trƣờng hợp có mƣa nhỏ (mƣa phùn) với lƣợng mƣa khơng đo đƣợc, thƣờng xảy ra trong nhiều ngày liên tiếp vào thời kỳ cuối mùa ít mƣa. Số ngày có mƣa trong 5 tháng mùa ít mƣa cũng chiếm tới 24% tổng số ngày mƣa trong năm. Mùa ít mƣa khơng hồn tồn là mùa khơ vì trong những tháng đầu và cuối mùa vẫn có khả năng xẩy ra mƣa lớn. Cuối mùa là giai đoạn mƣa phùn ẩm ƣớt, lƣợng mƣa tăng dần và đặc biệt có nhiều ngày âm u, mƣa nhỏ, duy trì tình trạng ẩm ƣớt thƣờng xuyên.

* Chế độ thủy văn

Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thƣợng nguồn núi Ba Vì. Các suối lớn và dịng nhánh chảy theo hƣớng Bắc, Đông Bắc và đều phụ lƣu của sông Hồng. Về mùa khô các suối nhỏ thƣờng cạn kiệt. Các suối ở đây thƣờng xuyên cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân vùng đệm. Khu vực nghiên cứu có mạng lƣới dịng chảy mặt khá phong phú với một hệ thống các suối nhỏ chủ yếu bắt nguồn từ núi Ba Vì và có hệ thống rất nhiều hồ chứa nƣớc nhƣ hồ Suối Hai, hồ Tiên Sa, vừa có nhiệm vụ dự trữ nƣớc cung cấp cho đất sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân, đồng thời tạo nên không gian thắng cảnh tuyệt đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi vãn cảnh cho du khách. Trong đó, về dịng chảy mặt, suối ở đây ngắn, dốc phù hợp với địa hình và các cấu tạo của đất đá, tiết diện dọc của suối chƣa cân bằng. Về dòng chảy ngầm, nguồn nƣớc ngầm trong khu vực tƣơng đối dồi dào. Gƣơng nƣớc ngầm nông, thấy có vết lộ nƣớc nguồn ở giếng Tiên và giếng dân dùng cho sinh hoạt của nhân dân.

*Đặc điểm thổ nhưỡng

Tản Lĩnh nằm trong vùng đồng cỏ Ba Vì nên thổ nhƣỡng mang những đặc điểm chung mà tác giả Nguyễn Đăng Khôi [6] đã nêu nhƣ sau:

Đại bộ phận đất đồng cỏ là những đồi phù sa cổ, một ít diện tích cịn lại là những đồi phiến thạch sét. Các đồi phù sa cổ là thêm sông bậc 2, chúng đƣợc hình thành do sự nâng lên của các bãi cổ và các đáy sơng cổ. Cịn các đồi phiến thạch sét là các đồi bào mòn.

Loại đất đồng cỏ phù sa cổ hay thềm bậc 2 bao gồm những đồi thấp có độ cao từ 25m đến trên 60m. Ở vùng đồng cỏ Ba Vì, chúng tạo thành một dải lớn, một “đồng bằng đồi” chạy dài liên tục theo hƣớng Tây bắc - đông nam, từ Trung hà xuống tận Đồng Yên. Cấu trúc điển hình nhất và phổ biến nhất của loại đất này là: lớp trên cùng bao gồm cát pha màu xám, thành phần cơ giới nhẹ, cũng có nơi là sétpha màu vàng đỏ, dày trung bình 40 – 50 cm, nhƣng cũng có nơi dày hàng mét. Lớp thứ hai là lớp đá ong rắn chắc, lớp này dày 2- 3m, có nơi dày hơn hoặc mỏng hơn. Lớp thứ ba là lớp đá cuội lẫn cát sỏi vụn; cuội bao gồm nhiều loại khác nhau về kích thƣớc, độ mài trịn và thành phần thạch học; sự sắp xếp của chúng thƣờng theo thứ tự kích thƣớc: dƣới cùng là những đá tảng cỡ 40 -50cm, trên đó là cuội to chừng 20 -30cm, trên cùng là cuội to chừng 1- 2cm đến hàng chụccm, trái lại có nơi dày hàng chục mét. Dƣới lớp cuội là lớp sét màu loang lở, có lẽ là diệp thạch sét bị phong hóa, xen kẽ là các lớp diệp thạch ngậm than. Chiều dày tổng cộng của lớp phủ của thềm thƣờng dao động 3 -5cm.

* Sinh vật:

Thảm thực vật khá phong phú và đa dạng phân bố theo đai cao phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng và khí hậu. Hệ thực vật ở đây đều có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, trong đó đáng chú ý thực vật ở đây có rất nhiều loại quý nhƣ kim giao, thông đỏ, bách xanh (họ Long não 16 loài, họ cúc 14 loài, họ Thầu Dầu 12 lồi). Thủy sinh có tảo lục, tảo cánh thẳng, cánh nƣa, cánh úp…[2]

Từ đƣờng đồng mức 100m trở xuống là khu vực sƣờn, chân sƣờn núi thấp, đồi. Ngƣời dân tiến hành trồng và khai thác rừng sản xuất vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mịn đất, tạo cảnh quan sinh thái đồng thời tạo nguồn nguyên liệu phục vụ đời sống ngƣời dân.

Phân bố với diện tích rải rác nhỏ hẹp theo hộ gia đình là diện tích cây ăn quả với các loại cây trồng nhƣ vải, nhãn, bƣởi…, ngồi ra cịn có chè xanh và chè đắng trồng trong vƣờn nhà.

Động vật hoang dã : Động vật có vú có 45 lồi nhiều bộ (Gặm nhấm, Dơi, linh trƣởng). Động vật làm thuốc có 8 lồi (châu chấu, Bọ hung, Bọ ngựa, Sơn dƣơng, Tắc kè...). Ếch nhái có 15 lồi. Đã phát hiện đƣợc 552 lồi cơn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ. Trong đó có 7 lồi đƣợc ghi trong sách đỏ Việt nam đó là: Bọ ngựa xanh thƣờng, Cà cuống, Bƣớm khế, Ngài mặt trăng, Bƣớm rồng đuôi trắng, Bƣớm phƣợng Hêlen, Bƣớm đuôi kiếm [2].

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

* Dân số

Theo số liệu điều tra năm 2009, xã Tản Lĩnh tổng số dân là 10853 ngƣời, trong đó hơn 90% số dân thuộc dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc Mƣờng với 8682 lao động nông nghiệp, số lao động phi nông nghiệp là 2170 lao động làm các ngành nghề khác nhau nhƣ công nhân viên chức, tiểu thủ công nghiệp, du lịch – dịch vụ hay các lao động làm thuê tại các đô thị và vùng lân cận khác.

Do đặc thù của địa bàn nên mức tăng dân số của xã chủ yếu là gia tăng dân số tự nhiên, mặt khác khi tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân đƣợc nâng cao nên tốc độ tăng dân số của xã Tản Lĩnh đang có chiều hƣớng giảm: từ 1.6% năm 2000 còn 1.53% năm 2001 và năm2009 đạt 1.2%.

* Cơ cấu kinh tế

Là một xã bán sơn địa, trên địa bàn xã có những thuận lợi nhất định nhƣng cũng tồn tại khơng ít khó khăn về nhiều mặt, song dƣới sự chỉ đạo và cố gắng của các cấp các ngành cùng nhân dân trong xã, Tản Lĩnh đã xây dựng một nền kinh tế phát triển, tăng trƣởng nhanh, có nhiều thành tựu đáng kể: các chỉ tiêu kinh tế tăng ổn định, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của khu vực đƣợc thể hiện ở bảng 2.1.

Theo đó:

- Nơng nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã Tản Lĩnh, với thế mạnh trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm, nhất là chăn nuôi, chế

biến các sản phẩm từ sữa bò của địa phƣơng đang đƣợc đầu tƣ và phát triển tốt. - Phi nông nghiệp cũng có những thành tựu đáng kể, nhất là hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhƣ khai thác gỗ, làm gò hàn hay sản xuất phân đạm vi sinh đang phát triển nhanh. Ngành dịch vụ và du lịch phát triển khá nhanh với các nghề chính nhƣ vận tải hàng hóa, cung cấp vật liệu xây dựng, dịch vụ nhà hàng ăn uống, cung ứng vật tƣ nông nghiệp… đang ngày càng phát triển.

Bảng 2.1.Cơ cấu kinh tế các ngành của xã Tản Lĩnh

Hạng mục ĐVT Năm 2008 Năm 2009

1. Cơ cấu kinh tế % 100 100

- Nông nghiệp % 45 35,5

- Phi nông nghiệp % 55 64,5

2. Tổng sản lƣợng thực quy ra thóc Tấn 3985 3785,4 3. Bình quân lƣơng thực/ngƣời Kg/năm 370 274 4. Thu nhập bình quân/ngƣời Triệu/năm 5,228 6,425 5.Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới % 10,97 9,72

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Tản Lĩnh 2008– 2009 [7,8] * Cơ sở hạ tầng

Đồng thời với sự phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã đã từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây mới và nâng cấp.

Hệ thống giao thông của xã đã đƣợc đầu tƣ xây dựng mở rộng và làm mới nhƣ đƣờng 87A và đƣờng vào Ao Vua đƣợc trải nhựa với tổng chiều dài 12km; đƣờng vào Vƣờn quốc gia đƣợc đổ bê tông với chiều dài 2km; hệ thống giao thơng chính trong khu dân cƣ của xã nhƣ thơn Hát Giang, Đức Thịnh,… đƣợc mở rộng và đổ bê tông kiên cố đã nâng cao chất lƣợng đời sống cho nhân dân, đồng thời tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã tản lĩnh, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 29 - 37)