Biến động sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh giai đoạn 1993-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã tản lĩnh, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 45)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Biến động sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh giai đoạn 1993-2010

Tình hình tăng giảm diện tích đất khu vực xã Tản Lĩnh theo mục đích sử dụng đƣợc thể hiện qua bảng chu chuyển đất đai (bảng 2.3). Bảng thống kê các loại hình biến động sử dụng đất chính xảy ra trong giai đoạn năm 1993 - 2010 đƣợc trình bày trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Bảng biến động diện tích các loại hình sử dụng đất giai đoạn 1993-2010

Đơn vị: ha Biến động giai đoạn 1993 – 2005 Biến động giai đoạn 2005 – 2010 Biến động giai đoạn 1993 – 2010 Đất trồng lúa 316,9 -67,5 249,4 Đất trồng cây hàng năm khác - 662,3 22,8 -639,5 Đất trồng cây lâu năm 50,7 -39,2 11,5 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 30,3 2,2 32,5 Đất lâm nghiệp -30,4 -48,9 -79,3 Đất ở tại nông thôn 54,8 108 162,8 Đất chuyên dùng 58,2 44,7 102,9 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng 181,9 -22,2 159,7

Chú thích: (+): Tăng diện tích; (-): Giảm diện tích

Nguồn: Thống kê từ bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 1993 – 2005 và 2005 – 2010 sử dụng Arcgis desktop 10.0

- Giai đoạn 1993 - 2005

Đây là một giai đoạn dài (12 năm) nên diễn ra rất nhiều sự biến động đáng kể về diện tích cũng nhƣ mục đích sử dụng giữa các loại đất.

Trong giai đoạn này, diện tích khơng bị biến động chủ yếu là diện tích đất rừng đặc dụng thuộc quản lý của Vƣờn quốc gia Ba Vì và một phần rừng trồng sản xuất của ngƣời dân.

Hai loại hình có sự thay đổi diện tích lớn nhất trong thời kỳ này là đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Cụ thể:

 Diện tích đất trồng lúa có sự mở rộng lớn nhất, với diện tích năm 2005 tăng so với năm 1993 là 104,2%. Điều này thể hiện nhu cầu cần đáp ứng lƣơng thực cho sự gia tăng dân số trong xã cũng nhƣ bán lƣơng thực ra thị trƣờng của ngƣời dân.

 Diện tích đất trồng cây hàng năm khác có sự suy giảm rõ rệt trong giai đoạn này, với diện tích năm 2005 giảm tới 70,7% so với năm 1993.Diện tích đất này chủ yếu đƣợc chuyển sang mục đích sử dụng là đất trồng lúa và đất ở tại nông thôn. Điều này cũng phù hợp với thực tế gia tăng dân số tại đây.

Bên cạnh đó, đáng chú ý trong giai đoạn này là sự xuất hiện của loại hình đất cỏ dùng vào chăn nuôi. Tuy trƣớc năm 2005, theo kết quả thu thập và điều tra về kinh tế xã hội, loại hình này đã tồn tại nhƣng đến năm 2005, diện tích đất này mới xuất hiện thành tập trung thành các khu vựcvới tổng diện tích 30,3 ha. Trong đó, đất cỏ chủ yếu là cỏ voi phục vụ chăn ni bị sữa, chứng tỏ sự phát triển của ngành chăn ni này tại đây.

Ngồi ra, diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2005 tăng so với năm 1993 là 54,8%. Điều này phù hợp với tình hình thực tế làLuật đất đai năm 1993 đƣợc thi hành và có hiệu lực, trong đó các hộ nơng dân đƣợc giao quyền sử dụng đất lâu dài với cây lâu năm là 50 năm, giúp khuyến khích ngƣời dân yên tâm và mở rộng diện tích trồng trọt.

+ Đất phi nơng nghiệp:

Ba loại đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở, đất chuyên dùng và đất có mặt nƣớc chun dùng đều có sự gia tăng về diện tích trong giai đoạn 1993 – 2005:

Diện tích gia tăng lớn nhất trong năm 2005 so với năm 1993 là đất chuyên dùng, với diện tích đất gia tăng gấp tới 13 lần so với diện tích ban đầu năm 1993.

Trong đó, diện tích đất đƣợc mở rộng chủ yếu là hệ thống đƣờng giao thơng chính và một số cơ sở sản xuất kinh doanh trong xã, thể hiện sự xây dựng và cải thiện cơsở vật chất hạ tầng trong xã, phù hợp với xu hƣớng hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa tại nơng thơn nói chung.

Diện tích đất ở năm 2005 tăng so với năm 1993 là 8,5%, phù hợp với sự gia tăng dân số trong giai đoạn này.

Diện tích đất có mặt nƣớc chun dùng năm 2005 tăng 116,3% so với năm 1993, chủ yếu do sự mở rộng của hồ Suối Hai nhằm phục vụ mục đích du lịch sinh thái cho địa phƣơng.

- Giai đoạn 2005 – 2010:

Đây là khoảng thời gian ngắn so với giai đoạn trƣớc (5 năm) nên sự biến động diễn ra không nhiều và lớn nhƣ thời kỳ 1993 – 2005.

+ Đất nơng nghiệp:

Diện tích các loại hình sử dụng đất bị suy giảm năm 2010 so với năm 2005 là đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp, chủ yếu do sự chuyển đổi sang các loại hình phi nơng nghiệp nhƣ đất ở hay đất chuyên dùng nhằm mục đích cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng trong xã. Trong đó, sự suy giảm diễn ra cụ thể nhƣ sau:

 Diện tích đất trồng lúa năm 2010 giảm so với năm 2005 là 10,8%

 Diện tích đất trồng cây lâu năm 2010 giảm so với năm 2005 là 39,2%

 Diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 giảm so với năm 2005 là 48,9% Những diện tích đất nơng nghiệp cịn lại bao gồm đất trồng cây hàng năm khác và đất cỏ dùng vào chăn ni có sự gia tăng trong giai đoạn này, phù hợp với nhu cầu về phát triển sản xuất của ngƣời dân.

+ Đất phi nơng nghiệp:

Diện tích đất ở và đất chuyên dùng tiếp tục có sự gia tăng trong giai đoạn này. Trong đó, diện tích đất ở năm 2010 tăng so với năm 2005 là 15,5% và diện tích đất chuyên dùng năm 2010 tăng so với năm 2005 là 71,4%. Nguyên nhân của sự gia tăng giai đoạn này cũng tƣơng tự nhƣ giai đoạn 1993 – 2005, tức là phù hợp với sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng cũng nhƣ tăng trƣởng về dân số trong xã.

Diện tích đất có mặt nƣớc chuyên dùng năm 2010 giảm 6,6% so với năm 2005 do chuyển sang các mục đích sử dụng đất nơng nghiệp khác.

Kết luận:

Trong giai đoạn từ năm 1993 tới 2010, việc sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh diễn ra rất nhiều thay đổi, trong đó đáng chú ý là hai đặc điểm nổi bật sau:

- Sự biến động sử dụng đất giữa các loại hình đất sản xuất nơng nghiệp, đáng chú ý là sự gia tăng của đất trồng lúa (năm 2010 tăng 82% so với năm 2005), suy giảm của đất trồng cây hàng năm khác (năm 2010 giảm 68,2% so với năm 2005) và sự xuất hiện của đất cỏ phục vụ cho chăn nuôi. Sự chuyển đổi này diễn ra cùng với những thay đổi về kinh tế xã hội, trong đó có sự phát triển sinh kế của ngƣời dân mà trong phần tiếp theo sẽ có nghiên cứu cụ thể hơn.

- Sự chuyển đổi từ các loại hình đất khác sang đất ở, đất chuyên dùng và đất có mặt nƣớc chuyên dùng, dẫn đến sự gia tăng của các loại hình đất này. Sự chuyển đổi này cũng phù hợp với xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chung của nông thôn Việt Nam, mà xã Tản Lĩnh không phải là ngoại lệ. Sự thay đổi này thể hiện sự gia tăng về dân số cũng nhƣ sự phát triển nhanh chóng trong cuộc sống và sản xuất của ngƣời dân xã Tản Lĩnh, đòi hỏi cơ sở vật chất hạ tầng cũng cần phải mở rộng để đáp ứng kịp thời. Ngồi ra, diện tích đất mặt nƣớc chun dùng giai đoạn này cũng tăng lên do sự mở rộng của hồ Suối Hai nhằm phục vụ cho mục đích du lịch sinh thái tại địa phƣơng.

Chương 3 –MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Hướng nghiên cứu mối quan hệ kinh tế xã hội sử dụng kết hợp giữa mơ hình phân tích nhân tố và khơng gian hóa bằng hệ thống thơng tin địa lý (GIS)

Mơ hình phân tích nhân tố đƣợc ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu liên quan tới đánh giá các đối tƣợng địa lý. Tại Việt Nam, mơ hình cũng đã đƣợc áp dụng với một số kết quả khá khả quan trong nghiên cứu các đối tƣợng và mối quan hệvề tự nhiên cũng nhƣ kinh tế xã hội. Trong đó, theo tác giả Nguyễn Cao Huần [3], các nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố thƣờng thiên về nghiên cứu các đối tƣợng kinh tế xã hội, màsau đây là một vài ví dụminh họa:

- Ứng dụng mơ hình phân tích nhân tố, cụ thể là PCA, trong nghiên cứu các vấn đề liên quan tới biến đổi sử dụng đất và sinh kế tại tỉnh Bắc Kan (Jean-Christophe Castella, Dang Dinh Quang (2002), Doi Moi in the Mountains – Land use changes and farmers’ livelihood strategies in Bac Kan Province, Viet Nam, The Agricultural Publishing House, Ha Noi.)

- Ứng dụng mơ hình phân tích nhân tố trong nghiên cứu đặc điểm kinh tế xã hội của các địa phƣơng (Nguyễn Viết Thịnh (2002), “Sử dụng mơ hình phân tích nhân tố phân nhóm các tỉnh theo theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Địa lý Nhân văn, Hà Nội.)

- Ứng dụng PCA trong nghiên cứu mối quan hệ giữa sử dụng đất và rác thải tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (Pham Van Cu, Phillippe Charrette, Dinh Thi Dieu, Pham Ngoc Hai, Le Quang Toan (2009), “Application of the Principal Component Analysis to explore the relation between land use and solid waste generation in the Duy Tien district, Ha Nam province, Vietnam”, VNU Journal of Science, Earth Sciences (25), p. 65-75.)

Trong đó, hƣớng nghiên cứu các đối tƣợng cũng nhƣ mối quan hệ kinh tế xã hội sử dụng kết hợp giữa phân tích định lƣợng(trong đó, mơ hình nhân tố là một

trong những phƣơng pháp hiệu quả) và khơng gian hóa bằng hệ thống thơng tin địa lý (GIS) đã có một số kết quả đáng lƣu ý tại Việt Nam[5, 13].Hƣớng nghiên cứu này dựa trên cơ sở chấp nhận “các quan hệ xã hội thực chất là quan hệ xã hội – không gian” [16].Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm “tính khơng gian quan hệ” và khẳng định vai trị của khơng gian trong các quan hệ xã hội biểu hiện qua tổ chức lãnh thổ ở nhiều quy mô [9]. Phần lớn dữ liệu sử dụng trong lĩnh vực địa lý nhân văn nói riêng và trong khoa học xã hội nói chung đều gắn với lãnh thổ ở các quy mơ khác nhau [10]. Do đó, việc nghiên cứu các đối tƣợng, các thực thể, các quá trình, hiện tƣợng mối quan hệ tự nhiên cũng nhƣ xã hội có thể tích hợp cả hai khía cạnh: định lƣợng và khơng gian. Trong đó, lãnh thổ nghiên cứu đƣợc phân chia thành các đơn vị khơng gian để có thể kết nối mọi dữ liệu. Các thông tin hiện trạng sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ với các điều kiện kinh tế xã hội và sự thay đổi của nó cũng phụ thuộc vào khung hành chính của lãnh thổ. Theo Weber và những ngƣời khác [19, 29], sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất có tác động đến các chỉ số kinh tế chủ đạo nhƣ thu nhập từ nông nghiệp hay đầu tƣ lao động. Đây cũng là cơ sở để đề tài áp dụng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa sử dụng đất và sinh kế của ngƣời dân tại xã Tản Lĩnh.

Trong phạm vi đề tài này, học viên tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế bằng cách sử dụng các dữ liệu điều tra kinh tế xã hội của nông hộ kết hợp với không gian nghiên cứu. Cụ thể, các đơn vị hành chính cấp thơn của xã Tản Lĩnh đƣợc sử dụng làm đơn vị không gian trong phân tích. Trong khi đó, các cặp quan hệ đƣợc đánh giá nhờ vào dữ liệu thống kê thu thập từ điều tra nông hộ (gồm 198 hộ thuộc 13 thôn của xã Tản Lĩnh), thông qua sử dụngphân tích thành phần chính (PCA) – một trong các phƣơng pháp phân tích nhân tố với mục đích giảm số lƣợng các biến (dữ liệu). Một cách ngầm định, các đối tƣợng nghiên cứu đã đƣợc đặt vào vị trí địa lý và đƣợc đặc tả bởi các dữ liệu số về khơng gian lẫn thuộc tính mà trong phần tiếp theo sẽ có trình bày cụ thể.

3.2. Ứng dụng phân tích thành phần chính và hệ thơng tin địa lý (GIS) trong nghiên cứu mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế của người dân tại xã Tản Lĩnh

3.2.1. Lựa chọn biến trong phân tích thành phần chính dựa trên đặc điểm kinh tế xã hội tại xã Tản Lĩnh và áp dụng khung sinh kế bền vững của DFID

Sự biến động sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh nhƣ đã phân tích trong phần 3 chƣơng 2 diễn ra cùng với sự thay đổi về kinh tế xã hội, nhất là sinh kế của ngƣời dân. Tuy nhiên, để xác định đƣợc mối quan hệ đầy đủ giữa biến đổi sử dụng đất và sinh kế tại đây là một vấn đề phức tạp, cần nhiều nghiên cứu cụ thể. Trong phạm vi đề tài này, mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất và sinh kế đƣợc phân tíchthơng qua mối tƣơng quan giữa sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dânthơng qua phƣơng pháp phân tích thành phần chính (PCA).

Dữ liệu nghiên cứu đƣợc dựa trên kết quả điều tra kinh tế xã hội của 198 hộ trên tồn bộ 13 thơn của xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đƣợc thực hiện vào tháng 6/2011 thuộc dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” của Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả điều tra cho thấy có 50 hộ có chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất canh tác, trong đó có tới 60% (30 hộ) chuyển đổi để có hiệu quả hơn, cịn lại là những lý do nhƣ quy hoạch, sức khỏe già yếu, bán/cho/mƣợn đất.Trong khi đó, những hộ cịn lại tuy khơng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhƣng có sự thay đổi về tổng diện tích đất canh tác (13 hộ tăng thêm diện tích và 14 hộ giảm diện tích) do mua hoặc cho/thuê/mƣợn đất, hoặc bị thu hồi do quy hoạch.Không hộ nào có sự thay đổi vì những ngun nhân nhƣ đất bị thối hóa, xâm nhập mặn, bị ơ nhiễm hay để ứng phó với thời tiết khắc nghiệt. Điều này chứng tỏ sự biến đổi sử dụng đất canh tác của ngƣời dân tại đây có liên quan với các yếu tố kinh tế - xã hội.

Cũng theo kết quả điều tra trên, hình 3.1 cho thấy các loại hình sinh kế chính (chiếm tỷ lệ hơn 10% trong tổng số các hộ đƣợc điều tra) mà các hộ dân tham gia trong giai đoạn 2005 – 2011 bao gồm:

- Trồng màu - Trồng cây ăn quả

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm - Trồng cỏ

Nguồn: Kết quảthống kê dữ liệu điều tra của phần mềm SPSS version 20.0

Hình 3.1. Biểu đồ thống kêsố hộ tham gia các loại hình sinh kế năm 2005 và 2011 theo tỷ lệ %

Ngoài ra, một điểm đáng lƣu ý có thể rút ra là vào năm 2011, trong khi số hộ tham gia vào các loại hình khác nhƣ trồng lúa, trồng màu, chăn ni, trồng cây ăn quả giảm đi so với năm 2005 thì số hộ tham gia trồng cỏ phục vụ chăn ni bị sữa lại tăng tới 9,6% so với năm 2005.

Kết quả điều tra cũng cho thấy sự tƣơng ứng về các loại hình sinh kế chính (chiếm tỷ lệ hơn 10% trong tổng số các hộ đƣợc điều tra) đem lại nguồn thu nhập cho các hộ dân bao gồm:

- Trồng lúa

- Chăn ni gia súc (trâu bị, bị sữa, lợn, gia cầm) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Trồng lúa Trồng màu Trồng hoa, cây cảnh Trồng cây ăn quả Chăn nuôi gia súc, gia cầm Nuôi trồng thủy sản Đánh bắt thủy sản Trồng rừng Trồng cỏ Nuôi ong

- Trồng rau màu - Trồng cây ăn quả

Nguồn: Kết quả thống kê dữ liệu điều tra của phần mềm SPSS ver20.0

Hình 3.2. Biểu đồ thống kê số hộ có nguồn thu nhậptừ các loại hình sinh kế năm 2005 và 2011 theo tỷ lệ %

Trong đó, nếu nhƣ số hộ có nguồn thu nhập từ trồng lúa, chăn ni trâu bị, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm và trồng rau màu năm 2011 giảm so với năm 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã tản lĩnh, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 45)