Kết quả đo kim loại nặng dịch chiết mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến quá trình ổn định hóa rắn bùn đỏ sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 67 - 69)

3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình ổn định hóa rắn

3.2.2.3. Kết quả đo kim loại nặng dịch chiết mẫu

Để thử nghiệm tính nguy hại, vật liệu được phân tích theo đúng yêu cầu phương pháp EPA 1311 và kết quả được so sánh với ngưỡng cho phép đối với kim loại nặng của QCVN 07: 2009/BTNMT. Theo phương pháp EPA, sử dụng dịch chiết gạch cuối cùng đo kim loại nặng, với các chỉ tiêu kim loại nặng như: Cu, Zn, Pb, Cd. Kết quả phân tích kim loại nặng trong dịch chiết được thể hiện trong Bảng 3.11. Theo bảng kết quả phân tích kim loại nặng, có thể thấy sự thay đổi đáng kể, ở đây, nồng độ các kim loại nặng có giá trị rất nhỏ. Thậm chí, Pb và Cd gần như không phát hiện thấy trong dịch chiết với ngưỡng phát hiện 2 kim loại này của máy đo là 0,5 µg/l.

Bảng 3.11. Kết quả phân tích kim loại nặng của mẫu

Hình 3.10. Biến thiên nồng độ kim loại nặng trong dịch chiết theo nhiệt độ nung

Theo biểu đồ biến thiên nồng độ các kim loại nặng khi thay đổi nhiệt độ nung: khi tăng dần nhiệt độ lên, nồng độ của 4 kim loại bất thường theo các xu hướng khác nhau, tuy nhiên ở tất cả các nhiệt độ nung khác nhau, kết quả phân tích

Cu (µg/l) Zn (µg/l) Pb (µg/l) Cd (µg/l) 600oC 10,149 1,1633 kph kph 700oC kph 1,5055 1,7551 kph 800oC 5,1815 1,5 kph kph 900oC 18,487 6 kph kph 1000oC kph 6,5922 kph kph

kim loại nặng trong dịch chiết của gạch đều cho kết quả rất thấp so với ngưỡng chất thải nguy hại theo QCVN 07 : 2009. Điều này chứng tỏ trong quá trình nung gạch, các kim loại này đã được cố định trong khoáng, trong kết cấu của gạch và không bị rửa trôi khi ngâm chiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến quá trình ổn định hóa rắn bùn đỏ sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)