Chiều dài thân cây đậu tương qua các giai đoạn phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương glycine max (l ) merr ở tỉnh hòa bình (Trang 55 - 58)

Giai đoạn ra hoa là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất. Giai đoạn này qua các CTTN (từ CT1 đến CTĐC) chiều dài thân cây dao động từ 27,46cm – 34,9cm. Chiều dài thân TB của cây ở mức thấp nhất là 27,46cm ứng với CT1 (pH=3,0); Ở CTĐC chiều dài thân ở mức cao nhất (34,9cm) cao hơn các CT1, CT2, CT3, CT4 và CT5 chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Trong giai đoạn kết thúc hoa, đây là giai đoạn cây tích lũy chất dinh dưỡng chuẩn bị cho thời kỳ đậu quả, là thời kỳ thời sinh trưởng mạnh. Chính vì vậy, trong giai đoạn này cây đậu tương vươn cao, phân tán rộng, tăng chiều rộng. Ở giai đoạn này chiều dài thân cây dao động từ 35,46cm – 46,71cm. Chiều dài thân ở mức thấp nhất là 35,46cm ứng với CT1 (pH=3,0) thấp hơn so với các CT3, CT4, CT5, CT6,

CT7 có sự sai khác có ý nghĩa. Chiều dài thân ở CT7 (ĐC) ở mức cao nhất (46,71cm) cao hơn tất cả các CT còn lại chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Ở giai đoạn quả chắc và giai đoạn quả chín, cây đậu tương sinh trưởng chậm do đó tốc độ gia tăng chiều cao giảm do tập trung nhiều chất dinh dưỡng cho quả. Ta vẫn dễ dàng nhận thấy ở CT1 (pH=3,0) chiều dài thân qua 2 giai đoạn ở mức thấp nhất (45,64cm và 47,97cm) và CT7 (ĐC) có chiều dài thân ở mức cao nhất (54,48cm; 56,7cm)và cao hơn tất cả các CT còn lại chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Như vậy, giá trị pH ảnh hưởng rất nhiều đến chiều dài thân cây, tức là pH càng tăng cây gặp điều kiện thuận lợi càng phát triển nhanh về chiều cao và ngược lại. Tuy nhiên, điều kiện pH không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao của cây mà những ảnh hưởng đến lá và thân cây cũng được quan sát thấy. Những cây chịu ảnh hưởng ở pH=3,0; pH=3,5; pH=4,0 chịu ảnh hưởng nhiều nhất thể hiện ở lá cây bị phá hủy, thân còi cọc hơn các cây ở mức pH cao hơn.

Mối quan hệ giữa chiêu cao thân cây với thành tố pH được thể hiện bởi phương trình hồi quy sau:

+ Giai đoạn mọc- ra hoa:

Y = 22,944 + 1,994 X (R2 = 82,1%) + Đối với giai đoạn ra hoa - kết thúc hoa:

Y = 33,901 + 3,457 X (R2 = 91,3%) + Đối với giai đoạn kết thúc hoa - quả chắc:

Y = 40,288 + 2,541 X (R2 = 86,5%) + Đối với giai đoạn quả chắc - quả chín:

Y = 42,214 + 2,811 X (R2 = 84,3%) Trong đó:

Y: Chiều dài thân cây (cm) X: Giá trị pH

Kết quả cho thấy pH nước mưa có mối quan hệ tương quan thuận với chiều dài thân cây đậu tương. Hệ số R2 ở 3 giai đoạn lần lượt là 82,1%; 91,3%; 86,5%, 84,3% cho thấy trong 100% thì có 82,1%; 91,3%; 86,5%, 84,3% biến động là bởi

giá trị pH, % còn lại do các yếu tố ngẫu nhiên và các yếu tố khác khơng có trong mơ hình.

3.3.3 Chiều dài rễ:

Rễ cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, thực hiện các chức năng chính như bám cây vào lòng đất, rễ cây hút nước và các chất khống, hơ hấp. Ngồi ra rễ cây cịn là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật. Ở thực vật có mạch, khi so sánh với thân thì rễ là một cơ quan của thực vật thông thường nằm dưới mặt đất. Tuy nhiên, nó vẫn có ngoại lệ, chẳng hạn ở một số lồi có rễ khí (nghĩa là nó mọc trên mặt đất) hoặc thơng khí (nghĩa là mọc trên mặt đất hoặc trên mặt nước). Rễ cũng đóng vai trị quan trọng trong tổng hợp cytokinin, một dạng hc mơn tăng trưởng của thực vật, một trong các nhu cầu để phát triển các chồi và cành cây. Rễ cây đậu tương có rễ chính và rễ phụ. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt sần. Bộ rễ phân bổ nông sâu, rộng hẹp, số lượng nốt sần ít hay nhiều phụ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu và kỹ thuật trồng. Đất chua quá hoặc kiềm q nốt sần hình thành kém, pH thích hợp cho sự hình thành nốt sần là 6 – 7, vì vậy việc lựa chọn đất trồng đậu tương thích hợp rất quan trọng. Nốt sần đóng vai trị chính trong q trình cố định nito khí trời thành đạm hợp chất cho cây. Lượng đạm cung cấp cho cây khá lớn khoảng 30-60 kg/ha. Nốt sần có thể dài lcm, đường kính 5 -6 mm, mới hình thành có màu trắng sữa, khi tốt nhất có màu hồng. Quan hệ giữa vi sinh vật nốt sần với cây đậu tương là mối quan hệ cộng sinh: Cây cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn hoạt động, ngược lại vi khuẩn lại tổng hợp nitơ tự do của khơng khí chuyển sang dạng đạm hữu cơ cây có thể sử dụng được [39].

Bảng 3.3 Chiều dài rễ của cây đậu tƣơng qua các giai đoạn ứng với các cơng thức thí nghiệm

Cơng thức thí nghiệm

Chiều dài rễ cây (cm)

Giai đoạn phân cành GĐ quả chín – quả chắc

CT1 (pH = 3,0) 7,58a 11,40a

CT3 (pH = 4,0) 8,58b 13,43b CT4 (pH = 4,5) 10,27c 14,3c CT5 (pH = 5,0) 11,37d 14,71cd CT6 (pH = 5,5) 12,12e 15,37de CT7 (CTĐC) 12,99f 16,11e CV % 2,3 2,1 LSD0,05 0,4 0,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương glycine max (l ) merr ở tỉnh hòa bình (Trang 55 - 58)