Ảnh hưởng của mưa axit đến chiều dài rễ của cây đậu tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương glycine max (l ) merr ở tỉnh hòa bình (Trang 58 - 60)

Từ kết quả ta thấy ở giai đoạn phân cành qua các CTTN (từ CT1 đến CTĐC) chiều dài rễ cây dao động từ 7,58cm – 12,99cm. Chiều dài rễ cây ở mức thấp nhất là 7,58cm ứng với CT1 (pH=3,0); Ở CTĐC chiều dài rễ cây ở mức cao nhất (12,99cm) cao hơn các CT1, CT2, CT3, CT4 và CT5 chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giai đoạn quả chín – quả chắc: Giai đoạn này chiều dài rễ cây phát triển rất chậm do cây đang tập trung cho hoa và quả. Ở giai đoạn này chiều dài rễ cây qua các CTTN dao động từ 11,4cm đến 16,11cm, thấp nhất là CT1 (pH=3) là 11,4cm. CT6 (pH=5,5) có chiều dài rễ tương đương với CT7(ĐC), các CT cịn lại có chiều dài rễ thấp hơn CT7 (ĐC) chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Sự chênh lệch của chiều dài rễ qua từng CTTN cũng thể hiện sự phát triển của cây, khi rễ ngắn sẽ khó có thể lấy chất dinh dưỡng ở sâu trong đất để nuôi cây nên sẽ làm cho cây còi cọc, năng suất bị hạn chế.

Như vậy, ta thấy độ pH cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây đậu tương và gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát trển của cây.

Mối quan hệ giữa chiều dài rễ cây đậu tương với thành tố pH được thể hiện bởi phương trình hồi quy sau:

+ Đối với Giai đoạn phân cành:

Y = 2,273 + 1,720 X (R2 = 93,5%) + Đối với giai đoạn quả chắc-quả chín:

Y = 7,425 + 1,243 X (R2 = 90,4%) Trong đó:

Y: Chiều dài rễ cây đậu tương (cm) X: Giá trị pH

Kết quả cho thấy pH nước mưa có mối quan hệ tương quan thuận với chiều dài của rễ cây đậu tương. Hệ số R2 ở 3 giai đoạn lần lượt là 93,5%; 90,4% cho thấy trong 100% sự biến động thì có 93,5%; 90,4% biến động là bởi giá trị pH, % còn lại do các yếu tố ngẫu nhiên và các yếu tố khác khơng có trong mơ hình.

3.3.4 Số cành cấp 1/cây:

Số cành cũng là một giá trị để đặc trưng cho khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Số cành chứng tỏ cây phát triển mạnh, giúp cây cân bằng, tận dụng được ánh sáng, số lượng chùm hoa sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu nhiều cành sẽ không tận dụng được chất dinh dưỡng nuôi quả, tán cây rậm rạp thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hiện tượng đổ ngã.

Bảng 3.4 Số cành cấp 1 TB của cây đậu tƣơng qua các giai đoạn ứng với các cơng thức thí nghiệm

Cơng thức thí nghiệm

Số cành cấp 1/cây Giai đoạn

phân cành

Giai đoạn ra hoa- kết thúc hoa CT1 (pH = 3,0) 0,56a 1,33a CT2 (pH = 3,5) 0,67a 1,67ab CT3 (pH = 4,0) 0,89ab 1,67ab CT4 (pH = 4,5) 1,11abc 2,00abc CT5 (pH = 5,0) 1,22abc 2,11bc CT6 (pH = 5,5) 1,44bc 2,33bc CT7 (CTĐC) 1,78c 2,56c CV % 23 12,4 LSD0,05 0,44 0,42

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương glycine max (l ) merr ở tỉnh hòa bình (Trang 58 - 60)