HÀNG SÀI GÒN PARIS VÀ KHOA DU LỊCH TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN.
4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI NHÀ HÀNG SÀI GÒNPARIS PARIS
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Sài Gòn Paris trong năm 2012 và những năm tiếp theo, em xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:
4.1.1. Đối với cơ quan chức năng:
- Tiếp tục đưa ra những giải pháp, chính sách chiến lược và các hoạt động quảng bá tuyên truyền cho Du Lịch Việt Nam trên các đoạn thị trường, đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế nhằm duy trì thị trường đã có, mở rộng thị trường mới, tạo nguồn khách cho cả nước, cho Tp. Hồ Chí Minh. Số lượng khách tăng lên đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống tăng và từ đó ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ phát triển.
- Giữ vững và phát huy những nét đẹp nghệ thuật văn hóa ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật ẩm thực tại Tp. Hồ Chí Minh để giới thiệu cho du khách trên toàn thế giới biết đến. Thường xuyên mở các cuộc triển lãm về nghệ thuật ẩm thực cũng như tham gia các cuộc triển lãm nghệ thuật ẩm thực trên thế giới để có cơ hội giới thiệu về nét đẹp ẩm thực Việt Nam.
- Nên có những quy định chặt chẽ và những tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khách sạn, nhà hàng, thường xuyên kiểm tra để đánh giá tiêu chuẩn đạt được ở mỗi nhà hàng- khách sạn.
4.1.2. Đối với lãnh đạo và cán bộ quản lý bộ phận phục vụ ăn uống:
- Cần củng cố lại cũng như tăng cường lại một số cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho bộ phận kinh doanh ăn uống, trang trí thêm khu vực nhà hàng và bổ sung thêm một số dụng cụ ăn uống còn thiếu và những đồ phục vụ nấu nướng trong bếp đã cũ…
- Đào tạo lại một số nhân viên để nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, tăng cường ý thức làm việc cho các nhân viên, đặc biệt là thái độ phục vụ phải nhiệt tình, chu đáo và vui vẻ hơn. Nâng cao tinh thần làm việc, tinh thần tập thể của các nhân viên, tránh tính ích kỷ, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác.
- Nhà hàng cần tham gia nhiều hơn nữa vào các cuộc triển lãm nghệ thuật ẩm thực, các cuộc thi nấu ăn giỏi do Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh và thành Đoàn tổ chức
4.2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI KHOA DU LỊCH TRƯỜNG CAOĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN. ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN.
4.2.1.Chương trình đào tạo:
- Nên tập trung nhiều thời gian hơn, tăng số tín chỉ cho những môn học nghiệp vụ.
- Song song giữa thời gian học lý thuyết và thực hành bằng nhau thay vì trước giờ chỉ tập trung vào lý thuyết.
- Chương trình đào tạo chỉ nhằm vào lý thuyết nên khi vào thực tế, điển hình là thời gian đầu thực tập sinh viên luôn lúng túng và ngỡ ngàng với mọi thứ, gây cảm giác lo sợ và tự ti. Vì vậy em mong muốn khoa du lịch có thể áp dụng song song giữa thực hành và lý thuyết.
- Nên lập thêm một cột điểm thực hành và mức chấm ngang với lý thuyết.
4.2.2. Những chỗ còn thiếu:
- Nặng về lý thuyết. - Ít thực hành.
- Kiến nghị với Nhà Trường, đặc biệt Khoa Du Lịch thường xuyên cho sinh viên được đi thực tế, thực tập ngắn hạn hoặc thực tập sau mỗi học kỳ…để sinh viên có điều kiện va chạm nhiều hơn trong thực tế, vì kinh nghiệm là điều quý báu nhất mà sinh viên cần khi bỡ ngỡ bước ra đời.
- Thời gian dành cho 1 môn nghiệp vụ quá ngắn để sinh viên có thể học nhiều điều từ giảng viên.
KẾT LUẬN
Cùng với xu hướng phát triển chung của du lịch thế giới, ngành du lịch nước ta nói chung và kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn nói riêng cũng không ngừng phát triển, nó đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành đã góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân và đưa Việt Nam phát triển theo cùng nhịp thế giới.
Với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, sự phát triển của du lịch Việt Nam, sự phát triển bùng nổ của các nhà hàng - khách sạn làm cho số lượng các nhà hàng - khách sạn tăng lên nhanh chóng, vừa đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách du lịch, nhưng cũng xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa chúng. Vì vậy, để có thể tạo ra được uy tín và đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan trọng đối với các nhà hàng, khách sạn.
Qua quá trình học tập tại trường cùng với thời gian thực tập tại nhà hàng Sài Gòn Paris, được sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn và các thầy cô trong khoa du lịch, trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật & Du Lịch Sài Gòn, bài cáo cáo tốt nghiệp của em đã quan tâm giải quyết những vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận về kinh doanh dịch vụ ăn uống ở nhà hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh ăn uống tại nhà hàng Sài Gòn - Paris, cụ thể là: thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc khối dịch vụ ăn uống; mô hình quản lý và cơ cấu đội ngũ lao động của bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống; kết quả kinh doanh dịch vụ ăn uống. Từ đó rút ra những ưu điểm và khuyết điểm còn tồn tại.
Do thời gian, nhận thức và hoạt động thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những hạn chế nhất định về tư duy và phương pháp luận, về nội dung và cách giải quyết vấn đề. Vì vậy em rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn của trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật & Du Lịch Sài Gòn cũng
– Công ty Cổ phần Khách sạn Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đề tài của mình.
Em hy vọng rằng với đề tài “Tình hình phát triển và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của nhà hàng Sài Gòn Paris – Công ty cổ phần Khách sạn Sài Gòn”mà em đưa ra sẽ có ý nghĩa thực tế và ít nhiều giúp Ban Giám
Đốc của Công ty vận dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống trong thời gian tới.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN SÀI GÒN1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SÀI GÒN 1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SÀI GÒN