kinh doanh ăn uống nói riêng:
- Hậu quả của cơn lốc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã quét qua nền kinh tế toàn thế giới, cuốn đi những cố gắng cần cự cuối cùng của các nền kinh tế lớn. Ngành du lịch đã bị cuốn theo cơn lốc suy thoái chung. Những khó khăn về kinh tế đã ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của người dân.Đối với Việt Nam, trong thời gian qua đã có khá nhiều nỗ lực trong tạo dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, sự thành công trong công tác đối ngoại đã góp phần giúp bạn bè thế giới xem Việt Nam như là một điểm đến hấp dẫn với phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, người dân thân thiện, ẩm thực phong phú đa dạng, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, chính trị ổn định, lực lượng lao động
trẻ thông minh sáng tạo, những cố gắng này đã làm cho ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh. Rõ ràng sau 2 năm hội nhập WTO với những yêu cầu khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, du lịch Việt Nam đã chững trạc bước vào sân chơi chung của quốc tế và khu vực.
- Nhìn lại du lịch Việt Nam, kết thúc năm 2008 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 4,2 triệu lượt khách, tăng 0,6 % so với năm 2007 đem về cho đất nước 51000 tỷ đồng, tương đương 4 tỷ USD. Nhưng đến năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,77 triệu lượt khách giảm 10,9 % so với năm 2008. Theo dự báo đến năm 2010 khi nền kinh tế đã phục hồi trở lại thì khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4,5 triệu lượt khách.