.Địa hình khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp khoảng cách tần suất nhận dạng mới trong xử lý phân tích số liệu địa vật lý 11 (Trang 35 - 38)

12031’30’’ 1080 36’40’’ 12031’40’’ 1080 51’50’’ 1080 37’37’’ 12019’45’’ 12019’50’’ 1080 51’57’’

Khu vực nghiên cứu là vùng núi thuộc xã Khánh Thượng, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hịa.

Tỉnh Khánh Hịa ở về phía khu vực dun hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích tồn tỉnh.

Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và Riơnit, đaxit có nguồn gốc mắc-ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới. Ngồi ra cịn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hịa đã được hình thành từ rất sớm, đặc biệt là vùng núi thuộc huyện Khánh Vĩnh. Từ các tài liệu địa chất đã có ta thấy được vùng núi thuộc huyện Khánh Vĩnh có nhiều thành địa chất thuận lợi đối với việc tạo quặng và phân bố quặng. Hơn nữa đây là vùng có hoạt động hoạt hóa magma kiến tạo mạnh mẽ, ở đại trung sinh có 2 chu kỳ tạo sản inđơxi và kimêri có ảnh hưởng một phần đến vùng nên tạo điều kiện cho việc hình thành và tích tụ khống sản.

Học viên đã thu thập thông tin về các đặc điểm tự nhiên, địa chất và bản đồ trường của vùng để tiến hành nghiên cứu và phân tích thử nghiệm.

a. Vị trí địa lý

Huyện Khánh Vĩnh nằm trên tọa độ địa lý 120 45'52" đến 12030'14" vĩ độ Bắc và 108 004'23" đến 109 040'23" kinh độ Đông. Khánh Vĩnh là huyện miền núi và bán sơn địa nằm ở cực Tây tỉnh Khánh Hịa, phía bắc giáp thị xã Ninh Hịa và tỉnh Đak Lak, phía tây là tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp huyện Khánh Sơn và tỉnh Ninh Thuận, phía đơng giáp huyện Diên Khánh

Xã Khánh thượng nằm ở phía tây bắc của huyện với tọa độ: 12°19′47″B 108°45′56″Đ

b. Hành chính

Huyện có diện tích 1.165 km² với dân số là 33.714 người. Trong đó xã Khánh thượng có diện tích 209.42km2 và dân số 2.073 người

Dân số toàn huyện Khánh Vĩnh theo điều tra dân số năm 2009 là 33.714 người, ước tính dân số trung bình của huyện năm 2010 là 34.374 người. Khánh Vĩnh là huyện có mật độ dân cư thấp nhất tỉnh với 29 người/km².

c. Khái quát đặc điểm tự nhiên

Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá Granit và Riơnit, Đaxit có nguồn gốc Mắc-ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới. Ngồi ra cịn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hịa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đơng-Nam của địa khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ Đại cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Ở đại trung sinh có 2 chu kỳ kiến tạo là Inđơxi và Kimêri có ảnh hưởng một phần đến Khánh Hịa

Khánh Vĩnh có địa hình chủ yếu là đồi núi và phân thành 2 khu vực chính. Khu vực phía Đơng, dọc theo lưu vực các phụ lưu của sông Cái chủ yếu là các đồi thấp, khu vực phía tây và phía Nam chủ yếu là các núi cao với nhiều đỉnh núi cao từ 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có Đỉnh Hịn Giao (2062 m) là đỉnh núi cao nhất tỉnh Khánh Hòa. Do nằm ở thượng nguồn của sông Cái Nha Trang, huyện Khánh Vĩnh có mật độ sơng suối cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh, Mật độ sơng suối bình qn là 0,65 km/km². Hầu hết sơng suối đều xuất phát từ các dãy núi cao ở phía Nam, Tây và Bắc rồi tập trung về sông Thác Ngựa và sơng Chị chảy về sông Cái Nha Trang.

Tài nguyên khoáng sản của Khánh Vĩnh chủ yếu gồm thiếc, cao lanh... và các loại gỗ quý hiếm. Khánh Vĩnh có 87.198,99 ha đất rừng. Độ che phủ thường xuyên chiếm 75% diện tích tự nhiên của huyện với tổng trữ lượng gỗ lên đến 10 triệu m3, trong đó khoảng 9 triệu m3 tập trung ở rừng rậm và rừng trung bình.

3.2. Tài liệu thu thập, tính tốn về khu vực nghiên cứu

3.2.1. Tài liệu thu thập về khu vực

Để tiến hành phân tích thử nghiệm phương pháp nhằm hiểu rõ nội dung, các bước và cách thức thực hiện phân tích học viên thực hiện thu thập tài liệu về khu vực nghiên cứu đã trình bày ở trên. Tài liệu gồm các bản đồ trường xạ (Uran, Thori, Kali, kênh tổng) thuộc Đề án Bay đo - từ phổ gamma tỷ lệ 1/50.000 và đo vẽ trọng lực vùng Phan Rang - Nha Trang, do Quách Văn Thực cùng các tác giả thuộc Liên đoàn Vật lý Địa chất, thành lập năm 2003.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp khoảng cách tần suất nhận dạng mới trong xử lý phân tích số liệu địa vật lý 11 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)