3.3. Tối ƣu hóa pha động
3.3.3. Tỉ lệ thành phần pha động
Tỉ lệ thành phần dung mơi tạo ra pha động có ảnh hưởng đến q trình rửa giải các chất mẫu ra khỏi cột tách. Khi tỉ lệ thành phần pha động thay đổi thì lực rửa giải của pha động thay đổi, tức làm thay đổi thời gian lưu của chất phân tích ra khỏi cột và do đó làm thay đổi hệ số dung tích của chất phân tích.
Khảo sát với các tỉ lệ khác nhau với thành phần pha động đã lựa chọn gồm dung dịch đệm axetat có pH=4,5 và dung dịch hữu cơ Acetonitrin (ACN) thay đổi tỉ lệ thành phần pha động theo điều kiện sau:
Pha tĩnh: RP – C18
Nhiệt độ cột tách: 300C
Nồng độ các SAs: 1,0ppm
Bước sóng của detector: 270nm, 320nm
pH của dung dịch đệm: pH=4,5
Nồng độ dung dịch đệm: 10mM
Tốc độ pha động: F =1 ml/phút
Sau khi chạy sắc ký, dựa vào thời gian lưu của các SAs đã thiết lập được mối quan hệ giữa hệ số dung tích của các SAs vào tỉ lệ thành phần pha động. Kết quả thu được trình bày trong bảng 3.5 và hình 3.8:
Bảng 3.5: Hệ số dung tích phụ thuộc vào %ACN trong pha động
%ACN Hệ số dung tích k' SGU MTD SMP SDO SMX 10 0,65 4,16 15,3 28,03 32,97 15 0,6 1,7 4,93 9,08 9,89 20 0,53 1,11 2,62 4,72 5,24 25 0,48 0,81 1,65 2,87 3,18 30 0,44 0,63 1,65 1,14 2,09
Hình 3.8: Sự phụ thuộc k’ vào tỉ lệ % ACN trong pha động
(c) (d)
Hình 3.9: Sắc đồ pic sắc ký tại các tỉ lệ thành phần pha động khác nhau
a. 15%ACN – 85% đệm b. 20%ACN – 80% đệm c. 25%ACN – 75% đệm d. 30% ACN – 70% đệm Khi tăng dần tỉ lệ thành phần trong pha động thì thời gian rửa giải chất ra khỏi cột nhanh hơn, hệ số dung tích gần nhau hơn, trên sắc đồ các chân pic sắc ký lại không tách biệt rõ ràng, ảnh hưởng đến diện tích pic sắc ký (ví dụ như tỉ lệ 30% ACN – 70% đệm). Tuy nhiên, nếu tỷ ACN thấp quá thì sẽ mất rất nhiều thời gian để rửa giải chất phân tích. Vì vậy, chúng ta nên chọn tỷ lệ sao cho thời gian rửa giải không quá nhanh, không quá chậm, pic rõ ràng. Với những nhận xét như vậy chúng tôi lựa chọn tỉ lệ pha động gồm 20% ACN – 80% đệm là tỉ lệ phù hợp cho các thí nghiệm tiếp theo.