Số liệu mưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của enso tới mưa gió mùa mùa hè trên lãnh thổ việt nam (Trang 35 - 37)

Do điều kiện phát triển của ngành Khí tượng thủy văn của nước ta và do điều kiện chiến tranh kéo dài, số liệu quan trắc khí tượng khí hậu ở Việt Nam còn thiếu thốn nhiều, thời gian quan trắc ngắn, không đồng đều giữa các trạm. Điều này khá bất lợi cho việc nghiên cứu, nhất là những phương pháp đòi hỏi chuỗi số liệu đủ dài. Việc lựa chọn trạm quan trắc để khai thác số liệu phụ thuộc vào yêu cầu và nội dung của bài tốn trên cơ sở tính đại diện và độ dài chuỗi số liệu hiện có.

Trong luận văn, số liệu về mưa được sử dụng là số liệu mưa ngày được thu thập tại 38 trạm khí tượng trên tồn lãnh thổ Việt Nam trong 46 năm liên tục từ năm 1961 tới năm 2007.Tại các trạm được lựa chọn, lượng mưa được đo theo từng ngày và phần lớn có số liệu ổn định từ năm 1961, do đó trong nghiên cứu này, dữ liệu mưa từ năm 1961 tới 2007 được sử dụng để tính tốn các đặc trưng mưa. Các trạm khí tượng được sử dụng hầu hết tập trung tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, ở khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên, các trạm phân bố khá thưa thớt (Hình 2.1). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do hầu hết các trạm tại khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên mới chỉ có số liệu quan trắc từ những năm 1970 trở lại đây, trong đó nguyên nhân sâu xa có thể là do tác động của bối cảnh lịch sử nước ta, khi miền Nam nước ta chưa hồn tồn giải phóng.

Trong số 38 trạm khí tượng được sử dụng, hầu hết các trạm có đầy đủ số liệu quan trắc lượng mưa theo từng ngày, chỉ có một vài trạm thiếu số liệu quan trắc trong một vài tháng. Việc bổ sung, bổ khuyết số liệu để sử dụng là việc làm rất cần thiết. Việc bổ sung, bổ khuyết số liệu thường dựa vào giá trị trung bình nhiều năm và dựa vào phép bổ khuyết từ số liệu “trạm tựa”, tức là trạm có đầy đủ số liệu và có tương quan (địa lý, địa hình và số liệu quan trắc) khá chặt chẽ với chuỗi số liệu được bổ khuyết.Nếu chuỗi số liệu chỉ khuyết 1 hoặc 2 giá trị thì các giá trị bị khuyết được thay bằng giá trị trung bình nhiều năm để liên tục hóa chuỗi số liệu.Phương pháp dựa trên số liệu “trạm tựa” thường áp dụng đối với trường hợp chuỗi số liệu bị khuyết tương đối nhiều giá trị liên tiếp (j giá trị), khi đó, người ta sử dụng một chuỗi tương ứng (chuỗi tựa) không bị khuyết số liệu, rồi tính các giá trị khuyết y(n+j) với các giá trị tương ứng của chuỗi tựa x (n+j) bằng công thức hồi quy:

         x n j  xtbx s y s xy r tb y j n y     

Trong đó: j = 1,2,...,m; n+m = N là độ dài chuỗi tựa y(tb), x(tb): giá trị trung bình theo n

s(y), s(x): độ lệch tiêu chuẩn theo n r(xy): hệ số tương quan tính theo n

Tên và tọa độ của các trạm khí tượng sử dụng để khai thác số liệu mưa ngày được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các trạm khí tượng được sử dụng trong nghiên cứu

STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ

1

Lai Châu 103.15 22.07 20

Bạch Long

Vĩ 107.72 20.13

2 Điện Biên 103.00 21.37 21 Hồi Xuân 105.12 20.37

3 Sơn La 103.90 21.33 22 Thanh Hóa 105.78 19.75

4 Yên Châu 104.30 21.05 23 Tương Dương 104.43 19.28 5 Mộc Châu 104.68 20.83 24 Vinh 105.70 18.67 6 Hà Giang 104.97 22.82 25 Hà Tĩnh 105.90 18.35 7 Bắc Quang 104.87 22.5 26 Hương Khê 105.72 18.18 8 SaPa 103.82 22.35 27 Kỳ Anh 106.28 18.08

9 Lạng Sơn 106.77 21.83 28 Tuyên Hóa 106.02 17.88

10 Yên Bái 104.87 21.70 29 Đồng Hới 106.60 17.48

11 Thái

Nguyên 105.83 21.60 30 Huế 107.58 16.43

12 Bãi Cháy 107.07 20.97 31 Quy Nhơn 109.22 13.77

13 Cô Tô 107.77 20.98 32 Tuy Hòa 109.28 13.08

14 Láng 105.80 21.02 33 Nha Trang 109.20 12.22

15 Hịa Bình 105.33 20.82 34 Phan Thiết 108.10 10.93

16 Phù Liễn 106.63 20.8 35 Plâycu 108.02 13.97

17 Nam Định 106.15 20.40 36

Buôn Ma

Thuột 108.05 12.67

18 Thái Bình 106.35 20.45 37 Cà Mau 105.15 9.18

Hình 2.1: Vị trí các trạm khí tượng sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của enso tới mưa gió mùa mùa hè trên lãnh thổ việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)