Xu thế biến động một số đặc trƣng gió mùa thời kỳ 1950-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của enso tới mưa gió mùa mùa hè trên lãnh thổ việt nam (Trang 59 - 62)

Dựa trên chuỗi số liệu gió vĩ hướng trung bình mực 50 hPa, chỉ số gió mùa SCSSM ngày được tính tốn, từ đó đưa ra một số nhận định về xu thế biến động ngày mở đầu, ngày kết thúc, thời gian kéo dài, số nhịp và cường độ gió mùa mùa hè trong giai đoạn 1950-2010.

Ngày bắt đầu gió mùa mùa hè trung bình giai đoạn 2050-2010 là ngày thứ 141 trong năm, tức là vào khoảng cuối tháng 5 của năm. Trong những năm đầu và giữa giai đoạn nghiên cứu, gió mùa mùa hè thường bắt đầu muộn hơn. Một vài năm đầu và giữa của giai đoạn, gió mùa mùa hè bắt đầu sớm hơn, nhưng khoảng thời gian bắt đầu sớm hơn khơng lớn. Những năm gió mùa mùa hè bắt đầu sớm nhất nằm ở cuối giai đoạn, vào những năm 1999 và 2009. Xét trong tồn bộ giai đoạn, ngày bắt đầu gió mùa mùa hè có xu thế giảm, hay nói cách khác gió mùa mùa hè đang có xu hướng bắt đầu sớm hơn, với mức độ sớm hơn trung bình khoảng hơn 1 ngày mỗi thập kỷ (Hình 3.8).

Hình 3.8: Biến trình ngày mở đầu gió mùa mùa hè giai đoạn 1950-2010

Ngày kết thúc gió mùa mùa hè trung bình giai đoạn 1950-2010 là ngày thứ 289, tức là vào khoảng giữa tháng 10 của năm. Năm có ngày kết thúc gió mùa mùa hè sớm nhất là năm 1987, vào ngày thứ 263. Tiếp đến là năm 1999 và 2002 có ngày kết thúc gió mùa mùa hè tương ứng là ngày thứ 269 và 270. Năm có ngày kết thúc gió mùa mùa hè muộn nhất là năm 1974, vào ngày thứ 316 tức là vào khoảng giữa tháng 11 của năm. Tiếp đến là một số năm có ngày kết thúc gió mùa mùa hè khá muộn, vào ngày thứ 308, tức là khoảng đầu tháng 11, bao gồm năm 1952 và 1958. Một số năm trong nửa cuối của giai đoạn nghiên cứu cũng có ngày kết thúc gió mùa mùa hè khá muộn. Nhìn chung, xét trong cả giai đoạn nghiên cứu, ngày kết thúc gió mùa mùa hè đang có xu thế giảm, tức là gió mùa mùa hè kết thúc sớm hơn (Hình 3.9). Tuy nhiên, mức độ giảm này không lớn bằng mức độ giảm của ngày bắt đầu gió mùa mùa hè, chỉ khoảng dưới 1 ngày mỗi thập kỷ, nghĩa là thời gian kéo dài gió mùa mùa hè có thể sẽ ngày càng dài hơn. 100 110 120 130 140 150 160 170 180 1950 1953 1956 1959 1962 1965 1968 1971 1974 1977 1980 1983 1986 1989 1992 1995 1998 2001 2004 2007 2010 Ng ày Năm

Hình 3.9: Biến trình ngày kết thúc gió mùa mùa hè giai đoạn 1950-2010

Gió mùa mùa hè thường kéo dài khoảng 4 đến 6 tháng, trung bình khoảng 5 tháng. Năm có mùa gió mùa mùa hè ngắn nhất là năm 1987, gió mùa mùa hè chỉ kéo dài 103 ngày, tức là khoảng hơn 3 tháng. Tiếp đến là năm 1968 với mùa gió mùa kéo dài 108 ngày. Những năm có mùa gió mùa ngắn nhất hầu hết đều nằm ở khoảng giữa giai đoạn nghiên cứu. Năm có mùa gió mùa mùa hè kéo dài nhất là năm 2009 với mùa gió mùa kéo dài 185 ngày, tức là khoảng hơn 6 tháng. Những năm có mùa gió mùa mùa hè tương đối dài là những năm 1952, 1971,1974,2002,2004, vào khoảng 165-170 ngày, tức là khoảng hơn 5 tháng (Hình 3.10). Tuy xu thế về thời gian kéo dài mùa gió mùa khơng rõ rệt, nhưng nếu xét trên toàn bộ giai đoạn nghiên cứu, mùa gió mùa mùa hè có xu hướng kéo dài hơn, với mức độ không lớn, chỉ khoảng nửa ngày/thập kỷ.

Hình 3.10: Biến trình thời gian kéo dài gió mùa mùa hè giai đoạn 1950-2010

Số nhịp gió mùa mùa hè được tính bằng số lần có SCSSM ngày đổi dấu từ dương sang âm trong thời gian từ ngày mở đầu đến ngày kết thúc gió mùa mùa hè. Số nhịp gió mùa đặc trưng cho tính liên tục của gió mùa mùa hè trong giai đoạn từ lúc bắt đầu đến lúc suy yếu. Giá trị số nhịp càng lớn, gió mùa mùa hè càng ít liên tục. Năm 1998, gió mùa mùa hè bị gián đoạn nhiều nhất, với 18 nhịp gió mùa. Tiếp đến là năm

250 260 270 280 290 300 310 320 1950 1953 1956 1959 1962 1965 1968 1971 1974 1977 1980 1983 1986 1989 1992 1995 1998 2001 2004 2007 2010 Ng ày Năm

Ngày kết thúc gió mùa mùa hè

80 100 120 140 160 180 200 1950 1953 1956 1959 1962 1965 1968 1971 1974 1977 1980 1983 1986 1989 1992 1995 1998 2001 2004 2007 2010 Số n gày Năm

nhịp, nghĩa là gió mùa mùa hè gần như liên tục, khơng có ngày nào chỉ số SCSSM mang giá trị âm trong suốt thời gian tồn tại gió mùa. Năm 1968 và 1977, gió mùa mùa hè cũng ít bị gián đoạn, chỉ có 2 nhịp trong tồn bộ mùa gió mùa. Những năm gió mùa mùa hè liên tục nhất đều nằm ở gần đầu và giữa giai đoạn nghiên cứu. Tuy xu thế tăng giảm số nhịp gió mùa khơng được rõ rệt, nhưng xét về xu thế chung trong toàn bộ giai đoạn, số nhịp gió mùa mùa hè đang có xu hướng tăng lên, hay nói cách khác, gió mùa mùa hè càng ít liên tục hơn (Hình 3.11).

Hình 3.11: Biến trình số nhịp gió mùa mùa hè giai đoạn 1950-2010

Dấu của SCSSM là cơ sở để xác định tính liên tục, gián đoạn của gió mùa. Cường độ gió mùa mùa hè được xác định bằng giá trị trung bình của SCSSM trong thời kỳ gió mùa mùa hè. Trong nửa đầu của giai đoạn nghiên cứu, cường độ gió mùa khá lớn, khoảng trên 6 m/s. Cường độ gió mùa mùa hè lớn nhất là năm 1982 với vận tốc gió trung bình trong suốt mùa gió mùa là 6,5 m/s. Trong những năm còn lại của giai đoạn này, cường độ gió mùa mùa hè phổ biến ở mức 3,5 đến 5,5 m/s. Chỉ có duy nhất năm 1955, cường độ gió mùa nhỏ, ở mức 1,9 m/s. Trong nửa cuối của giai đoạn nghiên cứu, cường độ gió mùa mùa hè dao động mạnh hơn, trong khoảng từ 0,6 ÷6,3 m/s. Những năm có cường độ gió mùa mùa hè yếu nhất hầu hết nằm trong giai đoạn này. Năm 2010, cường độ gió mùa mùa hè yếu nhất, chỉ khoảng 0,6 m/s. Tiếp đến là năm 1998 và 1995 với mức cường độ tương ứng là 1,5 và 2,3 m/s. Trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu, cường độ gió mùa mùa hè đang có xu hướng giảm, mức giảm trung bình sau mỗi thập kỷ vào khoảng 0,1 m/s (Hình 3.12). So sánh biến trình giữa số nhịp và cường độ gió mùa mùa hè, có thể thấy rằng, những năm gió mùa mùa hè bị gián đoạn nhiều thường là những năm cường độ gió mùa yếu. Ngược lại, những năm gió mùa mùa hè liên tục thường là những năm có cường độ gió mùa mạnh.

0 4 8 12 16 20 1950 1953 1956 1959 1962 1965 1968 1971 1974 1977 1980 1983 1986 1989 1992 1995 1998 2001 2004 2007 2010 Số n hịp Năm

Hình 3.12: Biến trình thời gian kéo dài gió mùa mùa hè giai đoạn 1950-2010

Dựa trên những kết quả tính tốn ban đầu có thể thấy rằng, trong giai đoạn 1950-2010, gió mùa mùa hè có sự biến động, thể hiện qua các đặc trưng như ngày mở đầu, ngày kết thúc, thời gian kéo dài mùa gió mùa, số nhịp và cường độ gió mùa. Ngày bắt đầu và kết thúc của gió mùa mùa hè đều có xu hướng dịch chuyển về đầu năm. Tuy nhiên, mức độ dịch chuyển của ngày kết thúc nhỏ hơn so với ngày mở đầu, do đó, mùa gió mùa mùa hè ngày càng kéo dài hơn. Tính liên tục của hướng gió Tây Nam trong giai đoạn gió mùa mùa hè dường như ngày càng giảm, với mức độ chưa thật rõ nét. Cường độ gió mùa mùa hè ngày càng yếu hơn, có thể do gió Tây Nam ngày càng yếu hoặc gió Đơng trong giai đoạn gió mùa mùa hè có tần suất lớn hơn và với cường độ mạnh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của enso tới mưa gió mùa mùa hè trên lãnh thổ việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)