Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống/dòng lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen liên quan đến tính chịu mặn ở lúa việt nam (Trang 45 - 47)

Chương 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống/dòng lúa

2.2.1.1. Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống/dòng lúa trong điều kiện phịng thí nghiệm

Tại phịng thí nghiệm, Hạt lúa nảy mầm được đặt vào trong những ô trên tấm xốp có đan lưới, đặt lọt khít vào bên trong chậu nhựa hình chữ nhật có chứa 10 lít nước, để trong bóng tối. Mỗi tấm xốp gồm 20 ô, mỗi giống được gieo trên 1ô, mỗi ô 20 hạt. Sau 48 giờ, nước trong chậu được thay bằng dung dịch dinh dưỡng Yoshida có muối NaCl với nồng độ 0.3% và 0.8%. Dung dịch dinh dưỡng Yoshida được thay 2 ngày/lần và điều chỉnh pH hàng ngày ở độ pH= 5.0 bằng cách bổ sung thêm NaOH hoặc HCl.

Đánh giá mức độ chịu mặn 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày sau khi gieo hạt theo tiêu chuẩn đánh giá SES (Standar Evaluating Score) của IRRI, 1997 [20] (bảng 2.3) để phân biệt từ mẫn cảm đến kháng, trên cơ sở quan sát bằng mắt với hai giống đối chứng là Pokkali (giống chuẩn kháng) và IR28 (giống chuẩn nhiễm).

Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại với 3 nghiệm thức: 0dS/m, 6dS/m và 16 dS/m tương ứng với nồng độ 0%, 0.3%, 0.8% muối NaCl. Nồng độ muối được đo bằng máy.

Dung dịch dinh dưỡng Yoshida được chuẩn bị theo bảng 1 và bảng 2 phụ lục 1.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Chiều dài thân (cm): tính từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của chồi ngọn cao nhất Chiều dài rễ (cm): tính từ rễ đến đỉnh sinh trưởng của chóp rễ dài nhất.

Thời gian sống sót (ngày): ngày sống sót của hạt được ghi nhận từ lúc cho muối

Trọng lượng khô rễ (mg): sấy khô rễ của 10 cây mạ, cân và tính trung bình. Trọng lượng khô thân (mg): Sấy khô thân của 10 cây mạ, cân và tính trung bình. 2.2.1.2. Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống/dòng lúa trong điều kiện nhà lưới

Thiết kế các khay trồng lúa có kích thước 15 x 30 x 50cm. Đất không bị nhiễm mặn được phơi khô, băm nhuyễn vào khay dày khoảng 10cm (tương đương thể tích khoảng 0,015m3/khay). Hạt lúa nảy mầm được gieo thành hàng (10 hạt/hàng, 5 hàng/giống) trong khay tưới nước ẩm cho hạt tiếp tục phát triển trong 3 ngày đầu. Qui trình xử lý mặn được tiến hành như sau:

Mạ gieo sau ba ngày bắt đầu tiến hành xử lý mặn bằng cách tưới nước có muối với 0.3% NaCl (EC= 6dS/m) và 0.6% (EC= 12dS/m). Để tính tốn lượng nước muối cần cho một khay, chúng tôi dựa vào giả thiết là trong đất bão hào, lượng nước chiếm khoảng 50% thể tích đất. Như thế lượng nước cần cho 0,015m3 đất là 7,5 lít (15lít x 50/100). Để đất trong khay bị ngập nước là 2 cm, thì cần cung cấp thêm một lượng nước là 3 lít (0,02 x 0,3 x0,5m= 0,003m3). Do đó cho mỗi khay cần khoảng 10,5 lít nước muối đã chuẩn độ mặn 0.3% hoặc 0.6%, được chia tưới vài lần vào khay sao cho đất bị ngập khoảng 2 cm. Khi thể tích nước muối trên dùng hết, thì các lần tưới sau chỉ sử dụng nước tưới khơng bị nhiễm mặn.

Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với 3 nghiệm thức:0; 0.3%, 0.6 % muối NaCl (EC=0; 6; 12dS/m). Đánh giá mức độ chống chịu mặn sau 10 ngày, 16 ngày và 22 ngày sau khi xử lý mặn theo tiêu chuẩn đánh giá SES của IRRI, 1997 (bảng 2.3).

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ sống sót: chỉ ghi nhận một lần sau khi giống chuẩn nhiễm IR28 chết hoàn

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá (SES) ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển (IRRI,1997)

Điểm Quan sát Mức chống chịu

1 Tăng trưởng bình thường, khơng có vết cháy lá Chống chịu tốt 3 Gần như bình thường, nhưng đầu lá hoặc vài lá

có vết trắng, lá hơi cuộn lại Chống chịu

5 Tăng trưởng chậm lại, hầu hết lá bị khô, một vài chồi bị chết

Chống chịu trung bình

7 Tăng trưởng bị ngưng lại hoàn toàn, hầu hết lá

bị khô; một vài chồi bị chết Nhiễm

9 Tất cả cây bị chết hoặc khô Rất nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen liên quan đến tính chịu mặn ở lúa việt nam (Trang 45 - 47)