RISAT – 1 (hình 1.17) viết tắt từ Radar Indian Satellite – 1 là vệ tinh Radar đầu tiên của Ấn Độ, phóng ngày 26/4/2012. RISAT – 1 bay trên quỹ đạo tròn, cận cực, đồng bộ mặt trời, ở độ cao 536 km, góc nghiêng quỹ đạo 97.552o, chu kỳ quay 95,49 phút (mỗi ngày bay đƣợc xấp xỉ 14 vịng), cắt qua xích đạo theo giờ địa phƣơng vào 6 giờ sáng và chiều. RISAT – 1 đƣợc trang bị một radar độ mở tổng hợp băng C (5,35 GHz) cho phép thu ảnh theo cả hai phía. Ăng ten SAR có kích thƣớc 6m × 2m. SAR có phân cực đầy đủ có khả năng thu ảnh ở nhiều chế độ khác nhau (bảng 1.6 – 1.7).
Bảng 1.6: Thông số kỹ thuật của vệ tinh RISAT – 1
Khối lƣợng 1858 kg
Quỹ đạo Tròn, cận cực đồng bộ mặt trời
Độ cao 536 km
Góc nghiêng quỹ đạo 97.552o Chu kỳ quay 95.49 phút Số vòng quay trong
Thời gian cắt qua xích
đạo theo giờ địa phƣơng 6:00 am / 6:00 pm
Điện năng Pin mặt trời có cơng suất 2200 W và một ăc quy 70 AH Ni-H2
Chu kỳ lặp 25 ngày
Điều khiển tƣ thế và quỹ đạo
Ổn định tƣ thế theo 3 trục sử dụng bánh xe hồi chuyển, mô men từ và động cơ Hydrazine Thời gian sống tiêu
chuẩn 5 năm
Ngày phóng 26/4/ 2012
Nơi phóng SDSC SHAR Centre, Sriharikota, India
Tên lửa mang PSLV- C19
Bảng 1.7: Các chế độ thu ảnh của vệ tinh RISAT – 1
Chế độ thu Dải thu
(km)
Độ phân giải(m)
Phân cực
ScanSAR độ phân giải thấp (CRS) 220 50 đơn/kép
ScanSAR độ phân giải trung bình (MRS) 115 25 đơn/kép
Stripmap độ phân giải cao (FRS-1) 25 3 đơn/kép
Stripmap độ phân giải cao (FRS-2) 25 9 đầyđủ
Spotlight độ phân giải cao (HRS) 10×10 1 đơn/kép
1.4.4.Sentinel – 1
Sentinel – 1 là tên của dự án quan sát trái đất bằng cơng nghệ radar trong chƣơng trình Copernicus, tức chƣơng trình chung của Hội đồng Châu Âu EC và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA nhằm cung cấp dịch vụ thông tin
liên quan đến môi trƣờng và an ninh trên cơ sở sử dụng dữ liệu quan trắc từ vệ tinh và các thông tin mặt đất. Sentinel – 1 bao gồm hai vệ tinh Sentinel – 1A (phóng ngày 03/4/2014) và Sentinel – 1B (phóng ngày 25/4/2016) bay trên cùng quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở đô cao 693km, đƣợc trang bị các hệ thống SAR phân cực băng C tần số 5,405 GHz, cho phép thu ảnh ở 4 chế độ khác nhau gồm: giao thoa dải rộng (Interferometric wide-swath mode) với độ phân giải5×20 m, chiều rộng dải thu 250 km, lƣớt sóng (Wave-mode) ởđộ phân giải 5×5 m, kích thƣớc ảnh 20×20 km, cách nhau 100 km, theo dải (Strip map mode), độ phân giải 5×5 m, chiều rộng dải thu 80 km và siêu rộng (Extra wide-swath mode), độ phân giải 20×40 m chiều rộng dải thu lên tới 400 km (bảng 1.8).
Dự án do các nƣớc thành viên của ESA và EU tài trợ. Vệ tinh đƣợc chế tạo, vận hành và quản lý bởi các tổ chức khác nhau của ESA, trong đó Thales Alenia Space, Italy đƣợc giao chế tạo vệ tinh, Airbus Defence and Space, Đức chịu trách nhiệm về hệ thống SAR.
Mục tiêu của dự án đƣợc xác định gồm:giám sát băng, dầu tràn, sóng, gió, hải lƣu trên biển, biến động sử dụng đất, tai biến địa chất v.v. và ứng phó thiên tai nhƣ lũ lụt, động đất.