Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Thanh Trì. pptx (Trang 50 - 59)

cây trồng 1,1 26 0,05 12 0,57 29 0,28 25 0,5 18 2. Chăn nuôi 26,3 3.582 14,66 2.012 16,6 2.326 18,5 2.160 20,1 3.320 - Lợn hướng nạc 19,2 1.802 8,56 1.452 12,0 1.650 15 1.400 16,1 2.210 - Gia cầm 7,1 1.780 6,1 560 7,6 676 3,5 700 4,0 1.110 3. Nuôi trồng thuỷ sản 10,5 415 7,8 246 9,2 345 5,0 570 8,6 720 4. CN-TTCN 2,92 35 2,02 45 4,1 79 1,5 25 2,0 52 5. TM-dịch vụ 3,8 225 1,3 87 2,97 103 2,1 101 2,4 100 6. Mục đích khác 0,6 257 0,307 76 0,358 103 0,8 190 0,5 202

(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì cung cấp)

Qua bảng trên ta thấy số vốn được hộ sản xuất chủ yếu đưa vào các dự án chăn nuôi. Như chăn nuôi lợn hướng nạc, vịt siêu thịt, trừng, gà công nghiệp, thường số vốn sử dụng vào lĩnh vựcchiếm khoảng 50%, một lượng vốn đầu tư quả là lớn. Như vậy cho ta thấy rõ thế mạnh của hộ sản xuất huyện thanh trì là chăn nuôi và hàng năm các hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì la chăn nuôi. Và hàng năm các hộ nuôi lợn nái và lợn bột khoảng 15.000 con đưa sản lượng thịt hơi của huyện lên 42.250 tấn/năm.

Bên cạnh đó ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong số vốn sử dụng của hộ sản xuất bình quân chiếm khoảng từ 25 - 30% trong tổng số vốn sử dụng.

Vậy ngành thuỷ sản là ngành thứ hai được chú trọng đầu tư số vốn lớn sau ngành chăn nuôi.

Một mặt vì ngành thuỷ sản hiện nay đang được chú trọng đối với các hộ sản xuất ở huyện, mặt khác vì chi phí cho ngành nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn nên số vốn của ngành này lớn là điều tất yếu.

99999999999999999999999999999999

2- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. Từ nguồn vốn vay được ở ngân hàng các hộ sản xuất đã đầu tư vào đúng mục đích, đối tượng từ đó đã giúp kinh tế của các hộ sản xuất ngày càng khá dả hơn, những hộ nghèo đói trở thành dư ăn và dư thừa. Từ đó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn huyện. Điều này có thể minh hoạ cụ thể qua số liệu về cơ cấu kinh tế của toàn huyện như sau:

Bảng 17: Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì giai đoạn từ 1995 - 2000.

1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng giá trị sản xuất 100% 100% 100% 100% 100% 100% 1. Nông nghiệp 60,5% 55,75% 54,61% 55% 55,89% 52,7% 2. Công nghiệp và xây dựng cơ bản 26,4% 30,32% 31,6% 31,87% 30,53% 31,1% 3. Thương mại và dịch vụ 13,1% 13,93% 13,79% 13,13% 13,58% 14,2%

Nguồn: Phòng thống kê - kế hoạch huyện Thanh Trì.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 10,4% trong đó: Tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm đạt 7,4%. Để đánh giá cụ thểhơn ta có thể xem qua bảng cơ cấu kinh tế của ngành Nông nghiệp.

Bảng 18: Cơ cấu trong nông nghiệp.

Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp (%) 100% 100% 100% 100% 100% 100% 1. Trồng trọt 59 58,47 55,45 56,72 53,41 47,93 2. Chăn nuôi 41 41,53 44,35 43,28 46,59 52,07

Nguồn: Phòng thống kê - kế hoạch huyện Thanh Trì.

Qua bảng trên ta thấy giá sản xuất của ngành trồng trọt có xu hướng giảm xuống. Năm 1995 là 59% đến năm 1998 là 56,72%, năm 1999 là 53,41% nhưng đến năm 2000 chỉ còn 47,93%. Ngược lại tỷ trọng ngành chăn nuôi lại có xu hướng tăng dần từ 31,53% năm 1996 tăng lên 52,07 năm 2000.

Tình hình này cũng phản ánh đúng với thực trạng vay vốn và sử dụng vốn của hộ sản xuất ở huyện.

Vốn tính dụng Ngân hàng đã góp phần cho giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng liên tục. Với số vốn vay được các hộ đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa cây con chất lượng năng suất và giá trị kinh tế cao va sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Đã đưa giống ngô lai có năng suất cao vào sản xuất, chuyển đổi 100 ha sản xuất cây lương thực sang trồng rau muống đạt giá trị kinh tế cao.

Đối với chăn nuôi: Hộ sản xuất đã đầu tư số vốn vào chăn nuôi có hiệu quả, điều này có thể thấy tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng liên tục trong các năm. trong đó chủ yếu là phát triển đàn lợn theo hướng nạc mở rộng được qui mô chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm (nhất là đàn vịt siêu thịt, gà Tam Hoàng, ngan Pháp, vịt siêu trường).

Diện tích nuôi thả cá được tăng lên trong 5 năm, đã chuyển đổi 180 ha sang nuôi một vụ cá, cấy một vụ lúa, nâng sản lượng cá hàng năm của huyện lên đáng kể.

Qua thống kê chung toàn huyện đạt được qua các năm như sau:

Bảng 19: Sản phẩm trong Nông nghiệp .

Chỉ tiêu 1990 1995 2000 Sản lượng quy thóc 22.827 25.872 26.000 Trong đó Rau các loại 19.655 24.250 23.050 Thịt các loại Trong đó Thịt lợn hơi 2.948 2.552 4.390 Thịt trâu bò 45 55 Thịt gà công nghiệp 248 190 Thịt gia cầm 365 173 270 Cá 2.728 3.450 3.600

Nguồn: Phòng thống kê - kế hoạch huyện Thanh Trì.

Qua bảng trên ta thấy kết quả sản xuất của các hộ sản xuất trong ngành Nông nghiệp thật là khả quan sản lượng tăng dần từ năm 1995 đến năm 2000.

Trong đó sản lượng qui thóc tăng trưởng năm 1990 đạt 22.827 tấn đến năm 2000 tăng lên 26.000 tấn.

Sản lượng thịt lợn hơi cũng tăng đến năm 1995 là 2552 tấn cho đến năm 2000 sản lượng thịt lợn hơi tăng gần gấp đôi với sản lượng là 4.390 tấn.

Bên cạnh đó sản lượng các loại gia cầm cũng tăng sau 5 năm. năm 1995 là 173 tấn đến năm 2000 là 270 tấn.

Đặc biệt ngành mũi nhọn là nuôi thả cá, sản lượng cá cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 1995 sản lượng cá là 3.450 tấn đén năm 2000 tăng đạt được 3.600 tấn.

Tất cả những vấn đề trên chứng tỏ một điều là hộ sản xuất vay vốn tín dụng Ngân hàng đã sử dụng đúng mục đích và làm ăn có hiệu quả. Góp phần tăng trưởng thu nhập, nâng cao đời sống của bà con nông dân. Toàn huyện số giàu khá tăng lên, hộ nghéo giảm đi, nhờ làm ăn có hiệu quả.

Tính đến năm 1995 số hộ nghèo toàn huyện là 1118 hộ chiếm 2,41% và tỷ lệ hộ giàu là 21%. Nhưng đến năm 2000 số hộ nghèo giảm xuống còn 395 hộ chiếm 0,75% và tỷ lệ hộ giàu tăng lên 25% trong đó số hộ giàu có thu nhập trên 50 triệu đồng /năm đã đạt trên 1020 hộ, và các hộ có mức thu nhập từ 10 – 20 triệu/năm chiếm rất lớn.

Đây là kết quả khả quan phản ánh một phần tác dụng của luồng vốn cung ứng của Ngân hàng giúp kinh tế huyẹen đi lên và của hộ sản xuất tăng trưởng có thu nhập ổn định.

Gần đây, ở Thanh Trì đã xuất hiện nhiều điển hình sản xuất thịt gia cầm, cá rất giỏi, cung cấp nhiều thực phẩm cho nội thành và trở thành gia đình có thu nhập cao. ở thôn Khuyến Lương có khoảng 20 gia đình nuôi vịt siêu thịt mỗi nhà nuôi từ 500 - 600 con - gia đình anh Cao Văn Hoan với tổng số nuôi 3 lứa trong năm với tổng 1800 con vịt siêu thịt. Anh Hoan rất có kinh nghiệm, anh tính toán làm sao để lúc xuất chuồng vào đúng dịp lễ tết thì bán được giá cao. Mỗi con vịt trừ đi tri phí lãi 15 000 đ hàng năm có thu nhập 27 triệu đồng. ở thôn Yên Ngưu, ông cựu chiến binh Lê Công Khanh cùng anh vợ là Chu Đại Hảithầu chung một đầm 7 mẫu. Hai ông vay Ngân hàng 200 triệu đồng để cải tạo ao đầm, đắp bờ thả cá, nuôi bèo , có năm thu hoạch được 20 tấn cá. Trên bờ , hai ông trồng 6000 gốc hồng Đà Lạt, 105 cây vải thiều, 250 cây quýt, 200 cây táo và xây dựng chuồng lợn gồm 8 ngăn, mỗi lứa nuôi 80 con để lấy phân nuôi cá. Ngoài số tiền trả Ngân hàng hai ông hàng năm

thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng và trở thành những hộ giàu trong xã Tam Điệp.

Các hộ làm ăn có hiệu quả vẫn thường xuyên gia hạn nợ tại Ngân hàng, có nhiều hộ sau khi kết thúc vụ thu hoạch ngưng chưa đến hạn trả nợ Ngân hàng song đã đem tiền đến trả nợ Ngân hàng và tiếp tục làm thủ tục vay món mới. Số hộ làm ăn khá giả ngày càng tăng và có người chí vươn lên làm giàu bằng vốn vay Ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, thể hiện qua số lượt hộ tăng lêntừ 3260 hộ năm 1996 tăng lên 5400 lượt hộ năm 2000. Song bên cạnh đó vẫn còn một số hộ làm ăn kém hiệu quả gia hạn nợ năm này qua năm khác như hộ ông Nguyễn Văn Gông ở thôn Nhị Châu xã Liên Ninh vay vốn 15 triệu đồng từ ngày 15/7/1997 để thả cá cho đến nay hộ không những chưa trả được nợ gốc mà số lãi còn phải trả lên tới 9 triệu đồng, cả gốc và lãi là 24 triệu đồng hộ phải trả cho Ngân hàng. Nguyên nhân là do chủ hộ kém hiểu biết về kĩ thuật thả cá dẫn tới sản xuất không có hiệu quả, cá thả bị chết nhiều sản phẩm thu hoạch không đủ chi phí sản xuất, nợ Ngân hàng không trả được và trở thành hộ có món vay khó đòi. Đây là một trong những hộ thuộc đối tượng nợ khó đòi, số này ngày một tăng cho thấy thực tại sản xuất của hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu chuyên môn và kĩ thuật sản xuất .

Để đánh giá thêm hiệu quả sử dụng vốn tín dụng Ngân hàng của hộ sản xuất ta đi tìm hiểu thêm tình hình trả nợ của hộ sản xuất tại Ngân hàng N.

Tình hình trả nợ của hộ sản xuất vay vốn tại Ngân hàng No Thanh Trì

Đối với hộ sản xuất kết quả trả nợ có ý nghĩa rất lớnvà nó phản ánh được kết quả sử dụng vốn và kết quả sản xuất của hộ sản xuất. Sau đây là số liệu về thực tế trả nợ của hộ sản xuất tại Ngân hàng N Thanh Trì trong vòng năm 1996-2000.

(Đơn vị: triệu đồng) 1996 1997 1998 1999 2000 Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Tổng số 36.188 4850 28.288 26.300 33.794 32.688 Ngắn hạn 35.165 26.425 26.008 32.935 31.126 Trung – dài hạn 1.023 1.863 292 859 1.562

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 1996 - 2000.

Bảng 21: Tỉ lệ (%) doanh số trả nợ/ doanh số vay vốn tại Ngân hàng N Thanh Trì . Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Doanh số trả nợ /doanh số vay vốn 70,4 92,1 68,3 115,1 90,8 Ngắn hạn 71,3 93,5 72,1 127,8 105,7 Trung – dài hạn 49,5 76,1 11,8 23,8 23,8

Nguồn: Ngân hàng N Thanh Trì cung cấp.

Các số liệu thu được cho thấy doanh số trả nợ của hộ sản xuất có vẻ giảm sút trong 5 năm từ 1996 đến 2000 (Năm 1997, 1998 sụt giảm mạnh) trong khi đó doanh số vay vốn của hộ sản xuất tại Ngân hàng có xu hướng chững lại.

Năm 1996, doanh số trả nợ chiếm cao nhất nhưng tỷ lệ (%) doanh số trả nợ / doanh số vay vốn chỉ đạt 70,4%.

Năm 1997 doanh số trả nợ giảm tuy nhiên tỷ lệ doanh số trả nợ / doanh số vay vốn vẫn đạt tỷ lệ cao chiếm 92,1%. Nhưng trong đó thu nợ quá hạn chiếm khoảng 17%.

Năm 1998 doanh số trả nợ là thấp nhất với số tiền 26.300 triệu đồng ( chiếm 68,3% của tỷ lệ doanh số trả nợ /doanh số vay vốn) trong đó doanh số trả nợ quá hạn là 8.489 triệu đồng.

Nhưng đến hai năm cuối thì tỷ lệ doanh số tả nợ/ doanh số vay vốn lại tăng vọt.

Riêng năm 1999 tỷ lệ doanh số trả nợ/ doanh số vay vốn đạt 115,0%. Sở dĩ tỷ lệ này cao như vậy là do trong năm doanh số trả nợ quá hạn cũng

chiếm phần nhiều. Và đến cuối năm 2000 thì tỷ lệ doanh số trả nợ/ doanh số vay vốn đạt 90,8%.

Sở dĩ trong những năm 1996-1998 tỷ lệ doanh số trả nợ/ doanh số vay vốn thấp là vì trong những năm này thiên tai, úng ngập, dịch bệnh xảy ra liên tục đặc biệt là trong năm 1997 do thiên tai, úng ngập nên mức thiệt hại đến 12.669 triệu đồng và úng ngập 339,4 ha cá bị tràn bờ. Một số xã như Vạn Phúc, Liên Ninh, Hữu Hoà, Vĩnh Quỳnh bị hỏng hàng chục lò gạch, nhiều hộ bị tràn ao cá.

Huyện Thanh Trì là huyện vùng trũng nên khi có mưa bão dễ bị ngập úng. Vì vậy mà trong những năm 1996-1998 tình hình thời tiết không thuận lợi mưa bão liên tục gây ra úng lụt không thể thoát nước kịp thời nên các hộ trồng hoa màu, cây cảnh như các xã: Tam Hiệp, Vĩnh Trung, Đình Công, Trần Phú đặc biệt là trong năm 1996 ( và tháng 7/1997) tình hình mưa bão kéo dài đã gây thiệt hại rất nặng cho vùng trông hoa màu này, ước tính mức thiệt hại gần 3 tỷ đồng.

Để hiểu rõ thêm kết quả này ta đi xem xét tình hình nợ quá hạn của hô sản xuất trong những năm 1996 – 2000.

Bảng 22: Tỉ lệ dư nợ quá hạn/ tổng doanh số dư nợ cho vay của hộ sản xuất gia đình 1996 – 2000.

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng doanh số dư nợ cho vay 38.370 32.613 40.303 35.155 37.698

Dư nợ qua hạn 2.560 4.118 4.831 5.735 4.131

Dư nợ quá hạn/ tổng dư nợ cho vay 6,7 12,6 ,12,0 16,7 10,9

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 1996 - 2000.

Qua bảng trên ta thấy tình hình dư nợ quá hạn cũng như tỉ lệ dư nợ quá hạn/ tổng doanh số dư nợ cho vay tăng dần lên trong các năm từ 1996-1999. Vào năm 1996 tỉ lệ này là 6,7%, năm 1997 là 12,6%, và đến năm 1999 tỉ lệ này tăng lên 16,7% nhưng đến năm 2000 giảm xuống còn 10,9% song vẫn còn cao hơn so với năm 1996 là 4,2%.

Dư nợ quá hạn tăng lên như vậy là do: Một phần do thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp ở các năm 1996-1998 vẫn ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất nông nghiệp nhất là các hộ trồng rau màu, nuôi thả cá, chăn nuôi lợn. Trong

vòng 1 năm từ 1996-1997 mà số dư nợ quá hạn tăng lên đáng kể (Năm 1997 tăng lên 1558 triệu đồng so với năm 1996). Tình trạng này chủ yếu tập trung ở các xã: Định Công, Vĩnh Quỳnh, Tam Hiệp, Yên Sở, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam và hai phường Khương Đình, Hạ Đình..

Mặt khác do nền sản xuất hàng hoá chưa phát triển , công nghệ lạc hậu, cạnh tranh gay gắt của hàng lậu gây nên hàng hoá khó bán. Những sản phẩm mà hộ sản xuất sản xuất ra như cá, thịt lợn, thịt gà, rau, quả.. cũng gặp ếch tắc khó tiêu thụ bởi vì thị trường bị ảnh hưởng tâm lý cho rằngtt là huyện giáp danh thủ đô lại là vùng trũng nên chịu những chất thải ở trung tâm thành phố bị ảnh hưởng những độc tố. Nên khách hàng ít tiêu thụ những sản phẩm này.

Song cũng có nhiều hộ kinh doanh thua lỗ sử dụng vốn sai mục đích và cố ý lừa đảo, chầy ì không có ý thức trả nợ, không xác định rõ trách nhiệm của người vay để trả nợ Ngân hàng .

Hay là một số hộ nghèo đói lại không biết cách tổ chức sản xuất tiêu lạm vào vốn vay Ngân hàng.

Về vấn đề này ta có thể thấy rõ hơn qua các số liệu nguyên nhân nợ quá hạn qua các năm

*Vào năm 1997, nợ quá hạn do thiên tai dịch bệnh chiếm 48% (chiếm tỷ lệ cao nhất).

- Nợ quá hạn do kinh doanh thua lỗ ( hạ giá sản phẩm, hư hỏng sản phẩm) chiếm 23,6%.

- Nợ quá hạn do sử dụng sai mục đích 8,3%.

- N ợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan kiểm tra đôn đốc không sâu

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Thanh Trì. pptx (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w