Cho vay qua tổ nhóm

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Thanh Trì. pptx (Trang 44 - 50)

nhóm

428 60 180 50 200 55 11.700 1.993

3. Cho vay gián tiếp - - - - - - - -

Tổng 30.715 2.500 38.498 3.000 29.364 3.155 35.984 4.800

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 97, 98, 99, 2000)

Qua bảng trên ta thấy từ năm 1997 - 1999 doanh số hộ sản xuất vay vốn tại ngân hàng qua nhóm chiếm tỷ lệ rất ít (trung bình mỗi năm chỉ được 269 triệu đồng chiếm 0,4% tổng số vốn vay mỗi năm). Năm 1997 vay qua tổ nhóm là 428 triệu đồng với số hộ là 60 hộ.

Năm 1999 doanh số vay qua tổ nhóm là 200 triệu đồng, nhưng đến năm 2000 doanh số hộ sản xuất vay vốn qua hình thức tổ nhóm là 11.700 triệu đồng chiếm 32,5% tổng số vốn vay năm 2000. Sở dĩ có sự tăng vọt như vậy là do bắt đầu từ năm 2000 Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì đã thực hiện Nghị quyết liên tịch số 2308 về việc cho vay đối với hộ sản xuất qua nhóm chính. Và một thực tế cho thấy nữa là hình thức vay qua tổ nhóm ở huyện Thanh Trì thì chủ yếu là cung theo hình thức hội nông dân.

3. Tình hình dư nợ của hộ sản xuất vay vốn tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì.

Dư nợ là một hình thức phản ánh quá trình vay vốn của hộ sản xuất ở ngân hàng, trong đó bao hàm cả một phần vốn chưa hoàn trả.

Do xác định khách hàng phục vụ chính là hộ sản xuất, nên Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Trì luôn phấn đấu tăng dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất. Nhưng trên thực tế thì doanh số dư nợ có lẽ chững lại. Trong 5 năm liền doanh số dư nợ không tăng mà còn giảm sút đi. Năm 1996 doanh số dư nợ là 38.370 triệu đồng chiếm 20,8% tổng doanh số trong 5 năm, nhưng đến năm 1997 giảm xuống 3% so với năm 1997. Đến cuối năm 2000 thì doanh số hộ dư nợ là 2.140 hộ. Số tiền không tăng nhưng số lượt hộ dư nợ lại tăng. Điều này chứng tỏ là trong những năm sau (từ năm 1998 - 2000) những món vay của hộ sản xuất là rất nhỏ. Dư nợ bình quân một hộ sản xuất giảm dần qua các năm. Để thấy rõ hơn ta có thể thấy qua bảng sau. (Bảng 12)

Bảng 12: Dư nợ bình quân một hộ sản xuất Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Số tiền 38.370 32.613 40.303 35.155 37.698 Số hộ 3.260 3.900 4.115 4,464 5.400 BQ/hộ 11,8 8,4 9,8 7,9 7,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng từ năm 1996 đến năm 2000) Qua bảng trên ta thấy dư nợ bình quân năm 1996 vẫn chiếm cao nhất là 11,8%,nhưng đến năm 1997 giảm xuống còn 8,4%, nhưng đến hai năm sau lại giảm năm 1999 giảm so với năm 1998 là 1,9%

Dư nợ bình quân một hộ sản xuất năm 2000 đạt 7,0 triệu đồng giảm so với năm 1996 là 4,8 triệu đồng, mức giảm này không hẳn là do doanh số dư nợ cho vay của ngân hàng đối hộ sản xuất giảm, mà một phần do món vay của một hộ sản xuất nhỏ. Những năm gần đây những món vay của hộ sản xuất ở ngân hàng dưới 5 triệu đồng chiếm rất nhiều. Nhìn chung dư nợ bình quân một hộ sản xuất trung bình trong 5 năm từ 1996 đến 2000 mới đạt được khoảng 8,9. Tăng được dư nợ bình quân của một hộ sản xuất là một cố gắn rất lớn của ngân hàng, song muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất thì phải tăng hơn nữa dư nợ bình quân một hộ sản xuất. Dư nợ qua các năm không tăng một phần là do ngân hàng đã quan tâm đến chất lượng tín dụng, một phần là do ở hộ sản xuất chưa có đủ điều kiện để thế chấp vay vốn như Giấy quyền sử dụng đất ...

3.1. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo thu nhập hộ vay.

Nhằm thực hiện chính sách "Xoá đói giảm nghèo" của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam phát triển, mở rộng cho hộ nghèo vay vốn với những ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, tài sản thế chấp... Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì trong mấy năm qua đã mở rộng số hộ nghèo được vay vốn trên địa bàn của huyện, giúp nhiều hộ thoát khỏi đói nghèo.

Bảng 13: Dư nợ vay vốn đối với hộ sản xuất theo thu nhập hộ vay

Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000

Hộ nghèo 3,0% 2,1% 1,7% 1,5 %

Tổng số 100% 100% 100% 100% (Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì)

Qua bảng trên thấy dư nợ của hộ nghèo liên tục giảm, năm 1997 chiếm 3,0% trong tổng doanh số vốn của các nhóm hộ, nhưng đến năm 2000 chỉ còn 1,5%. ậ đây không phải là Ngân hàng nông nghiệp không tăng doanh số cho vay đối với hộ nghèo, mà do số hộ nghèo trong toàn huện đã giảm đáng kể. Tổng số hộ nghèo toàn huyện năm 1995 là 1.118 hộ nhưng đến năm 2000 chỉ vào 395 hộ.

3.2. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo kỳ hạn nợ. Bảng 14: Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất theo kỳ hạn Đơn vị: triệu đồng

1996 1997 1998 1999 2000

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 36.355 94,7 29.775 91,3 35.131 87,2 30.840 87,8 29.563 78,3

Trung - dài hạn 2.015 5,3 2.838 8,7 5.172 12,8 4.315 12,2 8.162 21,4

Tổng số 38.370 100 32.370 100 40.303 100 35.155 100 37.698 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng từ năm 1996 đến năm 2000) Các khoản cho vay ngắn hạn dùng để tài trợ cho các khoản chi phí theo thời vụ để sản xuất mùa màng và chăn nuôi gia súc như mua hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc gia cầm. Dư nợ ngắn hạn giảm trong nhiều năm. Tính trung bình cả giai đoạn năm 1996 đến năm 2000 đạt hơn 32.327 triệu đồng với số hộ dư nợ tinhs đến 31/12/2000 là 5.400 hộ, doanh số dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2000 giảm 16,4% so với năm 1996.

Ngược lại với tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung - dài hạn tăng trưởng một cách vững chắc, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong dư nợ cho vay hộ sản xuất: Năm 1996 là 5,3%, năm 1997 là 8,7% năm 1998 là 12,8%, năm 1999 là 12,2% và năm 2000 là 21,4$, chỉ trong vòng 5 năm mà doanh số cho vay trung - dài hạn đã tăng 16,1%. Đây là một kết quả đán mừng vì doanh số dư nợ cho vay trung - dài hạn tăng lên sẽ đáp ứng đầy đủ cho hộ sản xuất an tâm và có đầy đủ vốn sản xuất và thời gian thu hồi vốn để trả nợ.

II. Tình hình sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.

1. Đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. Qua thực tế một số xã trên địa bàn huyện Thanh Trì cho ta thấy nhìn chung các hộ sản xuất đã sử dụng vốn vay vào đúng mục đích như đã thoả thuận trong đơn xin vay vốn. Và nguồn vốn vay đã phần nào phát huy hiệu quả, đời sống của bà con nông dân ngày cầng được cải thiện. Người dân vay vốn đã có ý thức sử dụng vốn vay sao có hiệu quả.

Trong thực tế việc sử dụng vốn tín dụng của (người dân) hộ sản xuất lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: món vay, trình độ nhận thức của từng người, thu nhập và đời sống của từng hộ sản xuất...

Qua điều tra một số xã đại diện cho 4 vùng sản xuất của huyện Thanh Trì, nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất được phân theo các dạng sau:

* Với món vay từ 5 triệu trở xuống.

Với món vay này thường được chia làm 2 loại sau: - Món vay từ 2 triệu trở xuống.

Với món vay này chủ yếu là những hộ sản xuất nghèo, trình độ nhận thức và tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế, hầu hết là những hộ nghèo cho nên cũng không có vốn dự trữ, với ý nghĩ làm để đủ ăn, nên họ không dám vay nhiều. Vì vậy họ còn có một chỗ dựa khác đó là Ngân hàng người nghèo, và đây cũng là nơi hỗ trọư vốn cho những hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, lãi suất ở đây thấp và thủ tục vay đơn giản.

Qua điều tra một số hộ ở các xã như: xã Đại Ánh, xã Tả Thanh Oai một số hộ làm đơn xin vay vốn, với mức may từ 2 triệu đồng, để đầu tư vào chaen nuôi lợn, một số hộ thì nuôi vịt. Khi kiểm tra thực tế thì một số hộ trên đều sử dụng vốn vay vào đúng mục đích và đang có khả năng tiến triển tốt, họ đang mong muốn đến lứa để bán hoàn trả sơm cho ngân hàng để làm đơn xin vay vốn lớn hơn để phát triển chăn nuôi. Ngoài việc đầu tư với số vốn 2 triệu đồng, các hộ này không sử dụng hết chúng vào mục đích chăn nuôi, mà các này đã trích ra một khoản từ 200 ngàn đồng để làm thêm ngành phụ như làm bánh đa, có hộ nấu rượu để kết hợp với nuôi lơn, để một phần tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa trong gia đình.

- Đối với món vay từ 2- 5 triệu đồng.

Đối với những món vay này chủ yếu là những hộ có đời sống ở mức trung bình. Với món vay này các hộ cũng đầu tư vào cải tạo chuồng trại, mua thêm giống, thức ăn và chăn nuôi, có hộ sử dụng vào mục đích kinh doanh buôn bán.

* Đối với món vay từ 5 triệu đồng trở lên.

Đây là món vay lớn, chi có những hộ có chí hướng làm giàu, muốn làm ăn lớn, muốn có nhiều hàng hoá cung cấp cho thị trường thì mới dám vay. Với những món vay này chủ yếu là những hộ khá, trung khá, giàu nhưng cũng không đủ vốn để phát triển sản xuất ở bất cứ thời điểm nào. Mặt khác nếu chỉ sử dụng vốn của mình thì làm sao phát triển sản xuất với quy mô lớn được. Cảm nhận được điều đó, họ sẵn sàng vay vốn để đầu tư vào sản xuất. Với mục đích kinh doanh người vay tiếp cận với ngân hàng để vay số vốn mà mình còn thiếu.

Qua điều tra 10 hộ làm ăn khá của xã Hoàng Liệt và Yên sở vay vốn từ 10 triệu đến 100 triệu đồng ddể phát triển sản xuất ta thấy có 2 dạng sau:

- Có 6 hộ vay từ 10 - 50 triệu đồng để nuôi cá, thực tế những hộ này đã có kinh nghiệm nuôi cá từ 2 -3 năm. Vì vậy số vốn lưu động dùng để mua thức ăn (bã bia, cám tổng hợp) và cá giống. Nhìn chung các hộ kinh doanh đều đạt hiệu quả cao, trả được nợ ngân hàng đúng hạn.

Trong các hộ này ta có thể thấy thực tế (một số) hộ điển hình sau:

Hộ ông Nguyễn Văn Thục, ở thôn Tứ Kỳ xã Hoàng Liệt huyện Thanh Trì. Địa điểm sản xuất kinh doanh: ở thôn Tứ Kỳ xã Hoàng Liệt huyện Thanh Trì.

Hộ này đã vay ngân hàng số vốn là 20 triệu đồng với hình thức thế chấp cầm cố bảo lãnh vào ngày 21/4/1999. Với số vốn này cộng thêm với nguồn vốn tự có là 17 triệu đồng. Tổng cộng số vốn là 37 triệu đồng ông Nguyễn Văn Thục đã đầu tư vào dự án là thả cá và chăn nuôi lợn.

Với diện tích ao thả cá là 5 ha, và 17 m2 chuồng nuôi lợn, ông Thục đã mua 3 tấn cá giống là 21 triệu đồng, và mua lợn giống là 20 con hết 6 triệu đồng, mua thức ăn cho cá và lợn gần 10 triệu đồng. Từ việc đầu tư ban đầu như vậy sau mỗi vụ thu hoạch gia đình ông Thục đa thu được sản lượng là:

Từ cá khoảng 8 tấn cá thịt với giá khoảng 6 triệu đồng/tấn với doanh thu từ cá là 48 triệu đồng.

Từ lợn: 1 tấn người 12.000.000 đ/tấn = 12.000.000 đồng.

Vậy tổng doanh thu là khoảng 60.000.000 đồng. Trong đó chi phí là: - Cá giống 3 tấn: 21 triệu đồng

- Lợn giống 20 con: 6 triệu đồng - Thức ăn : 10 triệu đồng - Trả sản lượng 1 năm: 8 triệu đồng.

- Một vụ thuê lao động làm thuê là 4,8 triệu đồng. - Trả lãi ngân hàng 1 năm là 2,4 triệu đồng.

- Các khoản chi phí khác khoảng 2 triệu đồng.

Vậy mỗi vụ ông Thục thu được một khoản lợi nhuận là 5,8 triệu đồng. Sau mỗi vụ ông Thục lại cải tạo ao chuông và tiếp tục tăng quy mô lên để nâng cao hiệu quả kinh tế và ông dự tính đéen tháng 4/2001 này sẽ trả hết số vốn vay và lãi của ngân hàng.

Như vậy ta có thể thấy nguồn vốn vay đưực hộ ông Nguyễn Văn Thục áp dụng một cách khoa học và có hiệu quả.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hộ đã sử dụng vốn chưa có hiệu quả như hộ ông Phòng Sơn thông Pháp Vân xã Hoàng Liệt vay 50 triệu đồng để sử dụng vào nuôi thả cá, hộ này mới là kinh doanh lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm, mặt khác hộ này mắc vào nạn cơ bạc, rượu chè, do đó không có khả năng trả nợ.

- Có 4 hộ vay từ 30 - 100 triệu đồng để kinh doanh dịch vụ và phát triển ngành nghề. Trong số 4 hộ có 2 hộ vay 30 triệu đồng để kinh doanh gạo, số hộ này làm ăn có hiệu quả, thu nhập cao, trả nợ ngân hàng đầy đủ đúng hạn. Còn 2 hộ vay để phát triển ngành nghề, thì trong đó có một hộ vay 100 triệu đồng để làm xưởng chế biến túi nilông.

Tóm lại qua kiểm tra thực tế một số hộ vay vốn, nhìn chung các hộ sản xuất vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích.

Để hiểu tình hình thực tế sử dụng vốn vay ngân hàng của hộ sản xuất vào các ngành nghề như thế nào ta có thể tham khảo qua bảng số liệu được thống kê qua các năm:

Bảng 16: Cơ cấu sử dụng vốn vào các dự án của hộ sản xuất huyện Thanh Trì. Đơn vị: Tỷ đồng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ 1. Trồng trọt 3,3 68 1,57 44 4,13 67 0,48 47 2,12 65 - Trồng hoa cây cảnh 2,1 20 1,0 21 3,0 26 1,32 31

- Cải tạo vườn 0,1 22 0,52 11 0,6 12 0,2 20 0,3 16

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Thanh Trì. pptx (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w