SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ NƠI NGHIÊN CỨU:

Một phần của tài liệu TỶ lệ đái THÁO ĐƯỜNG THAI kỳ và các yếu tố LIÊN QUAN tại BỆNH VIỆN sản NHI TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Y VĂN

1.6 SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ NƠI NGHIÊN CỨU:

Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam, Việt Nam. Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây Nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và từ 104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông.

Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách Thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km. Vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bở biển dài hơn 200 km. Ngồi ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ.

Hình 1.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang năm 2021

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Kiên Giang đạt 1.923.067 người, mật độ dân số đạt 272 người/km². Theo số liệu thống kê của Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Kiên Giang năm 2017 có 16.258 trẻ được sinh ra trong tồn tỉnh.

Năm 2019 và năm 2020 Bệnh viện đa khoa Kiên Giang tiếp nhận số thai phụ đến sanh lần lượt là 12.885 - 10.763 thai phụ. Trong 6 tháng đầu năm 2021 khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa Kiên Giang đã tiếp nhận 5.545 thai phụ đến sanh. Như vậy theo nghiên cứu của tác giả Lại Thị Ngọc Điệp tỷ lệ chung ĐTĐTK là 20,5% tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang thì ước tính mỗi năm tại tỉnh Kiên Giang có khoảng 2600 thai phụ bị ĐTĐTK cần được quản lý và điều trị.

Bệnh viện Sản nhi Kiên giang được thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 2021 dựa trên cơ sở là Khoa phụ sản và khoa nhi tách ra từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang. Bệnh viện mới đi vào hoạt động nên cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như nhân sự. Xét nghiệm dung nạp glucose với 75 g đường vẫn chưa được triển khai tại bệnh viện (dự kiến từ tháng 7 năm 2021 xét nghiệm dung nạp glucose với 75 g đường sẽ được triển khai) nên hầu hết các thai phụ đều làm xét nghiệm này tại các cơ sở tư nhân, do đó việc tầm sốt và quản lý các trường hợp ĐTĐTK cịn nhiều khó khăn. Vẫn cịn một số trường hợp thai phụ ĐTĐTK đến nhập viện với tình trạng hơn mê do nhiễm toan ceton hoặc thai chết lưu do không đi khám thai định kỳ hoặc do khơng được tầm sốt ĐTĐTK. Trong bối cảnh này chúng tôi tiến hành đề tài “Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan

tại Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Kiên Giang” với kết quả nghiên cứu chúng tơi sẽ tìm

ra tỷ lệ ĐTĐTK, các yếu tố nguy cơ và phương án để tăng cường chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho thai phụ và thai nhi nhằm giảm các hậu quả của ĐTĐTK.

Một phần của tài liệu TỶ lệ đái THÁO ĐƯỜNG THAI kỳ và các yếu tố LIÊN QUAN tại BỆNH VIỆN sản NHI TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w