2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2015 đến tháng 11/2017. - Thời gian thu mẫu:
+Đợt 1: Tháng 3/2015 (Mùa khô); +Đợt 2: Tháng 9/2015 (Mùa mƣa).
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Đoạn sông Thu Bồn bắt đầu từ cầu Câu Lâu, huyện Điện Bàn, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam đến cửa Đại, TP. Hội An với chiều dài gần 16km.
Trên cơ sở điều tra khảo sát đã thiết kế 10 điểm thu mẫu đƣợc kí hiệu từ Đ1 đến Đ10. Sơ đồ các điểm thu mẫu đƣợc trình bày tại hình 2.1.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập vật mẫu ngoài tự nhiên
Thu thập vật mẫu ĐVN và ĐVĐ theo các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu ĐVKXS ở nƣớc của tác giả Đặng Ngọc Thanh (1974), Nguyễn Xuân Quýnh (1995, 2004)… [26, 27].
2.2.1.1. Phương pháp thu mẫu động vật nổi (Zooplankton)
Thu mẫu định tính bằng lƣới Plankton số 52 (kích thƣớc mắt lƣới: 190 micromet). Tại mỗi điểm thu mẫu, dùng lƣới chao đi, chao lại nhiều lần trên tầng nƣớc mặt.
Thu mẫu định lƣợng bằng cách lọc 10 lít nƣớc ở tầng mặt qua lƣới Plankton số 57 (kích thƣớc mắt lƣới: 175 micromet) thu lấy 50 ml.
Vật mẫu ĐVN sau khi thu đƣợc đựng trong lọ có dung tích 0,2 lít, ghi eteket và đƣợc định hình bằng cồn 90%.
2.2.1.2. Phương pháp thu mẫu động vật đáy (Zoobenthos)
Thu mẫu định tính bằng vợt ao (Pond net). Khi thu thập vật mẫu, dùng vợt sục vào các đám cỏ, bụi cây nhỏ ven bờ hoặc các đám cây thủy sinh sống nổi trên mặt nƣớc. Đối với các loại côn trùng sống trên mặt nƣớc dùng vợt đƣa nhanh trên mặt nƣớc. Ở những nơi nƣớc sâu, ĐVĐ còn đƣợc thu bằng gầu Petersen. Toàn bộ khối lƣợng bùn sau khi thu đƣợc tại mỗi điểm sẽ đƣợc rây sạch bùn, dùng panh thu lấy vật mẫu.
Thu mẫu định lƣợng bằng gầu Petersen với diện tích ngoạm bùn của gầu là 0,025m2, mỗi điểm thu 4 gầu. Ở những nơi nƣớc nông, vùng ven bờ, ĐVĐ đƣợc thu bằng khung kích thƣớc 50x50 cm. Toàn bộ khối lƣợng bùn sau khi thu đƣợc tại mỗi điểm sẽ đƣợc rây sạch bùn, dùng panh thu lấy vật mẫu.
Vật mẫu sau khi thu đƣợc đựng trong lọ có dung tích từ 0,2-0,5 lít, ghi eteket và đƣợc định hình bằng cồn 90%.
Số lƣợng mẫu đã thu thập đƣợc qua 2 đợt khảo sát là 80 lọ mẫu, bao gồm: ĐVĐ: 20 lọ mẫu tính định tính và 20 lọ mẫu định lƣợng, ĐVN: 20 lọ mẫu định tính và 20 lọ mẫu định lƣợng
Ngồi việc thu thập vật mẫu, học viên cịn tiến hành khảo sát điều kiện tự nhiên tại thời điểm thu mẫu, ghi nhật ký thực địa, chụp ảnh các địa điểm lấy mẫu và đo một số chỉ tiêu thủy lý hóa học của nƣớc nhƣ: nhiệt độ nƣớc, pH, độ đục, độ muối, DO bằng máy đo đa chỉ tiêu model YSI 650 MDS của hãng YSI Incorporated, Mỹ, với độ chính xác nhƣ sau: Nhiệt độ: ±0,15°C, pH: ±0,2, Độ đục: ± 2%, DO: ±0,2mg/l, TDS: ± 0,5%. Đo độ muối bằng máy đo độ mặn SA287.
2.2.2. Phương pháp phân tích vật mẫu trong phịng thí nghiệm
Tất cả vật mẫu sau khi thu thập ngồi thực địa đƣợc định hình, bảo quản, vận chuyển và phân tích tại Phịng thí nghiệm. Việc định loại vật mẫu đƣợc tiến hành dựa trên các khố định loại đã đƣợc cơng bố ở trong và ngoài nƣớc và bằng các trang thiết bị chuyên dùng (kính lúp, kính hiển vi, lam, lamen...). Các tài liệu dùng cho định loại nhƣ:
Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980, 2001, 2012) [33, 34, 35], Brandt A. M. F. (1974) [50], Shirota A. (1966) [80], Rolando G., Filipinas N., Virgilio S. P. (1986) [77], Sturm C.F., Pearce T.A., Valdes A., (2006) [82],... bằng các trang thiết bị chuyên dùng (kính lúp Stemi DV4 của Đức, độ phóng đại từ 8-64 lần; kính hiển vi Primo star của Đức, độ phóng đại từ 4-100 lần; lam, lamen...).
Mẫu định lƣợng ĐVN đƣợc đếm bằng buồng đếm Bogorov cải tiến dƣới kính lúp soi nổi, sau đó tính mật độ theo đơn vị: cá thể/m3.
Mẫu định lƣợng ĐVĐ đƣợc đếm trực tiếp bằng mắt thƣờng hoặc kính lúp, sau đó tính mật độ theo đơn vị: cá thể/m2.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu đƣợc tính tốn, xử lý và đƣợc thể hiện qua bảng biểu, sơ đồ, đồ thị biểu diễn số lƣợng và tỷ lệ. Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel® v.2003 của hãng Microsoft® Corporation và Primer® v.6 của hãng Primer – ETM Ltd, UK để xử lý số liệu.