chính sách ưu đãi.
Theo phân vùng chức năng, khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể với tổng diện tích tự nhiên là 38.248ha là nơi bảo vệ nguyên vẹn và phục hồi hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đất ngập nước, giá trị về khoa học, đa dạng sinh học, nguồn gien động thực vật quý hiếm, giá trị về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc và di tích lịch sử; đồng thời là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, văn hóa lịch sử, nhân văn. Ngoài ra, khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và khu vực ATK cũng là những nơi phát triển mạnh về
du lịch sinh thái, lịch sử văn hóa. Dự báo lượng khách du lịch đến vùng năm 2015 khoảng 680 nghìn người và tăng gần 4 lần vào năm 2025 (khoảng 2,44 triệu lượt người).
Tại mỗi huyện sẽ xây dựng 1 cụm công nghiệp (CCN), bao gồm CCN Phúc Thịnh (huyện Chiêm Hóa), Na Hang (huyện Na Hang), Chu Hương (huyện Ba Bể), Nam Bằng Lũng (huyện Chợ Đồn) tập trung khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tại các trung tâm cụm xã sẽ xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động dư thừa thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để phát triển du lịch kết hợp phát triển công nghiệp (trong đó có khai thác chế biến khoáng sản), vùng sẽ phải giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo giữ được cảnh quan thiên nhiên xanh sạch, đẹp.
Vì vậy, Quy hoạch đưa ra các giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường và không quên gắn liền với giải pháp quản lý, kiểm soát môi trường.
Cụ thể, đối với các KCN cần ưu tiên đầu tư áp dụng công nghệ mới, khuyến khích sản xuất sạch. Các cơ sở công nghiệp phải có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; đầu tư các trang thiết bị xử lý ô nhiễm ngay khi các cơ sở công nghiệp đi vào hoạt động....
Về định hướng phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, do địa hình vùng phức tạp, việc kết nối giữa các đô thị gặp nhiều khó khăn, quỹ đất xây dựng hạn chế, nên mô hình được lựa chọn là phát triển đô thị nhỏ, phân tán. Theo quy hoạch, đến năm 2015 toàn vùng có 4 đô thị, 7 thị tứ và sẽ tăng lên 14 đô thị vào năm 2025.
Sắp xếp, ổn định dân cư trong vùng vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; di dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất; xây dựng các làng văn hóa du lịch; nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cải tạo môi trường; xây dựng hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước... là những chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 5-10 năm.
Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi cho vùng về vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ thương mại; giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; y tế, văn hóa... Đồng thời, huy động sự đóng góp của nhân dân, xã hội hóa một số dự án như đường giao thông, cấp điện, nước; khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động hoặc tham gia vào thị trường bất động sản thông qua cơ chế đấu giá đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Vườn Quốc gia Ba Bể là hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, bao bọc xung quanh hồ nước trong xanh, với diện tích tự nhiên khoảng 10.000 ha, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm như: gà lôi, voọc mũi hếch, trúc dây, vạc hoa… Những năm gần đây, tác động của con người đã đe doạ tới sự đa dạng sinh học của Vườn. Điều này đòi hỏi cấp ngành chức năng cần có hành động mạnh mẽ và thiết thực để bảo vệ. Việc Vườn Quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN và hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới đã mở ra cơ hội phát triển du lịch cho vùng đất này. Lượng du khách đổ về thăm quan tại khu du lịch Vườn Quốc gia Ba Bể tăng từ 10 – 15%/năm, năm 2009 đạt gần 100.000 lượt khách. Du khách tăng đồng nghĩa với những áp lực từ du lịch lên cảnh quan môi trường của Vườn cũng tăng. Giải quyết vấn đề này, Vườn Quốc gia Ba Bể đã tăng cường tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên cho mỗi du khách, như: không được
vứt rác bừa bãi, không tự ý ngắt, bẻ hoa, cành cây. “Không lấy đi gì ngoài những tấm ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân” là điều mà những người quản lý Vườn mong muốn du khách thực hiện khi du ngoạn nơi đây. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Ba Bể còn triển khai dự án thay thế xuồng chạy dầu bằng xuồng chạy điện nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường hồ Ba Bể.
Trước nguy cơ bồi lắng ngày càng nhanh của hồ Ba Bể, cấp ngành chức năng của tỉnh và trung ương đã và đang triển khai một số biện pháp ngăn chặn. Trong đó tập trung vào tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân sinh sống trong lòng hồ, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng, tăng cường trồng rừng đầu nguồn và xây đập thuỷ lợi làm lắng phù sa trước khi chảy vào hồ.
Để bảo vệ sự đa dạng cho các loài thuỷ sinh của hồ Ba Bể, nhưng vẫn đảm bảo cuộc sống mưu sinh của những ngư dân sống ven hồ, cuối năm 2009, Ban lãnh đạo Vườn đã cho người dân ký cam kết khai thác thuỷ sản đúng quy định như: Không được dùng thuốc nổ và dụng cụ bằng điện để đánh bắt thuỷ sản, không đánh bắt thuỷ sản trong mùa sinh sản, không đem sinh vật lạ về nuôi trong lòng hồ… Quy định này được người dân sống ven hồ đồng tình và thực hiện khá nghiêm túc. Ông Triệu Duy Thủ, người dân thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu (Ba Bể) cho biết: Là người dân gắn bó và phụ thuộc nhiều vào việc khai thác những nguồn lợi từ hồ Ba Bể nên tôi rất ủng hộ chủ trương khai thác hợp lý thuỷ sản mà Vườn Quốc gia đã đưa ra. Điều này giúp người dân chúng tôi thác nguồn lợi thuỷ sản một cách bền vững.
Có lẽ khó khăn nhất trong việc bảo vệ đa dang sinh học Vườn Quốc gia Ba Bể chính là “cuộc chiến” đầy cam go để giữ rừng. Với diện tích tự nhiên
gần 10.000 ha, trải rộng trên địa hình phức tạp của 5 xã, trong khi đó lực lượng kiểm lâm mỏng nên việc giữ rừng gặp nhiều khó khăn. Ông Nông Đình Khuê– Phó Giám đốc kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Ba Bể khẳng định: Bảo vệ rừng thực sự là “cuộc chiến” gian nan và lâu dài đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của lực lượng kiểm lâm và toàn xã hội.
Việc bảo vệ đa dạng sinh học cho Vườn Quốc gia Ba Bể còn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ phía bộ ngành Trung ương và nhiều tổ chức quốc tế. Bằng những hành động và việc làm cụ thể của mình như: điều tra, đánh giá thực trạng sinh học để đưa ra biện pháp quản lý, bảo vệ hữu hiệu; hỗ trợ người dân sinh sống trong lòng Vườn Quốc gia tìm sinh kế bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên; giúp đỡ lập hồ sơ đề xuất Vườn Quốc gia Ba Bể là khu ngập nước của quốc tế theo Công ước Ramsar (Công ước về các vùng đất ngập nước)… đã cho thấy mức độ quan tâm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ thắng cảnh nổi tiếng Vườn Quốc gia Ba Bể.