Các triệu chứng xuất hiện sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học lê ngọc hào (Trang 57)

Triệu chứng Tỷ lệ (%) Triệu chứng Tỉ lệ (%)

Mệt mỏi, khó chịu 78,7 Đau mũi, họng 29,0

Đau đầu 64,4 Giảm xúc giác 12,9

Ra nhiều mồ hôi 50,3 Đỏ mắt 20,6

Chóng mặt 85,2 Khó thở 23,9

Da ngứa, mẩn đỏ 41,3 Đờm nhiều 12,3

Rối loạn giấc ngủ 36,8 Run chân, tay 13,5

Chảy nhiều nước bọt 20,6 Tiêu chảy 15,5

Tê bàn tay 23,8 Khô miệng 30,3

Mắt bị mờ 12,3 Da tái xanh 45,8

Buồn nôn 43,8 Gầy yếu 41,9

Đối với một hệ sinh thái nông nghiệp việc thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu có thể gây ra những xáo trợn làm mất tính ổn định của hệ. Hóa chất bảo vệ thực vật được phun nhằm tiêu diệt sinh vật gây hại cho cây trồng nhưng lại có mợt phần rất lớn sau khi được phun cho cây trồng sẽ tiếp tục di chuyển đến các phần khác của hệ sinh thái và gây ra ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các loài sinh vật trong hệ. Tại Song Phương hiện nay đang tồn tại mợt vấn đề bức xúc đó là vấn đề chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật. Theo quan sát trên thực địa, lượng chai lọ, bao bì đựng thuốc trừ sâu không được thu gom, xử lý, đây là nguồn lan truyền chất ô nhiễm độc hại trong môi trường đất, nước… Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do thói quen xả thải bừa bãi của người dân từ lâu mà chưa được các cấp chính quyền quan tâm xử lý chỉ đạo.

Tác đợng của hóa chất bảo vệ thực vật đối với động vật: sau mỗi đợt xử lý thuốc, do không bị trúng thuốc hay trúng ở dưới liều lượng gây chết, các loài sâu bệnh hoặc dịch hại sẽ phát triển trong điều kiện khác trước, mật độ quần thề dịch hại giảm giảm, cây trồng sinh trưởng mạnh hơn, dịch hại hưởng nguồn thức ăn dồi dào hơn, chất lượng cao dễ thay đổi sức sinh sản, đặc điểm sinh lý của cá thể trong quần thể, mật độ thiên địch và vi sinh vật có ích ít, nên dịch hại dễ hồi phục số lượng. Dưới tác động của liều dưới mức gây chết, dịch hại sẽ phát triển mạnh gây

khó khăn cho việc phịng trừ[17]. Tính chống kháng thuốc bảo vệ thực vật được hình thành mạnh nhất ở cơn trùng và nhện [12]. Khi sử dụng bảo vệ thực vật được thường xuyên dịch hại về lâu dài sẽ hình thành tính kháng thuốc, để trừ dịch hại chống thuốc, biện pháp đầu tiên là phải sử dụng nhiều thuốc hơn, liều lượng tăng cao, thay đổi loại thuốc, tri phí vì thế mà tăng cao hơn, môi sinh môi trường bị đầu độc nhiều hơn, trong hệ sinh thái nơng nghiệp nhiều loài sinh vật có mối quan hệ qua lại, mật thiết với nhau, bên cạnh mối quan hệ hỗ trợ các loài này cịn có mối quan hệ đối kháng cạnh tranh. Các mối quan hệ này hết sức phức tạp nhưng tạo thế cân bằng giữa các loài, không cho phép mợt loài nào đó trong hệ sinh thái phát triển quá mức, tạo nên những trận dịch[18]. hệ sinh thái càng phức tạp, càng nhiều loài sinh vật khác nhau thì mức đợ bền vững của hệ sinh thái đó càng cao. Tính đa dạng trong hệ sinh thái nông nghiệp tuy không bằng hệ sinh thái tự nhiên nhưng cũng luôn thay đổi và chịu sự ảnh hưởng dưới tác động của con người. Và thuốc bảo vệ thực vật là một trong những yếu tố quan trọng do con người tạo ra làm mất tính ổn định của quần thể sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật dùng trên qui mô càng lớn, thời gian dùng càng dài và số lần phun thuốc càng nhiều thì sẽ càng làm giảm số lượng cá thể trong loài và số loài trong quần thể. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới số lượng các loài thiên địch trong nông nghiệp.

Xuất hiện dịch hại mới hay bùng phát dịch hại thứ cấp: sau một thời gian dài dùng thuốc để trừ những loài sâu hại phổ biến thì mợt số loài dịch hại chủ yếu trước đây chỉ cịn gây hại khơng đáng kể. Ngược lại một số loài dịch hại trước đây khơng gây hại là bao thì nay trờ nên nguy hiểm và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn. Việc phòng trừ loại dịch hại mới bùng phát này thường khó khăn hơn rất nhiều so với trước kia. Ở Việt Nam sau 6 – 7 năm dùng thuốc DDT và Wofatox để trừ sâu hại chính trên cây chè, cam, quýt và bông đã làm cho nhện hại cây từ chỗ là dịch hại không đáng kể trở thành một loài dịch hại nguy hiểm gây khô lá trên diện rộng. Các loài rệp sáp theo đó cũng phát triển mạnh (Vũ Cơng Hậu 1969, Hồ Khắc Tín, 1982). Sự tái phát của dịch hại: ngay sau khi dùng thuốc trừ dịch hại, tác dụng nhanh chóng làm số lượng dịch hại giảm đi đáng kể. Nhưng sau một thời gian ngắn chúng lại hồi phục và số lượng thì nhiều hơn trước nhiều lần. Để chống lại người ta lại dùng thuốc và tương ứng thì số lượng cũng phải lớn hơn nhiều lần, và khoảng cách thì ngày càng ngắn lại dẫn tới thời gian dịch hại hồi phục lại càng ngắn hơn, số lần tái phát càng nhanh và ngày càng nặng thêm, dịch hại dễ chống thuốc, đời sống các sinh vật có ích bị đe dọa và môi trường càng bị ô nhiễm hơn.

Tác động tới các loài động vật sống trong đất: một số loại thuốc trừ sâu làm giảm số lượng cá thể của các loài động vật sống trong đất ngay cả khi ở liều sử dụng, tuy nhiên một số khác lại khơng gây hại gì thậm chí cịn có yếu tố kích thích sự tăng trưởng về số lượng của những loài này. Tác hại nặng nhẹ của các loại thuốc trừ sâu đến các loài động vật sống trong đất tùy thuộc chủ yếu vào loại thuốc, liều lượng và nồng độ, phương pháp sử dụng thuốc và điều kiện ngoại cảnh.

Tóm lại, qua thức ăn, nguồn nước, thuốc bảo vệ thực vật có thể được tích lũy trực tiếp trong cơ thể đợng vật, thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ngợ đợc cấp tính và mãn tính cho đợng vật máu nóng. Khi ngợ đợc nhẹ, đợng vật có thể ăn ít, giảm cân, tăng trọng kém, đẻ ít, tỷ lệ trứng nở của gia cầm thấp hơn bình thường đồng thời gây ra các bệnh trực tiếp cho các loài động vật. Thuốc bảo vệ thực vật dễ gây hại cho các loài sinh vật có ích, các loài chim và đợng vật hoang dã. Bên cạnh tác hại trực tiếp chúng còn làm giảm nguồn thức ăn cho các loài cá, động vật và các loài ký sinh thiên địch [16]. Tác động này càng mạnh và nguy hiểm hơn nếu chúng ta dùng các loại thuốc có khả năng tồn tại lâu trong mơi trường. Trong chuỗi thức ăn, hàm lượng TBVTV có trong mỗi cơ thể ở mỗi mắt xích thường có sự cơ đặc hơn

3.4. Định hƣớng sử dụng hợp lý hệ sinh thái

3.4.1. Bảo tồn giá trị đa dạng sinh học

Qua những phân tích ở trên ta thấy rằng sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái đồng ruộng tại xã Song Phương đang bị đe dọa một cách nghiệp trọng bắt nguồn từ các hoạt động nông nghiệp cũng như các nguồn phi nơng nghiệp. Các mối đe dọa này có thể được chia thành bốn nhóm theo nguồn gốc của chúng:

- Chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị kể cả xây dựng các khu công nghiệp dẫn đến sự mất mát sinh cảnh tự nhiên.

- Sự thay đổi về thành phần và không gian của đất nông nghiệp, đặc biệt là những thay đổi làm suy giảm, tiêu diệt hay làm biến đổi những khu vực được coi là có đa dạng sinh học cao.

- Sự mất mát các loài thực vật do hậu quả sử dụng các loại hóa chất nơng nghiệp, ơ nhiễm sinh cảnh từ những nguồn phi nông nghiệp như công nghiệp nông

thôn, bãi đổ rác, hay sự phá hủy sinh cảnh trực tiếp do đốt lửa hay phát quang dọn dẹp.

- Sự mất đa dạng sinh học ở cấp đợ gen nói chung trong các loài cây nông nghiệp và các loài động vật được nuôi trồng trên đất nông nghiệp do sự chuyên canh hóa.

Bốn yếu tố này thường có liên quan với nhau và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như sự phát triển dân số, hoạt động nông nghiệp, áp lực của thị trường, công nghệ sản xuất và sự tăng trưởng của cơng nghiệp. Chính vì vậy cần phải có các biện pháp bảo tồn sự đa dạng sinh học trong hệ sinh thái đồng ruộng cụ thể:

a. Sinh thái đồng ruộng

Đồng ruộng là một trong những thành phần quan trọng và chính yếu của hệ sinh thái nơng nghiệp[25] , bởi vậy, các cánh đồng sẽ tạo ra rất ít cơ hợi cho việc thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học do trọng tâm của cánh đồng là sản xuất nơng nghiệp. Nhưng mợt số biện pháp tích cực có thể sử dụng đó là [10]:

- Trồng cây khỏe: để có cây khỏe thì ngun tắc đầu tiên là phải chọn được

giống tốt, kết hợp với trồng cây đúng mật đợ, chăm sóc hợp lý, cây khỏe có khả năng chống chọi sâu bệnh hại tốt hơn, giảm thiệt hại khi có sâu dịch tấn cơng.

- Bảo vệ thiên địch: cơn trùng là nỗi ám ảnh của nhà nơng vì chúng là ngun

nhân chính phá hại mùa màng, nhưng thật ra số loài côn trùng trực tiếp hay gián tiếp phá hại mùa màng của chúng ta thường khơng nhiều lắm, tính trung bình trên toàn thế giới thì trong mợt trăm loài cơn trùng có mợt hai loài gây hại cho con người[15], có mợt số lượng loài cơn trùng lớn là bạn của nhà nông, chúng hoặc ăn, hoặc ký sinh gây chết các loài sâu bệnh hại, đó là những loài thiên địch. Sự tồn tại của các loài thiên địch góp phần khơng nhỏ giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho mùa màng, tuy nhiên việc sử dụng thuốc trừ sâu với mục đích trừ sâu hại lại vơ tình hủy hoại cả những loài thiên địch, vì thế mợt trong những ngun lý quan trọng để thực hiện tốt IPM chính là bảo vệ thiên địch, tạo nơi sống và nguồn sống cho chúng.

- Thường xuyên thăm đồng: việc thường xuyên thăm đồng sẽ giúp người dân

sâu bệnh hại để có biện pháp sử lý kịp thời giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể có, bên cạnh đó việc này cịn giúp người dân đúc rút kinh nghiệm trong chăm sóc đồng ṛng, qua đó trình đợ khoa học và kinh nghiệm của người dân sẽ ngày càng được nâng cao.

- Người nông dân trở thành chuyên gia: nông dân là người hiểu đồng ṛng

của mình hơn ai hết, sau khi được nâng cao trình đợ sẽ nắm chắc được các biện pháp cần thiết, đưa ra được quyết định đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh của mình, trên cơ sở đó trao đổi với bà con khác mợt cách sác thực dễ tạo sự tin tưởng với người dân, đồng thời thể hiện sự tôn trọng ý kiến của nhà nông, hiệu quả đạt được cao hơn do khuyến khích được người dân tích cực tham gia.

- Phịng trừ dịch hại : sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách hợp

lý, phù hợp với mức độ sâu bệnh ở từng giai đoạn, sử dụng thuốc hóa học hợp lý, đúng kỹ thuật, đúng chủng loại, đúng liều lượng và nồng độ và đúng thời điểm.

- Tăng cường sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật sinh học nhằm giảm

thiểu tác hại.

b. Các cây thân gỗ đơn lẻ và khoảnh trồng cây gỗ tập trung nằm giữa các khu trồng trọt

- Đối với các khoảnh rừng: Những khu vực này có thể được mở rợng bằng cách bổ sung các loài cây thân gỗ, đã từng sống trong vùng mà hiện nay khơng cịn hoặc cịn tương đối ít; khuyến khích sự hiện diện của các ao và mương giữ nước bên trong các khoảnh rừng. Các khoảng rừng có nước có các loài cây sống ven sơng mà các khoảnh rừng thiếu nước khơng có.

c. Ao và hồ

Ao là một trong những sinh cảnh phổ biến của HST nông nghiệp Việt Nam và cũng được gặp rất nhiều ở địa bàn nghiên cứu, thường là được bao quanh bởi các đường bờ và ở trong khu vực vườn gia đình. Đây cũng là một trong những sinh cảnh có vai trị quan trọng đối với ĐDSHNN, đóng góp rất nhiều vào đa dạng đợng vật thủy sinh và lưỡng cư, động vật đáy…Để bảo vệ ĐDSHNN ở sinh cảnh này:

- Giữ nước trong ao quanh năm không để cho tình trạng khơ cạn xảy ra.

- Hệ thống ao nên kết hợp với ruộng đồng, tăng cường ĐDSH các động vật thủy sinh nhỏ.

- Đảm bảo ao ln có nhiều ánh sáng, các cây thủy sinh như bèo nên hạn chế về mật độ đảm bảo lượng oxy cần thiết cho động thực vật khác trong ao.

d. Bờ ruộng và ven đường

- Duy trì nhiều loại cây phong phú. Có ba hướng chính mà bà con nơng dân

dùng để quản lý sinh cảnh này đó là theo hướng làm tăng ĐDSH hai là làm giảm ĐDSH và ba là không quản lý, để bờ phát triển tự nhiên. Tại thơn Đoàn Kết, hai hình thức được gặp nhiều nhất đó là làm giảm ĐDSH khi người dân thực hiện rạc sạchcỏ đường bờ, chặt phát quang bờ làm thay đổi sinh cảnh, mất nơi sống của nhiều loại cây cỏ, cơn trùng khác nhau trong đó có nhiều loại có ích và khơng quản lý. Cần phải nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý đường bờ theo hướng làm tăng ĐDSH tức tận dụng diện tích này để trồng các loại cây phù hợp lấy sản phẩm hay tạo sinh cảnh cho các loài quan trọng, tăng các loại cây nhỏ và lớn khác nhau.

- Có thể trống các loài hoa trên đường bờ như mơ hình ― ṛng lúa bờ hoa‖ đã

được áp dụng rất thành công ở nước ta, mục đích nhằm thu hút, dẫn dụ các loài thiên địch, tạo môi trường sống cho chúng, giảm bớt tác hại của TBVTV đối với các loài này.

- Không dùng thuốc trừ sâu đặc biệt là thuốc trừ cỏ trên khu vực này.

- Rơm rạ và các phế phẩm nơng nghiệp khác có thể để lại trên bờ nhằm tạo

sinh cảnh cho các loài sinh vật sinh sản và phát triển.

e. Mương nội đồng

Là sinh cảnh quan trọng, nơi sinh sống ẩn láu của nhiều loại côn trùng, một số động vật thủy sinh và cả động vật đáy, trên bờ mương là nơi phát triển của nhiều loại cây cỏ, có tính đa dạng cao, cũng giống như bờ ruộng, khu vực này nên:

- Trồng đa dạng các loài thực vật ở bờ mương, có thể trồng các loại rau, cây

- Đảm bảo nước chảy dễ dàng trong mương, khơng có vật cản nhằm tạo mơi

trường tốt nhất cho các loài phát triển.

- Khơng rửa bình phun thuốc, bao bì, chai lọ đựng hóa chất BVTV xuống

mương.

- Không vứt rác xuống mương.

3.4.2. Sử dụng bền vững hệ sinh thái nông nghiệp

Sử dụng bền vững hệ sinh thái nông nghiệp là việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên của hệ sinh thái đảm bảo khơng có tác đợng có hại làm thay đổi quy luật phát triển của hệ sinh thái.

Nông nghiệp sinh thái được hiểu một cách cơ bản là là sản xuất những gì theo tự nhiên, khơng sử dụng nhiều hố chất hay những biện pháp kỹ thuật không phù hợp với môi trường sinh thái. Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái sẽ giúp giải quyết được ba vấn đề cơ bản:

Thứ nhất không làm mất cân bằng sinh thái trên đồng ṛng, vì lâu nay,

SXNN tại đây đã sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc BVTV có nguồn gốc hoá học. Việc lạm dụng hoá chất đã khiến cho hệ sinh thái trên đồng ruộng bị mất cân bằng nghiêm trọng, từ đó dẫn tới nhiều nguy cơ như dễ bùng phát dịch hại.

Thứ hai là không ảnh hưởng xấu tới môi trường. Từ lâu, việc tác động vào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học lê ngọc hào (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)