Nguyên nhân ngoại sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá diễn biến bồi xói vùng hạ lưu sông ba từ cầu đà rằng mới đến cửa đà diễn, tỉnh phú yên (Trang 47 - 50)

1.3. THỰC TRẠNG BỒI XĨI LÕNG DẪN CỦA SƠNG VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH

1.3.2.2. Nguyên nhân ngoại sinh

Tác động của gió

Gió làm dịch chuyển bùn cát trên bờ biển vào trong đất liền, hoặc khi nƣớc dâng do bão cuốn bùn cát, và các trầm tích trên bề mặt bãi biển lên trên phần bãi cao hoặc vƣợt qua dải cát vào sâu trong lục địa. Một phần bùn cát bị vận chuyển dọc bờ dƣới tác dụng của gió, sóng và dịng chảy và bị dịng triều đƣa vào bên trong cửa sơng, tạo thành các bãi bồi triền lên.

Gió có tác động gián tiếp gây xói lở, bồi tụ bằng cách tạo ra sóng, dịng chảy là những yếu tố trực tiếp gây ra hiện tƣợng đó. Gió trong giơng, bão có thể bốc đi một khối lƣợng đáng kể cát ở bờ biển, song tác động chính gây xói lở vẫn do các hậu quả chính của gió bão là sóng bão và dịng chảy trong bão.

Sự phân bố không đều nguồn bồi tích ở khu bờ

Nguồn gốc bùn cát trong vùng ven biển cửa sơng nói chung là từ 2 nguồn cơ bản: bùn cát từ thƣợng lƣu các con sơng đổ ra biển từ các dịng chảy sông và từ biển mang vào khu bờ dƣới tác động của sóng và dịng triều. Bùn cát lơ lửng từ thƣợng lƣu mang về đóng vai trị chính trong việc hình thành các bãi bồi, đảo chắn ở vùng cửa sơng ven biển, cịn thành phần bùn cát do dòng triều mang từ biển vào đóng vai trị thứ yếu. Điều này cũng có nghĩa rằng những đoạn bờ gần cửa sơng thƣờng đƣợc bồi tụ và ít bị xói lở cịn những đoạn bờ xa cửa sơng thì thƣờng bị xói lở.

Theo các nghiên cứu về dao động mực nƣớc đại dƣơng trên thế giới cho thấy nhiều thập kỷ gần đây mực nƣớc đại dƣơng có chiều hƣớng tăng lên, với mức độ khác nhau. Ở Việt Nam qua số liệu thống kê nhiều năm của các trạm ven biển trong vòng mấy chục năm qua cũng thể hiện quá trình biến động của mực nƣớc biển có chiều hƣớng tăng. Mức độ tăng trung bình nhỏ nhất là 0,05 mm/năm và lớn nhất là 2,5 mm/năm.

Trong những năm gần đây mực nƣớc biển tăng trung bình 2,25 mm/năm (tại Hịn Dấu), trong khi đó phần lục địa ven biển Trung bộ chỉ đƣợc dâng lên với giá trị trung bình 0,5  1 mm/năm, nhỏ hơn hẳn so với mực nƣớc biển dâng tại Hịn Dấu tới 3,7 lần. Điều đó chứng tỏ biển tiến đang xảy ra trên suốt dọc bờ biển của nƣớc ta, dẫn đến nhiều đoạn bờ bị chìm ngập dƣới mực nƣớc biển và năng lƣợng sóng truyền vào bờ cũng đƣợc tăng lên, kết quả là mức độ xói lở bờ tăng lên.

Sự gia tăng của bão và áp thấp nhiệt đới

Cửa Đà Diễn là dạng lagoon với cửa thông ra biển hẹp và có một diện tích chứa nƣớc lớn phía trong với nhiều nhánh sơng đổ ra. Hiện tại, cửa Đà Diễn có 2 nhánh sơng chính trƣớc khi đổ ra biển là: sông Chùa nằm ở bờ trái với độ rộng khoảng 140 m, sâu trung bình 2,5 m và sơng chính Đà Rằng nằm ở phía phải, dịng bị chia cắt mạnh với nhiều bãi nổi và chìm, liên tục thay đổi trong lịng sơng. Độ rộng lịng chính khoảng 1000 m, độ sâu tại dịng chính đạt từ 1,0 - 2,0 m, vào mùa kiệt chỉ còn lại những lạch nhỏ độ rộng chừng 15 – 20 m có thể lội qua đƣợc. Cửa Đà Diễn đƣợc bảo vệ bởi bờ cát (bar) phía trái cao khoảng 3 m và bờ cát phía phải cao khoảng 3 - 4 m. Do nằm ở khu vực biển thống, cửa sơng ven biển Đà Rằng là đối tƣợng bị tác động mạnh của gió mùa và bão, ngồi ra còn bị ảnh hƣởng của lũ trong sơng nên hình thái của cửa sơng ln bị biến đổi. Sự biến đổi của cửa sông theo thời gian: với mức độ từng giờ, xảy ra trong những trận lũ, bão; thay đổi theo tháng xảy ra trong sự biến đổi của gió mùa và thay đổi theo năm phụ thuộc vào biến đổi của khí hậu tồn cầu.

Dựa trên những kết quả điều tra khảo sát cho thấy, lịng sơng phía trong cửa sơng đang bị biến đổi mạnh. Nhìn chung, lịng sơng đƣợc mở rộng và nông hơn, những bãi cát nổi phía trong cửa sơng đƣợc di chuyển ra phía gần cửa sơng dạng đảo cát trơi.

Bùn cát trong sông đƣợc sinh ra do tác động tƣơng hỗ giữa dòng nƣớc và bề mặt lƣu vực. Lƣợng bùn cát trong sơng có quan hệ mật thiết với: độ dốc lƣu vực, tình hình mặt đệm, ở đây chủ yếu là lớp phủ thực vật trên bề mặt lƣu vực. Đặc biệt những năm gần đây dòng chảy bùn cát khơng cịn mang tính tự nhiên nữa, do có tác động của con ngƣời nhƣ việc chặt phá rừng, làm rẫy phát nƣơng, cấy cày trồng trọt, làm thay đổi tình hình mặt đệm.

Các cơng trình thủy điện trên lưu vực sơng Ba

Trên lƣu vực sơng Ba thì các cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ trên các dịng nhánh của lƣu vực sơng Ba chủ yếu là đập dâng sử dụng lƣu lƣợng cơ bản, sau đó đƣợc chuyển qua kênh dẫn hở vào đƣờng ống áp lực và nhà máy thuỷ điện sau đập. Tuy nhiên cũng có một số trạm thuỷ điện dự kiến xây dựng bằng hồ chứa điều tiết ở thƣợng nguồn các nhánh suối nhỏ để phát điện đơn thuần nhƣ trạm thuỷ điện Đăk Dinh Dong, KrôngPa, ĐakBLe.

Do lƣợng bùn cát bị lắng đọng rất lớn trong các hồ thuỷ điện gây nên thiếu hụt bùn cát vùng hạ du và ven biển cửa sông. Bờ sơng vùng hạ lƣu thƣờng bị xói lở và đặc biệt vùng ven biển cửa sơng, các bãi bồi có xu hƣớng bị xói lở để bù đắp lƣợng thiếu hụt đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá diễn biến bồi xói vùng hạ lưu sông ba từ cầu đà rằng mới đến cửa đà diễn, tỉnh phú yên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)