Các sinh cảnh và cồn cát ở vùng triều cửa sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước trong hệ sinh thái vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 28 - 31)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Đặc điểm và hiện trạng sử dụng môi trƣờng hệ sinh thái đất ngập nƣớc

1.3.1. Các sinh cảnh và cồn cát ở vùng triều cửa sông

Khu Ramsar Xuân Thuỷ nằm trong vùng cửa sông Hồng với các sinh cảnh rõ nét: sinh cảnh vùng triều cửa sông và sinh cảnh các bãi bồi cửa sông.

1.3.1.1. Các sinh cảnh vùng triều cửa sông

Đặc trưng cơ bản của các sinh cảnh vùng triều cửa sông là mối quan hệ phát sinh, phát triển của sinh cảnh với quá trình tương tác biển và sông ở khu vực cửa sơng. Nhờ dịng chảy của sơng đưa vật chất từ đất liền ra cửa sông và biển ven bờ, cùng với vận động của thủy triều, sóng, dịng chảy biển ven bờ và các tác nhân khác đã hình thành nên vùng nước và nền thổ nhưỡng của đất ướt ngập triều với hình thái, đặc tính thủy lý hố khác nhau ở vùng triều cửa sông tạo nên môi trường sống đặc trưng của sinh cảnh này.

Theo đặc điểm điều kiện môi trường sống và sự phát triển quần xã sinh vật, có thể phân biệt các sinh cảnh khác nhau ở vùng triều cửa sơng.

a) Bãi triều lầy có rừng ngập mặn

cảnh là có thảm rừng ngập mặn phát triển mạnh trên nền bùn nhuyễn, bùn cát. Bãi triều lầy có rừng ngập mặn phát triển tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng của các vùng triều biển nhiệt đới. Loại sinh cảnh này thường ở khu triều giữa và triều cao, nơi có thời gian ngập nước khi triều cường trong ngày. Khu vực này là môi trường thuận lợi cho nhiều nhóm hải sản ven biển.

Trong sinh cảnh bãi triều lầy, rừng ngập mặn (mangrove) là kiểu hệ sinh thái đặc trưng của vùng triều ven biển ở đây. Dưới góc độ sinh thái học, rừng ngập mặn là một kiểu hệ sinh thái sản xuất cung cấp thức ăn thông qua chuỗi thức ăn tự nhiên mà khởi đầu là các cây ngập mặn. Chúng là kiểu rừng nhiệt đới sớm nhất bởi đặc điểm sinh học sinh sản và tính thích ứng sinh thái với điều kiện sống vùng triều giữa, là nơi cư trú, sinh sản của cả một quần xã sinh vật rừng ngập mặn rất phong phú, có tầm quan trọng lớn về nguồn lợi biển ven bờ và bảo vệ vùng ven biển.

b) Bãi triều lầy khơng có rừng ngập mặn

Các dạng bãi triều thẳng, bằng phẳng, ngập nước thường xuyên vào những ngày nước kém, chỉ được phơi cạn vào kỳ nước cường. Đặc điểm quan trọng của sinh cảnh này là khơng có rừng ngập mặn che phủ, chỉ có thực vật nhỏ phân tán hoặc khơng có. Nền đáy có thể là cát bột, bùn cát, bùn sét tùy theo điều kiện động lực mạnh hoặc yếu của q trình tương tác sơng và biển. Do khơng có thực vật che phủ, trao đổi nước tốt, nên là môi trường phát triển hải sản tốt. Thường thấy ở các vùng cửa sông châu thổ.

1.3.1.2. Các cồn cát ở vùng triều cửa sơng

Được hình thành phổ biến ở vùng cửa sơng Hồng, từ các nguồn cát các sông đưa ra được các dịng chảy ven bờ và sóng di chuyển về hai phía cửa sơng, thường thấy ở các vùng cửa sơng châu thổ, tạo nên các cồn cát chạy song song với bờ, chắn ở phía ngồi cửa sơng. Có thể xem đây là một kiểu bãi bồi ở vùng cửa sơng, được hình thành trong q trình động lực sơng-biển. Phía trong các cồn cát thường là các hệ lạch triều ngang hoặc các bãi triều lầy có thực vật ngập mặn. Nền đáy các cồn cát thường là bùn cát hoặc cát bùn, nhưng nhìn chung hàm lượng hữu cơ thấp, thành phần sinh vật kém phong phú.

Địa hình vùng bãi triều bị phân cắt bởi các lạch sông nhỏ là sông Vọp và sông Trà vốn chia khu vực này thành 4 khu là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh.

Bãi Trong: Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài

khoảng 12km, chiều rộng bình qn khoảng 1.500 m. Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia Ngự Hàn và phía Nam bị sơng Vọp giới hạn. Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ơ thửa, hình thành các đầm nuôi tôm cua và khai thác hải sản. Diện tích Bãi Trong khoảng 2.500 ha, trong đó có khoảng 800 ha đất bãi bồi đã được trồng RNM.

Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà với chiều dài khoảng

10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2.000 m. Phần diện tích Cồn Ngạn nằm trong vùng đệm đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản. Phần còn lại thuộc vùng lõi của khu Ramsar Xuân Thủy là vùng bị đê Vành Lược và sơng Trà giới hạn thì vẫn cịn rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tôm (ở giáp cửa sơng Ba Lạt). Ngồi ra, một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuôi ngao quảnh canh. Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2.000 ha.

Cồn Lu: Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12.000m và

chiều rộng bình qn khoảng 2.000m. Ở phía Đơng và Đơng Nam Cồn Lu cịn có cồn cát cao (1,2m - 2,5 m) khơng bị ngập triều. Địa hình của Cồn Lu thấp dần về phía sơng Trà. Trừ các cồn cát, diện tích cịn lại của Cồn Lu là phần đất có nước thuỷ triều lên xuống tự do với rừng ngập mặn phát triển. Tổng diện tích của Cồn Lu xấp xỉ 2.500 ha.

Cồn Mờ (Cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5

- 0,9m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200 ha

Tại khu vực khu Ramsar Xuân Thuỷ: Cồn Ngạn là cồn cát lớn nhất, trên đó chủ yếu là các đầm ni trồng thuỷ sản và hầu hết có rừng ngập mặn bao phủ. Cồn Lu gồm một bãi cát rộng lớn, cùng các bãi bồi lầy. Cồn Xanh (cồn Mờ) là cồn nhỏ nhất có lớp cát mỏng và vẫn đang tiếp tục bồi đắp do phù sa từ sông Hồng đem lại.

Cồn Xanh và Cồn Lu thường bị ngập khi thuỷ triều lên.

Khu Ramsar Xuân Thuỷ và vùng cửa sông Ba Lạt đã được điều tra, nghiên cứu nhiều vào các thời điểm khác nhau về các lĩnh vực như điều kiện tự nhiên, môi trường, tài nguyên sinh vật, bảo tồn ĐDSH. Bởi vậy, cho đến nay, đã có khá nhiều các dẫn liệu điều tra cơ bản rất có giá trị làm số liệu nền [32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước trong hệ sinh thái vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)