Kết quả phân tích chất lượng nước tại VQG Xuân Thủy tháng 12/2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước trong hệ sinh thái vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 60 - 80)

Chỉ tiêu N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 T (0C) 22 22,8 23,3 22,7 22,7 27,8 22 26,4 25,7 pH 7,5 6,8 6,9 7,5 7,2 6,7 7,5 6,6 6,7 DO (mg/l) 7,30 7,73 8,21 7,92 7,90 7,30 7,92 7,10 7,21 COD (mg/l) 14,38 18,14 23,00 16,59 17,03 17,70 11.06 28,98 16,15 Độ mặn(%) 0,68 0,83 0,87 0,80 0,76 0,71 0,75 0,72 0,82 TDS (mg/l) 12,50 10,40 14,90 28,70 25,5 32,85 22,0 19,57 19,63 Ca2+ (mg/l) 2,50 6,13 6,00 6,50 5,75 6,50 5,25 5,50 5,50 Mg2+ (mg/l) 1,00 2,75 1,00 3,00 6,50 0,75 3,25 1,25 0,75 Pb2+ (µg /l ) 0,90 3,39 2,53 2,91 2,34 3,79 3,77 4,84 4,51 Cd2+ (µg /l) 4,71 4,69 4,67 4,77 5,05 4,20 4,52 4,31 4,31 NO3- (mg/l) 1,58 1,13 2,15 1,6 0,84 0,72 1,51 2,75 1,26 NH4+ (mg/l) 0,22 0,16 0,18 0,02 0,12 0,07 0,13 0,14 0,12

Nhiệt độ

Các mẫu nước thu được qua đợt khảo sát tháng 12/2012 do vào mùa đông nên nhiệt độ trung bình có giảm hơn so với các mẫu nước lấy vào tháng 7/2011. Nền nhiệt tại các vị trí lấy mẫu khác nhau, đối với một số mẫu nước lấy gần bờ hay các cồn có nhiệt độ cao hơn so với các mẫu nước lấy ở ngồi sơng. Nhiệt độ dao động trong khoảng từ 220C đến 27,80C, phù hợp cho thủy sinh vật sinh trưởng và phát thiển thuận lợi.

pH

pH các mẫu nước lấy tháng 7/2011 đều có tính kiềm yếu thì các mẫu nước lấy tháng 12/2012 có pH từ trung tính cho đến kiềm yếu. pH thấp nhất (pH = 6,6) là của mẫu nước lấy ở trạm bảo vệ cồn ngạn gần khi nuôi vạng, trong khi đó các mẫu nước lấy ở nhưng vị trí cịn lại có pH dao động từ 6,7 đến 7,5. Nhìn chung, giá trị pH của nước trong VQG Xuân Thủy đều nằm trong tiêu chuẩn CLNM loại A (6,0 – 8,5).

Hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc (DO)

Tuy hàm lượng DO của các mẫu nước đều giảm so với các mẫu nước lấy tháng 7/2011 nhưng đều nằm trong giới hạn cho phép, là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của các sinh vật thủy sinh. Hàm lượng DO cao nhất (8,21 mg/l) là của mẫu nước lấy ở ranh giới giữa cồn ngạn và bãi trong, nơi thực vật rất phát triển, nhất là sú, vẹt. Tiếp đến là một số mẫu nước lấy ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cũng có hàm lượng DO cao, dao động quanh khoảng 7,9 mg/l. Thấp hơn là các mẫu nước lấy quanh trạm bảo vệ cồn ngạn, gần các khu nuôi vạng, nuôi tôm. Điều này cho thấy nước thải chăn nuôi thủy hải sản đã bắt đầu ảnh hưởng dần đến môi trường nước quanh khu vực này.

Nhu cầu oxy hóa học

Nhu cầu oxy hóa học của các mẫu nước lấy tại VQG Xuân Thủy đều nằm trong tiêu chuẩn CLNM loại A2 (≤ 15 mg/l) và B1 (≤ 30 mg/l), cụ thể:

Với 2 mẫu nước lấy tại khu vực cửa sông Hồng và mẫu nước lấy trên địa phận sông Trà ở gần trạm bảo vệ cồn Ngạn có nồng độ COD nằm trong tiêu chuẩn CLNM loại A2 là môi trường phù hợp để bảo tồn động thực vật thủy sinh.

Đối với các mẫu nước còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn CLNM loại B1 phù hợp với mục đích tưới tiêu và có khả năng gây ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật thủy sinh, đặc biệt với mẫu nước lấy ở gần khu nuôi vạng có hàm lượng COD cao nhất (28,98 mg/l), tại khu vực này xuất hiện một số cây trang lớn bị chết, môi trường nước qua quan sát xuất hiện nhiều váng đục.

Nhìn chung, nồng độ COD của các mẫu nước thu được qua đợt khảo sát tháng 12/2012 đều cao hơn rất nhiều so với các mẫu nước thu được tháng 7/2011. Nguyên nhân dẫn đến hàm lượng COD gia tăng chỉ sau 1 năm có thể do việc tàu thuyền đi lại nhiều trong khu vực VQG làm rò rỉ xăng dầu khiến cho hàm lượng DO giảm và hàm lượng COD ngày càng tăng. Một nguyên nhân nữa có thể thấy là do nước thải trong q trình ni trồng thủy sản khơng được xử lý trước khi đổ ra sông cũng dẫn đến làm tăng hàm lượng COD trong nước.

Độ mặn

Độ mặn của các mẫu nước lấy tại những vị trí khác nhau có sự dao động không đáng kể và rõ rệt như của các mẫu nước qua đợt khảo sát tháng 7/2011. Độ mặn dao động trong khoảng từ 0,68 – 0,87 %, tuy có giảm so với lần khảo sát tháng 7/2011 nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của sinh vật thủy sinh.

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

Tổng chất rắn hòa tan của các mẫu nước lấy tại VQG Xuân Thủy tháng 12/2012 đều nằm trong giới hạn cho phép dựa theo QCVN 38:2011/BTNMT, là môi trường phù hợp cho sinh vật thủy sinh phát triển bình thường. TDS tại các vị trí lấy mẫu khác nhau có sự chênh lệch rõ ràng, thấp nhất là mẫu nước lấy ở gần trụ sở VQG Xuân Thủy (10,40 mg/l), cao hơn gấp 3 lần là mẫu nước lấy tại gần cổng lấy nước từ sông vào đầm nuôi tôm (32,85 mg/l).

Hàm lƣợng Ca2+

, Mg2+ trong nƣớc

Xét theo từng khu vực lấy mẫu, hàm lượng Ca2+ và Mg2+ có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể với từng chỉ tiêu như sau:

Sự chênh lệch hàm lượng Ca2+ của mẫu nước có hàm lượng nhỏ nhất và lớn nhất là khoảng 3 lần. Hàm lượng Ca2+ của các mẫu nước dao động quanh khoảng từ 5,25 – 6,25 mg/l, ngoại trừ mẫu nước lấy ở khu vực cửa sơng Hồng thì lại có hàm lượng thấp nhất (2,5 mg/l).

Ngược lại với hàm lượng Ca2+, nồng độ Mg2+ dao động mạnh mẽ theo từng vị trí lấy mẫu khác nhau. Mẫu nước lấy ở gần đầm nuôi tôm, cổng lấy nước vào đầm nuôi tôm, khu vực cửa sông Hồng hay ngay cả mẫu nước lấy ở ranh giới giữa cồn Ngạn và bãi Trong đều có hàm lượng Mg2+ rất thấp, nằm trong khoảng từ 0,75 – 1,00 mg/l. Trong khi đó nồng độ Mg2+ đo được ở địa phận sông Trà lại lớn hơn đến 6 lần so với những vị trí trên, tiếp đến là mẫu nước lấy ở trên sơng vọp có nồng độ Mg2+ là 3 mg/l. Qua số liệu phân tích được có thể thấy, đi sâu vào vùg lõi thì hàm lượng Mg2+

cao hơn so với những vùng lân cận.

Hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc (Pb2+, Cd2+)

Hàm lượng Pb2+ và Cd2+ đề nằm trong giới hạn cho phép dựa theo QCVN 38:2011/BTNMT. Hàm lượng Pb2+

biến thiên khác nhau theo từng vị trí lấy mẫu và có sự dao động hàm lượng khá lớn giữa các khu vực trong VQG. Cụ thể, hàm lượng Pb2+ thấp nhất là 0,90 µg/l của mẫu đất lấy ở của sơng Hồng, lớn hơn 5 lần là mẫu đất lấy ở gần khu ni vạng (4,84 µg/l) nơi mà xuất hiện một số cây trang lớn bị chết. Trong khi đó hàm lượng Cd2+ lại có sự dao động khơng đáng kể, hàm lượng dao động trong khoảng từ 4,20 – 5,05 µg /l.

Hàm lƣợng nitơ tổng số trong nƣớc

- Hàm lượng nitơ (N-NH4+) trong nước: Hàm lượng N-NH4+ trong nước dao động quanh khoảng từ 0,02 – 0,22 mg/l tùy theo từng vị trí lấy mẫu khác nhau. Tất cả các mẫu nước đều có hàm lượng N-NH4+ nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 38:2011/BTNMT.

- Hàm lượng nitơ (N-NO3-) trong nước: Theo QCVN 38:2011/BTNMT hàm lượng N-NO3-

trong nước nhỏ hơn 5 mg/l thì khơng bị ơ nhiễm. Nhận thấy, các mẫu nước lấy ở 9 vị trí khác nhau trong VQG Xuân Thủy đều nằm trong giới hạn cho phép, cụ thể: hàm lượng N-NO3- dao động quanh khoảng từ 0,72 – 2,75 mg/l.

Hàm lượng nitơ tổng số trong nước đều nằm trong giới hạn cho phép, có sự biến đổi theo chiều hướng tốt so với lần khảo sát tháng 7/2011. Môi trường thuận lợi cho các thủy sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường.

3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

3.2.1. Kiểm sốt chất lượng mơi trường đất, môi trường nước

Kiểm sốt chất lượng mơi trường đất: Thói quen sử dụng hóa chất bảo vệ

thực vật trong sản xuất nông nghiệp của người dân vẫn chưa được thay đổi, người nông dân vẫn chưa quen với khái niệm sử dụng phân vi sinh, hoặc có chế độ canh tác thân thiện với môi trường. Nếu không sử dụng đúng cách thì trong tương lai khơng xa nồng độ hóa chất bảo vệ thực vật sẽ vượt q tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó q trình tích tụ, bồi lắng phù xa tại Sơng Hồng thường xuyên xẩy ra do quá trình vận chuyển bùn cát, do chế độ động lực học đường bờ khiến cho một số khu vực trong VQG bị xói lở. Vì vậy, để đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng đất của khu Ramsar Xuân Thuỷ, cần phải:

+ Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để hạn chế sự phát thải ô nhiễm từ đất liền ra biển nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các hoá chất độc hại vào khu Ramsar.

+ Hạn chế sử dụng các hố chất trong ni trồng thuỷ sản như chất làm sạch đầm nuôi tôm; đẩy mạnh nuôi thuỷ sản (tôm, vạng) theo cách truyền thống (ao tôm sinh thái hoặc ni sinh thái, tức hồn tồn ni dựa vào điều kiện tự nhiên) để đảm bảo duy trì được môi trường sống của các lồi tự nhiên và khơng gây ảnh hưởng đến chất lượng đất.

+ Cần có các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt mơi trường các vùng cửa sông, tránh việc thải rác bừa bãi và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường vào khu Ramsar.

+ Cần kiểm sốt chất lượng đất và có kế hoạch thích hợp cho hoạt động đánh bắt và ni trồng thuỷ sản trong khu vực bãi bồi và gần rừng ngập mặn để tránh hậu quả tiêu cực lên tài nguyên môi trường vùng triều.

Kiểm sốt chất lượng mơi trường nước:

Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để hạn chế sự phát thải ô nhiễm từ đất liền ra biển nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các hoá chất độc hại vào khu Ramsar.

Cần có các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt môi trường các vùng cửa sông, tránh việc thải rác bừa bãi và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường vào khu Ramsar.

Cần kiểm sốt chất lượng nước và có kế hoạch thích hợp cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực bãi bồi và gần rừng ngập mặn để tránh hậu quả tiêu cực lên tài nguyên môi trường vùng triều.

3.2.2. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước ở VQG Xuân Thủy

Trước những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường đất của khu Ramsar Xn Thủy, nếu khơng có các giải pháp cải tạo và bảo vệ hợp lý thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh cảnh, mơi trường sống của các lồi, đặc biệt là chim di cư và các lồi q hiếm của khu vực. Vì vậy, việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước ở VQG Xuân Thủy nhằm hạn chế tối đa các mối đe dọa đến môi trường khu Ramsar Xuân Thuỷ phục vụ phát triển bền vững ĐNN khu vực này.

Để có thể sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của Khu Ramsar Xuân Thuỷ, cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chế quản lý thích hợp chung cho tồn bộ Khu Ramsar Xn Thủy. Cụ thể nội dung quy chế phải tập trung vào các hoạt động sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học Khu Ramsar, vai trò của các bên liên quan trong quản lý hiệu quả VQG - Khu Ramsar Xuân Thủy.

Xuất phát từ yêu cầu bức xúc của cộng đồng địa phương về chia sẻ lợi ích và cộng đồng trách nhiệm trong quản lý bảo tồn và phát triển tài nguyên đất ngập nước thuộc vùng lõi của khu Ramsar - Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

Xây dựng quy chế có sự tham gia của cộng đồng địa phương và các cơ quan tư vấn hữu quan từ Trung ương đến địa phương về việc sử dụng khôn khéo và đồng quản lý bền vững tài nguyên đất ngập nước tại Khu Ramsar.

Tổ chức triển khai thí điểm các quy chế và đề án trên, giám sát, đánh giá và trình cấp thẩm quyền phê duyệt và ban hành văn bản pháp quy quản lý thích hợp.

KẾT LUẬN

Luận văn đã đưa ra được kết quả phân tích bước đầu về một số nguyên tố trong đất và trong nước để đánh giá hiện trạng và đề xuất được giải pháp cải tạo, bảo vệ hợp lý chất lượng đất khu Ramsar Xuân Thuỷ phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững khu Ramsar trước nhu cầu phát triển của xã hội, cụ thể:

- Môi trường đất: Độ chua (giá trị pHKCl) của các mẫu đất đều có tính kiềm yếu, hàm lượng phốt pho dễ tiêu đa số đều ở mức giàu. Một số chỉ tiêu Ca2+, Mg2+, NO3-, NH4+ đều ở mức thấp. Nồng độ kim loại nặng (Pb2+, Cd2+, As3+) đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam, tuy nhiên với một số mẫu đất lấy xung quanh các khu vực nuôi trồng thủy sản thì hàm lượng kim loại nặng có xu hướng tăng nhẹ (so sánh qua 2 đợt khảo sát, thu mẫu và phân tích nồng độ).

- pHKCl của các mẫu nước lấy tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy có giá trị gần trung tính cho đến kiềm yếu. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), chỉ số Coliform đều nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước, thuận lợi cho sinh vật thủy sinh sinh trưởng và phát triển. Hàm lượng phốt pho tổng số hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép ngoại trừ các mẫu nước lấy gần khu hút bùn cát gần trụ sở Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Hàm lượng Ca2+, Mg2+ tương đối thấp. Nồng độ các kim loại nặng (Pb2+, Cd2+, As3+) đều nằm trong giới hạn cho phép.

KIẾN NGHỊ

Sự can thiệp bất hợp lý của con người trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy sản và quy luật bồi lấp dịng sơng ở vùng triều, đã khiến cho việc điều hòa chế độ nước, chất lượng nước trong khu vực VQG Xuân Thủy gặp trở ngại lớn, tác động tiêu cực đến cân bằng sinh thái tự nhiên của khu vực. Vì vậy cần phải có sự điều chỉnh hợp lý, bằng các biện pháp kỹ thuật cũng như thể chế quản lý đảm bảo sự bền vững của môi trường sinh thái, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống của người.

Các mơ hình sử dụng đất ngập nước vùng ven biển nên phát triển theo hướng lâm ngư kết hợp bán thâm canh hoặc quảng canh cải tiến, sẽ duy trì rừng ngập mặn và lợi ích kinh tế lâu dài của người dân.

Đánh giá đúng hiện trạng môi trường đất và nước của khu vực vườn quốc gia Xuân Thủy, từ đó đưa ra giải pháp ban đầu nhằm kiểm sốt chất lượng mơi trường phục vụ việc phát triển kinh tế đa mục tiêu (sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dân sinh kinh tế và du lịch sinh thái).

Xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng tài nguyên ĐNN ven biển, vùng lõi khu Ramsar Xuân Thủy có sự tham gia của cộng đồng. Hoàn thiện hệ thống bản đồ rải thửa cho toàn vùng, đặc biệt là vùng lõi. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của các bên liên quan đối với các vùng có liên quan đến VQG Xuân Thủy. Xây dựng quy chế cộng đồng quản lý tài nguyên đất ngập nước ven biển. Tăng cường giám sát và đánh giá mơ hình quản lý và sử dụng ĐNN khu Ramsar Xuân Thủy.

Cần đầu tư nhiều hơn nữa về tài chính cũng như hợp tác nghiên cứu khoa học về môi trường tại VQG Xuân Thủy để xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá được sự biến động chất lượng mơi trường chính xác hơn nhằm kịp thời đưa ra những biện pháp cải tạo hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Thanh Bình, Nguyễn Viết Cách và cộng sự (2007), Vấn đề quản lý Vườn

quốc gia Xuân Thủy. Cục Bảo vệ môi trường – Trung tâm Bảo tồn sinh

vật Biển và Phát triển cộng đồng, Hà Nội, Việt Nam.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện nghiên cứu hải sản (2008),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước trong hệ sinh thái vườn quốc gia xuân thủy, nam định (Trang 60 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)