Kết quả đánh giá biến động bồi xói giai đoạn 200 5– 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa thuận an đến mũi chân mây, tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 79)

Đoạn bờ Tình trạng Độ dài (m) Tốc độ TB (m/năm) Diện tích (ha) Cƣờng độ Quy

Đơng bắc Thơn 3 xói 969 5,58 2,2 M TB

Thôn 2 Bồi 3.405 11,33 15,4 RM L

Nam bãi tắm Thuận An xói 406 6,84 1,1 M N

Tây nam bãi tắm Thuận An Bồi 559 12,87 2,8 RM TB

Tây bãi tắm Thuận An xói 446 12,98 2,3 RM N

Tây bắc bãi tắm Thuận An Bồi 842 15,65 5,3 RM TB

Bãi tắm Thuận An Bồi 1.711 5,48 3,7 M TB

Hình 19. Bản đồ biến động bồi – xói khu vực cửa Thuận An giai đoạn 2005-2009

Kết quả phân tích biến động xói lở bồi tụ khu vực cửa Thuận An theo các giai đoạn phần trên cho thấy:

- Các pha bồi xói diễn ra luân phiên. Trong giai đoạn 1983 đến 1991, đƣờng bờ biển của khu vực bị xói lở chiếm ƣu thế, nhƣng đến giai đoạn 1991 đến 1997, bồi tụ lại chiến ƣu thế. Tiếp đến giai đoạn 1997 đến 2002 xói lở lại chiến ƣu thế, nhƣng đến giai đoạn 2002 đến 2005, xói lở vẫn chiếm ƣu thế về quy mô chiều dài nhƣng cân bằng diện tích với bồi tụ và đến giai đoạn 2005 đến 2009 bồi tụ lại chiếm ƣu thế cả về quy mô và cƣờng độ.

- Các đoạn bờ trong khu vực bồi xói diễn ra đan xen nhau, đoạn bờ này bị xói thì đến đoạn bờ tiếp theo sẽ bị bồi tụ và ngƣợc lại. Điều này cho thấy nguồn bồi tích đƣợc lấy đi ở đoạn bờ này sẽ tích tụ tại đoạn bờ khác không di chuyển đi khỏi khu vực.

- Tại khu vực đông nam Thơn 2 xã Hải Dƣơng, bờ biển bị xói lở chiếm ƣu thế suốt từ năm 1997 đến 2005. Hiện tƣợng này có liên quan đến pha dịch chuyển cửa Thuận An về phía tây bắc. Đến giai đoạn 2005 – 2009 thì đoạn bờ này lại đang đƣợc bồi với quy mô và cƣờng độ lớn, rất có thể pha dịch chuyển cửa Thuận An lên phía tây bắc đã dừng lại, điều này muốn khẳng định cần phải nghiên cứu thêm.

- Đoạn bờ từ cửa Thuận An đến bãi tắm Thuận An xói lở chiếm ƣu thế từ 1997 đến 2005 nhƣng tại đoạn bờ dọc theo theo cửa Thuận An bồi tụ lại chiến ƣu thế. Đoạn bờ từ bãi tắm Thuận An đến cửa Hòa Duân tƣơng đối cân bằng trong giai đoạn 1983 đến 1997, nhƣng do trận lũ lịch sử tháng 11 năm 1999 diễn ra làm đoạn bờ này bị xói lở mạnh sau đó lại bồi tụ mạnh trong giai đoạn 2002 đến 2009. Đến nay đoạn bờ này đã đạt đƣợc trạng thái cân bằng động.

3.1.2. Khu vực cửa Tư Hiền

+ Giai đoạn 1975 – 1989

Giai đoạn này hiện tƣợng xói lở chiếm ƣu thế về chiều dài với các đoạn bờ nhƣ bờ biển xã Vinh Hải với qui mơ 2.799m chiều dài và diện tích 22,26 ha, đoạn bờ từ cửa Tƣ Hiền đến cửa Tƣ Dung diễn ra với quy mô 3.321m chiều dài và diện tích 38,24 ha, cả hai đoạn bờ này đều diễn ra với cƣờng độ mạnh và quy mô lớn. Đoạn bờ ở phía bắc xã Lộc Bình diễn ra hiện tƣợng xói lở ở quy mô trung bình nhƣng cƣờng độ xói lớn đạt 6,9m/năm. Tuy nhiên trong giai đoạn này lại xảy ra hiện tƣợng bồi lấp cửa Tƣ Hiền, hiện tƣợng này diễn ra với cƣờng độ mạnh và quy mơ lớn, doi cát ở phía Bắc cửa Tƣ Hiền nhận đƣợc nhiều bồi tích từ đoạn bờ xói lở xã Vinh Hải đã làm cho cửa Tƣ Hiền biến mất và thay thế bằng cửa Tƣ Dung. Nhìn chung, trong giai đoạn này, mặc dù cửa biển Tƣ Hiền bị bồi lấp nhƣng pha xói lở vẫn chiếm ƣu thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa thuận an đến mũi chân mây, tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)