Đánh giá tổng hợp các mức độ tai biến xói lở bờ biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa thuận an đến mũi chân mây, tỉnh thừa thiên huế (Trang 87 - 101)

30), vật chất cấu tạo bãi chủ yếu là trầm tích cát bở rời tạo điều kiện cho tai biến xói lở xảy ra. Mặt khác, tại khu vực này hoạt động nhân sinh rất mạnh nhƣ xây dựng các khu nghỉ dƣỡng, chặt phá rừng làm nơi tập kết vật liệu xây dựng,... cũng làm cho đới bãi bị xáo trộn, lớp phủ thực vật bị mất làm tăng nguy cơ xói lở bề mặt.

Bảng 17. Đánh giá tổng hợp các mức độ tai biến xói lở bờ biển S S T T Mức độ tai biến Hình dạng vị trí đoạn bờ Vật liệu cấu tạo bờ Hƣớng đƣờng bờ Độ dốc đới bãi Năng lƣợng sóng Độ ổn định bờ 1 Tai biến xói lở cao Bờ thẳng; phía bắc xã Hải Dƣơng; từ Thuận An đến Phú Hải; từ Vinh An đến Vinh Hiền Cát Tây Bắc – Đông Nam Dốc (30) Cao Rất thấp 2 Tai biến xói lở trung bình Bờ thẳng: từ Phú Hải – Vinh An; bờ nam cửa Tƣ Hiền

Cát Tây Bắc – Đông Nam

Khá dốc (1-30) Cao Thấp 3 Tai biến xói lở thấp Bờ lõm: từ mũi Chân Mây Đông – Chân Mây Tây; đoạn bờ phía sau kè mỏ hàn ở cửa Thuận An Cát Từ Tây Bắc – Đông Nam đến Tây Nam – Đông Bắc Khá dốc (1-30) Cao Trung bình 4 Khơng có tai biến xói lở Bờ khúc khuỷu: đoạn bờ chân núi Linh Thái; mũi Chân Mây Đông; mũi Chân Mây Tây Đá gốc (đá granit) Dốc (30) Cao Cao

3.2.2.2. Các đoạn bờ có nguy cơ tai biến xói lở trung bình

Đó là các đoạn bờ từ xã Phú Hải đến xã Vinh An, nhƣ đã nói ở phần trên đây là khu vực ln có hiện tƣợng xói lở, bồi tụ diễn ra đan xen tạo nên thế cân bằng động, qua phân tích ảnh viễn thám thì bờ cao từ 1983 đến 2009 luôn ổn định. Mặc dù đoạn bờ này vẫn chịu tác động mạnh của sóng, cấu tạo bờ vẫn chủ yếu là cát nhƣng qua khảo sát thực địa thấy rằng, đoạn bờ này ít xảy ra tai biến xói lở.

3.2.2.3. Đoạn bờ có nguy cơ tai biến thấp

Đoạn bờ lõm từ mũi Chân Mây Đông đến mũi Chân Mây Tây, đây là đoạn bờ có cấu trúc bờ lõm về phía lục địa làm cho năng lƣợng sóng khi vào bị giảm đáng kể. Hơn nữa do mũi Chân Mây nhô ra biển đã làm cho vụng Chân Mây nhƣ một khu vực “tĩnh”, dịng chảy dọc bờ sẽ mang trầm tích đến và lắng đọng lại. Đoạn bờ phía sau kè mỏ hàn ở cửa Thuận An cũng đang đƣợc bồi tụ do năng lƣợng dòng chảy dọc bờ ở đây khi đi qua kè mỏ hàn bị giảm năng lƣợng, lắng đọng trầm tích. Kết quả phân tích trên ảnh vệ tinh giai đoạn 2005-2009 cho thấy tại đây đang đƣợc bồi tụ với tốc độ hơn 12m/năm.

3.2.2.4. Đoạn bờ khơng có nguy cơ tai biến

Trong khu vực nghiên cứu, đoạn bờ ở chân núi Linh Thái, mũi Chân Mây Đông, Chân Mây Tây đƣợc cấu tạo bởi đá gốc kết cấu tốt (đá granit) nhô ra biển, thềm biển ở đây cũng là đá gốc vì vậy du năng lƣợng sóng vào đây vẫn cao nhƣng bờ biển khơng bị xói lở, chị bị mài mòn theo thời gian.

3.3. Một số giải pháp quản lý khắc phục giảm nhẹ thiệt hại do xói lở gây ra

Qua phân tích các tài liệu đã có, các bản đồ địa hình xuất bản qua các thời kỳ và ảnh viễn thám cho thấy rằng, bờ biển vùng nghiên cứu đang bị biến động khá mạnh dƣới tác động của cả các nhân tố tự nhiên cũng nhƣ do hoạt động của con ngƣời, đặc biệt là xói lở. Xu thế chung là đƣờng bờ đang bị lùi dẫn vè phía lục địa. Một số khu vực đang bị xói lở mạnh nhƣ cửa Thuận An, cửa Hòa Duân, cửa Tƣ Hiền. Trong đó xói lở diễn ra mạnh nhất ở đoạn bờ phía tây-bắc cửa Thuận An, thuộc xã Hải Dƣơng, huyện Hƣơng Trà.

Do đó, nghiên cứu để cảnh báo mất đất và đề ra giải pháp quản lý xói lở bờ cần ƣu tiên hàng đầu. Mặc dù xói lở bờ và bãi biển đã, đang và sẽ xảy ra nghiêm trọng nhƣ đã nói ở trên, nhƣng hiện nay, địa phƣơng cũng chƣa thể đƣa ra đƣợc giải pháp nào có hiệu quả cả ngắn hạn, cũng nhƣ lâu dài.

3.3.1. Giải pháp cơng trình

Vào năm 2007, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng công nghệ kè mềm stabiplage của Pháp (bằng các bao vải địa kỹ thuật dài 50 mét đƣợc nhồi đầy cát) đặt vng góc với bờ để chống lại xói lở ở bờ biển Hịa Duân, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang. Nhƣng, chỉ chƣa đầy 1 năm, toàn bộ số kè này đã bị phá hủy hoàn toàn. Sang năm 2010, tỉnh lại tiếp tục cho thử nghiệm phƣơng pháp này với 6 túi stabiplage nhồi đầy cát và đặt vng góc với đƣờng bờ. Qua khảo sát vào tháng 8/2011 cho thấy, vẫn cịn cả 6 túi, nhƣng hiện tƣợng xói lở vẫn đang tiếp tục xảy ra ở phía trƣớc túi số 1 đặt ở phía tây-bắc (hình 24). Tuy nhiên, sau trận bão xảy ra vào cuối tháng 10 năm 2011 và cho đến nay, bờ biển ở đây đã bị xói lở mạnh hơn. Khảo sát ngày 29/9/2012 cho thấy, chỉ còn 2 túi stabiplage đặt ở phía đơng-nam, cịn 4 túi khác đã bị phá hủy hoàn toàn, đồng thời các bức tƣờng cũng đã bị sụp đổ (hình 25).

Hình 24. Dấu tích cịn lại của kè mềm stabiplage đầu tiên (trái) và chỉ cịn lại 2 kè ở

Hình 25. Hệ thống 6 kè bằng công nghệ mềm stabiplage để bảo vệ bờ ở khu

vực Hòa Duân, xã Phú Thuận (trái), nhƣng xói lở vẫn xảy ra ở phía trƣớc kè thứ nhất đặt ở phía tây-bắc (phải) (ảnh Vũ Văn Phái, 2011)

Từ những thử nghiệm dùng kè mềm chống xói lở ở trên, tác giả thấy rằng giải pháp dùng kè mềm có vẻ không đƣợc hiệu quả hoặc do số lƣợng kè mềm cịn ít nên chƣa đủ để làm giảm năng lƣợng sóng đánh vào bờ. Một số cơng nghệ kè cứng đã đƣợc sử dụng dọc bờ biển Việt Nam nhƣ:

Công nghệ kè lát mái: Đây là giải pháp công nghệ dùng các loại vật liệu bền

vững làm lớp áo phủ phía ngồi, giữ cho đất bờ khơng bị xói trơi, bảo vệ trực tiếp mái lở. Giải pháp này hiện đƣợc dùng phổ biến và rộng rãi ở hầu hết các cơng trình bảo vệ bờ nƣớc ta. Tuy nhiên, giải pháp này khó áp dụng đối với khu vực nghiên cứu, nguyên nhân là bờ biển ở đây chịu tác động của sóng rất mạnh và bờ biển biến đổi theo mùa rõ rệt.

Cơng trình giảm vận tốc ven bờ: Đây là một giải pháp quan trọng đƣợc dùng

phổ biến trong thời gian qua, nhất là đối với những trƣờng hợp vận tốc ven bờ lớn, mái bờ dốc lớn. Giải pháp này thƣờng kết hợp với kè lát mái tạo nên hệ thống cơng trình liên hồn có hiệu quả chống sạt lở bảo vệ bờ tốt, đƣợc áp dụng ở nhiều nơi nhƣ cơng trình kè Quang Lãng, Hàm Tử, Hà Xá... Các cơng trình này đã phát huy hiệu quả và tỏ ra thích hợp với điều kiện Việt Nam.

Cơng trình chuyển hướng dịng chảy (kè mỏ hàn): Đây là giải pháp khả thi

nhất nếu áp dụng vào khu vực nghiên cứu. Bởi vì, khu vực nghiên cứu có vùng bờ bị xói lở quá dài, phƣơng pháp bảo vệ trực tiếp có khối lƣợng cơng việc quá lớn

hoặc do các điều kiện khác khó thực hiện, ta dùng giải pháp cơng trình chuyển hƣớng chảy. Giải pháp này thƣờng dùng hệ thống mỏ hàn hƣớng dòng hoặc đào luồng, cắt dòng hay đập ngăn, gây bồi lấp góc. Hơn nữa, kè mỏ hàn cũng làm thay đổi vận tốc cũng nhƣ hƣớng của dòng chảy dọc bờ.

Trong 3 giải pháp dùng kè cứng đã nêu trên thì tùy thuộc vào từng khu vực cụ thể để áp dụng. Ở khu vực cửa Thuận An đang dùng kè mỏ hàn ở phía Bắc cửa để xây dựng âu tàu tránh bão và 01 kè mỏ hàn ở phía Nam cửa vng góc với bờ và hiệu quả của các cơng trình này đang phát huy khá tốt. Nên chăng, dùng thêm một số kè mỏ hàn ở phía Nam cửa Thuận An để chống xói lở bờ biển ở khu vực bãi tắm và khu resort mới đƣợc xây dựng ở đây.

3.3.2. Giải pháp khác

Xây dựng đƣờng ranh giới tai biến cho các khu vực nhạy cảm với xói lở nhƣ Thuận An, Vinh Xuân, Vinh Hải,…. Từ đó, các nhà quản lý có cái nhìn tồn diện về khu vực và đƣa ra các giải pháp xây dựng các cơng trình quan trọng, các cơng trình cơng cộng và quy hoạch khu dân cƣ vào vùng an toàn. Đây là nội dung quan trọng trong giải pháp qui hoạch chiến lƣợc phát triển kinh tế -xã hội và bảo vệ môi trƣờng, tuy nhiên chƣa đƣợc nghiên cứu áp dụng.

Kết luận

 Địa hình lục địa ven biển của vùng nghiên cứu có những nét đặc trƣng với hệ thống cồn cát cao và đầm-phá thấp trũng ở phía trong. Đƣờng bờ biển khu vực nghiên cứu kéo dài theo phƣơng tây bắc-đông nam và đƣợc cấu tạo bởi trầm tích bở rời-cát hạt trung đến mịn. Địa hình đáy biển ven bờ khá phức tạp: bị chia cắt bởi các cồn cát, các gờ cao và rãnh trũng, có độ nghiêng thoải về phía đơng-bắc, tuy nhiên độ nghiêng thoải không đồng đều trên toàn bộ vùng nghiên cứu.

 Trên cơ sở nguyên tắc động lực-hình thái kết hợp với tài liệu thu thập đƣợc và các tài liệu từ khảo sát thực tế, đã chia vùng nghiên cứu thành 34 đơn vị địa mạo, trong đó: Nhóm địa hình bóc mịn tổng hợp có 5 đơn vị; Nhóm địa hình dịng chảy và tích tụ hỗn hợp có 5 đơn vị; Nhóm địa hình hỗn hợp sơng biển có 3 đơn vị; nhóm địa hình do biển và đầm lầy ven biển có 14 đơn vị; Nhóm địa hình đáy biển ven bờ có 7 đơn vị. Các dạng địa hình này đƣợc đặc trƣng bởi hình thái, trắc lƣợng hình thái và động lực khác nhau.

 Trong giai đoạn hiện nay, bờ biển vùng nghiên cứu đang bị xói lở khá mạnh mẽ. Điển hình là các đoạn bờ xã Hải Dƣơng (thị xã Hƣơng Trà), thị trấn Thuận An-xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) và các xã Vinh Mỹ, Vinh Hải và Vinh Hiền (huyện Phú Lộc). Nguyên nhân cơ bản của hiện tƣợng xói lở là do tác động của sóng với sự trợ giúp của thủy triều với độ lớn trung bình chỉ đạt 0,4-0,5 mét và trong chế độ bán nhật triều đều. Điều này khiến cho địa hình vùng bờ biển suốt ngày chịu tác động của sóng.

 Xói lở bờ biển là loại tai biến thiên nhiên xảy ra phổ biến và thƣờng xuyên nhất hiện nay trong vùng nghiên cứu. Xói lở bờ biển đã gây ra mất đất và làm sập đổ nhà cửa ở nhiều nơi, đặc biệt là các đoạn bờ xã Hải Dƣơng, đoạn bờ thị trấn Thuận An-Phú Thuận, đoạn bờ các xã Vinh Mỹ, Vinh Hải và Vinh Hiền. Hiện nay, chƣa có giải pháp giảm thiểu xói lở bờ biển nào mang lại hiệu quả. Do đó, để đƣa ra các giải pháp phịng chống xói lở bờ biển, trong thời gian tới, cần đo đạc và tính tốn các yếu tố động lực biển, đặc biệt

là các đặc trƣng về sóng-ngun nhân chính gây ra q trình xói lở bờ và bãi biển.

 Phân tích địa mạo khu vực cùng với lịch sử biến đổi địa hình kết hợp với cơng nghệ GIS cho phép ta có đƣợc những cơ sở vững chắc hơn để đánh giá về đặc điểm của địa hình đới bờ biển biển Thừa Thiên Huế trong quá khứ và xu hƣớng biến đổi trong tƣơng lai.

Khuyến nghị

Nghiên cứu địa mạo ứng dụng trong quản lý tai biến nói chung và vùng bờ biển nói riêng cịn ít đƣợc triển khai ở nƣớc ta, kết quả nghiên cứu phân tích trong luận văn mới phản ánh những nghiên cứu bƣớc đầu theo hƣớng này áp dụng cho một vùng nhỏ, cần có các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này thuộc các lĩnh vực về động lực và hình thái bờ biển, cũng nhƣ sự biến đổi của chúng trong thời gian gần đây để có những kết quả đạt độ tin cậy cao, sử dụng trực tiếp trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trƣờng.

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Lê Đức An, 2008. Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam: Tài nguyên và Phát triển. Nxb KHTN&CN, Hà Nội, 200 trg.

2. Lê Đức An, Đào Đình Bắc, Nguyễn Quang Mỹ. ng Đình Khanh, 1998. Về cấu trúc địa hình đáy Biển Đơng. Tuyển tập các cơng trình nghiên cứu địa lý. Nxb KH&KT, Hà Nội, trg 9-17. Đặng Văn Bát (Chủ biên) và những ngƣời khác, 2004. Báo cáo đặc điểm địa hình, địa mạo đáy biển vịnh Bắc Bộ tỷ lệ

1/500.000. HN, 27 trg. (Lƣu trữ tại Liên đoàn Địa chất Biển).

3. Vũ Tuấn Anh, 2010. Nghiên cứu động lực hình thái vùng cửa sơng Thu Bồn. Luận án tiến sĩ khoa học Địa lý, Lƣu trữ thƣ viện Quốc gia.

4. Đặng Văn Bát và đồng nghiệp, 2000. Đặc điểm địa mạo, tân kiến tạo Pliocen-Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam. Đề tài NCKH cấp Nhà nƣớc, mã số:

KHCN-06-11-03 (tóm tắt báo cáo).

5. Đặng Văn Bào (1996), Đặc điểm địa mạo dải đồng bằng ven biển Huế - Quảng Ngãi, Luận án PTS khoa học Địa lý - Địa chất, Lƣu trữ thƣ viện Quốc

gia.

6. Nguyễn Biểu và đồng nghiệp, 2001. Báo cáo tổng kết dự án “Điều tra địa

chất, tìm kiếm khoáng sản rắn biển ven bờ Việt Nam (0-30m nước) tỉ lệ 1:500.000” (lƣu trữ tai Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)

7. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2011. Kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước

biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội, 117 trg.

8. Đào Đình Châm, 2012. Nghiên cứu diễn biến vùng cửa sông Cửa Việt, tỉnh

Quảng Trị phục vụ thốt lũ và giao thơng thủy. Luận án Tiến sĩ Địa lý, HN,

150 trg (lƣu trữ Thƣ viện Quốc gia).

9. Nguyễn Văn Cƣ, Phạm Huy Tiến, 2003. Sạt lở bờ biển Miền Trung Việt

Nam. Nxb “KH&KT”, Hà Nội, 200 trg.

10. Trần Đình Gián, 1962. Đặc điểm địa mạo của khu vực bờ biển Bắc Trung Bộ

và phương hướng sử dụng. Tập san “Sinh vật-Địa học”, T.1, Số 1, Hà Nội.

11. Nguyễn Chu Hồi (chủ trì), 1996. Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng cảng biển Chân Mây, Thừa Thiên Huế. Lƣu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển

12. Lê Xuân Hồng, 1996. Đặc điểm xói lở bờ biển Việt Nam. Tóm tắt luận án

PTS Khoa học Địa Lý-Địa chất, HN, 26 trg.

13. Đỗ Trung Hiếu, 2009. Nghiên cứu xu thế biế n đởi địa hình đới bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế dưới ảnh hưởng của mực nước biển dâng phục vụ quản lý đới bờ. Khóa luận tốt nghiệp đại học, lƣu trữ tại Thƣ viện Khoa Địa lý.

14. Nguyễn Hiệu, 2003. Nghiên cứu biến động địa hình khu vực cửa sông Ba

Lạt và lân cận phục vụ quản lý đới bờ. Luận văn thạc sỹ địa lý, lƣu trữ tại thƣ viện Khoa Địa lý.

15. Ignatov E.Y., 1987. Đo vẽ bản đồ địa mạo trong nghiên cứu và tìm kiếm sa

khống biển. Trong “Đo vẽ bản đồ địa mạo cho các mục đích kinh tế”, Nxb

“MGU”, Mascơva, trg 80-86 (tiếng Nga).

16. Trần Đình Lân (chủ trì), 2006. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS từ nguồn dữ liệu

viễn thám phân giải cao, đa thời gian và tư liệu đo đạc thực tế để đánh giá, giám sát xói lở bờ biển và biến động cửa đầm phá khu vực Hải Dương – Hòa Duân giai đoạn 1980-2005. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN tỉnh Thừa Thiên

Huế.

17. Vũ Quang Lân, 2004. Sự thay đổi mực nước biển trong Pleistocen muộn- Holocen ở đồng bằng sông Hồng. Trong “Địa tầng hệ Đệ tứ các châu thổ ở

Việt Nam”, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Hà Nội, trg. 167-176. 18. Longginov V.V, 1962. Động lực vùng bờ biển khơng có thủy triều. NXB

Khoa học Matxcơva, 379 trang (tiếng Nga).

19. http://www.lebichson.org/VuHuuSan-DiaLyBienDong.pdf

20. Dƣơng Tuấn Ngọc, 2010. Nghiên cứu, đánh giá khả năng tổn thương bờ biển tỉnh Bình Thuận dưới ảnh hưởng của mực nước biển dâng phục vụ quản lý đới bờ. Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lý, Lƣu trữ thƣ viện ĐHQGHN.

21. Nguyễn Thanh Ngà (chủ trì), 1995. Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa thuận an đến mũi chân mây, tỉnh thừa thiên huế (Trang 87 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)