ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN DO XÓI LỞ-BỒI TỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trường, bờ biển tỉnh quảng nam (Trang 100 - 103)

Chương 3 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI BỜ BIỂN

B. Khu vực Cửa Lở và bãi Bà Tình (Núi Thành)

3.3. ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN DO XÓI LỞ-BỒI TỤ

3.3.1. Biến động đƣờng bờ do q trình xói lở - bồi tụ từ năm 1965 đến nay

Bờ biển tỉnh Quảng Nam có chiều dài hơn 125km. Trong đó bao gồm: bờ tại các đảo lớn nhỏ ven bờ có tổng chiều dài là 42.4km và trong lục địa có 7.6km bờ đƣợc cấu tạo bởi đá gốc, cịn lại là bờ cát và vật liệu bở rời. Bờ biển và các khu vực cửa sông trong vùng nghiên cứu thuộc các kiểu bờ sau: bờ biển xói lở - tích tụ do tác động của sóng chiếm ƣu thế; bờ biển tích tụ-xói lở do tác động của sóng và dịng chảy ven bờ; bờ biển mài mịn - tích tụ phát triển trên đá bền vững, chủ yếu là đá bazan tại mũi An Hịa và phía đơng xã Tam Quang. Địa hình bờ biển là một dạng tài nguyên đã và đang đƣợc khai thác triệt để trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng. Trong những năm gần đây, bờ biển đã và đang bị xói lở mạnh mẽ, trong khi đó tại các khu vực cửa sơng lại đƣợc bồi cạn và lấp dần, những hiện tƣợng này đã và đang xảy ra tại các khu vực Cửa Đại, Cửa Lở và bãi Bà Tình,

đƣờng bờ biển và các vùng cửa sông bị thay đổi nghiêm trọng dẫn đến mức độ thiệt hại về tài sản của nhà nƣớc cũng nhƣ của nhân dân ngày càng gia tăng.

Từ những kết quả nghiên cứu và phân tích tài liệu trƣớc đây thuộc đề tài KHCN 06.08 (2000) [37], và các cơng trình nghiên cứu khác [10, 25, 41] có thể thấy rằng, q trình xói lở - bồi tụ bờ biển diễn ra rất mạnh trên các thành tạo vật chất bở rời, tại các đoạn bờ đƣợc cấu tạo chủ yếu thành phần vật liệu là cát.

Theo kết quả phân tích bản đồ địa hình, ảnh viễn thám theo thời gian và số liệu đo đạc thực tế của những năm gần đây, từ năm 1965 đến 6/2014 chúng tơi thấy rằng: Ngồi các khu vực Cửa Đại, Cửa Lở và bãi Bà Tình. Nhìn chung, tại các đoạn bờ biển nhƣ: huyện Điện Bàn, từ Thăng Bình đến hết thành phố Tam Kỳ và xã Tam Nghĩa, vơi tổng chiều dài đƣờng bờ hơn 45km, bờ biển ít bị biến động theo thời gian dài mà chỉ bị biến đổi theo mùa: xói lở tại vùng bãi cát hiện đại vào mùa mƣa (mùa gió đơng bắc), và bồi tụ lại vào mùa khơ (mùa gió đơng nam), bờ biển ln ở trạng thái cân bằng động. Tuy nhiên, khi có hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng nhƣ: gió bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào vùng bờ thuộc địa phận của tỉnh, do nƣớc biển dâng trong bão kết hợp với triều cƣờng, sóng biển đã vƣơn lên khu vực bờ cao, thƣờng ở độ cao 2-4m và tại các đoạn bờ này vẫn xảy ra hiện tƣợng xói lở nhƣ đã quan sát đƣợc, tại bờ biên xã Tam Hịa, Tam Tiến (hình 3.33). Sau đó bờ lại hƣớng tới trạng thái cân bằng và q trình tích tụ lại diễn ra, với xu thế trên các đoạn bờ thấp tƣơng đối ổn định và luôn ở trạng thái cân bằng động.

Hình 3.33: Vách xói lở chân cồn cát cổ ở độ cao 2–4m, (trái) và bờ kè bằng bao tải

Các đoạn bờ biển ln diễn ra q trình xói lở mạnh mẽ, đồng thời các cửa sơng bị bồi cạn và lấp dần với quy mơ và cƣờng độ bồi-xói ở mỗi khu vực, cho từng đoạn bờ và cửa biển phụ thuộc vào các quá trình thủy thạch động lực nhƣ: dịng chảy, hƣớng sóng và các thiên tai bất thƣờng xảy ra ở khu vực nghiên cứu (hình 3.34). Trên cơ sở kết quả phân tích ở các giai đoạn về xu thế xói lở, bồi tụ và mức độ xói sạt cho từng đoạn bờ cụ thể, cƣờng độ và quy mơ xói lở đƣợc tính cho từng khu vực nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trường, bờ biển tỉnh quảng nam (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)