Sơ đồ mặt cắt ngang bãi triều Xuân Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ cửa sót đến cửa hội (hà tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững (1) (Trang 57 - 59)

d) Các bãi triều đoạn Xuân Liên - Cương Gián

Đoạn này gồm các bãi biển nhỏ với tổng chiều dài hơn 3 km, thường rộng từ 50 - 100m, rộng nhất là khu vực ở giữa thuộc xã Xuân Liên. Kích thước hạt mịn đến nhỏ, lớn dần từ biển Cổ Đạm đến Cương Gián. Cát có lẫn vỏ sị do sóng mài mịn các cồn xác điệp kết vón đưa lại. So với biển Xuân Hải - Xn Thành, vỏ sị ở đây có kích thước nhỏ hơn và mật độ vỏ sị ít hơn.

Hiện tượng mài mịn trên đá gốc xảy ra ở phía Nam, giáp ranh với xã Thịnh Lộc của huyện Lộc Hà, tuy nhiên khơng phổ biến lắm. Ở đây có các nham thạch thành phần chủ yếu là cát kết hạt thơ màu tím hoặc màu xám sáng, phân lớp dày (từ vài m đến chục m) và bột kết phân lớp mỏng hơn (cỡ dm đến m). Chính sự có mặt của bột kết cho phép tác động của sóng dễ mài mịn hơn, tạo nên các khối đá có kích thước vài trăm mét đứng tách riêng ra khỏi mỏm núi đá. Các mặt phân lớp cũng là đối tượng tác động của sóng và kết quả là tạo ra các hang nhỏ ở phía dưới chân núi. Kết quả của q trình mài mòn trên đá gốc là tạo ra vách đá dựng đứng hoặc gần dựng đứng nằm trên mực nước biển có độ cao 4 - 8m, ở biển có nơi đến 10m. Đá được bào mịn hồn tồn trơ trụi. Ở chân có các hốc sóng vỗ. Các hốc này phân bố theo các khe nứt của đá cắt mặt phân lớp. Ngồi ra cịn có các khối tảng bị mài nhẵn kích thước từ vài cm đến 3-4 m, thường có hình trịn, bầu dục hay hơi dẹt, nằm nhấp nhô trên nước, hàng ngày vẫn bị sóng tấn cơng. Ở đây cịn có những khoảng đá gốc lộ ra khá bằng phẳng, khá rộng được mài tròn tương đối.

e) Bãi triều Thạch Kim

Đoạn bãi triều Thach Kim – Cửa Sót kéo dài khoảng 13 km địa hình tương đối bằng phẳng, góc dốc chỉ từ 1,5 – 2°, diện tích khá rộng do lượng bồi đắp những năm gần đây lớn. Mặt cắt địa hình từ đất liền ra biển gồm: phía trong là bãi trên triều bề rộng khoảng 50m, vật chất chủ yếu là cát trung - nhỏ, tiếp theo là bãi triều bề ngang khoảng 100 m vật chất chủ yếu cát hạn mịn màu xám đen đến xám nâu. Ngồi cùng là đới dưới triều có nhiều vụn vỏ sinh vật biển, khu vực do chịu nhiều ảnh hưởng của thủy triều và địa hình thoải nên dự báo sẽ có nhiều biến động về diện tích. Hiện nay khu vực vẫn đang bồi mạnh do nguồn cung cấp vật chất mang tới từ phía bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xu thế biến động hệ thống bãi triều từ cửa sót đến cửa hội (hà tĩnh) và đề xuất định hướng sử dụng bền vững (1) (Trang 57 - 59)