2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu địa mạo
a) Phương pháp trắc lượng hình thái
Mục đích của phương pháp này là phân tích định lượng địa hình bề mặt địa hình để góp phần giải quyết các vấn đề nguồn gốc và động thái địa hình. Trong đó, có thể nghiên cứu hình thái địa hình về: độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối, độ dốc, hướng sườn, mật độ chia cắt ngang và chia cắt sâu… kết quả sẽ giúp cho việc xác định được các vị trí sẽ xảy ra các tai biến. Các đặc điểm địa hình như độ dốc, hướng sườn, mức độ bằng phẳng, độ chia cắt ngang, độ chia cắt sâu… là những chỉ số quan trọng trong đánh giá sự nguy hiểm của các loại tai biến như:
Độ dốc quy định tốc độ của dòng chảy cũng như ảnh hưởng tới sự trượt lở đất đá trên sườn, hướng di chuyển của vật liệu, hướng tác động của sóng, cường độ xói lở - bồi tụ.
Mức độ bằng phẳng quy định độ lớn, quy mơ tác động, tính chất vật liệu cấu tạo nên địa hình, độ bền cơ học của đất đá.
Độ chia cắt ngang địa hình đường bờ quy định kiểu dịng chảy sơng, hướng tác động, quy mô, cường độ tác động của các yếu tố sóng gió, thủy triều.
Độ chia cắt sâu quy định dạng tích tụ, hình thái hệ thống sơng suối.
b) Phương pháp kiến trúc hình thái
Phương pháp này nhằm xác định mối liên hệ giữa địa hình với cấu trúc địa chất, về các mặt cấu trúc kiến tạo và thạch học. Tìm ra sự phụ thuộc của hình thái địa hình đối với các điều kiện cấu trúc và thạch học như trên cơ sở của hiện tượng xâm thực chọn lọc (các loại đá mềm bị xâm thực mạnh hơn các loại đá cứng). Nhiều đặc điểm hình thái được quy định bởi đặc điểm thành phần vật chất. Căn cứ vào các dấu hiệu bề mặt có thể phân biệt được sự khác biệt giữa địa hình thành tạo
trên các đá magma xâm nhập, magma phun trào, đá trầm tích lục ngun có thế nằm ngang hoặc nghiêng, đá vôi….
Các đặc điểm của trầm tích bở rời (thành phần độ hạt, thành phần khống vật, đặc điểm tướng đá…) cũng có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu các quá trình liên quan đới ven biển, trong đó có bãi triều. Các đặc điểm trầm tích nêu trên là một trong những chỉ tiêu để phân tích lịch sử phát triển địa hình bãi triều đang được nghiên cứu.
c) Phương pháp địa mạo động lực
Phương pháp này được sử dụng để phát hiện sự biến đổi của địa hình, tìm ra những động lực và quá trình tác động lên bãi triều trong mối liên hệ với điều kiện cấu trúc địa chất, vận động tân kiến tạo và những điều kiện khí hậu hiện đại. Phương pháp này khơng những giúp giải thích mà cịn dự báo được sự phát triển của địa hình như các khối trượt thường phát triển trên những cấu tạo địa chất có thể nằm trùng với hướng dốc của sườn và có những lớp đá thấm nước (cát, cát kết) xen kẽ với những lớp không thấm nước (sét, đá sét). Phương pháp này giúp chúng ta có thể dự báo sự hình thành và phát triển các loại hình tai biến xảy ra trên bãi triều.