Số liệu đầu vào cho RegCM4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô phỏng và dự tính xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn trên khu vực việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực (Trang 64 - 65)

2.1. Thiết kế thí nghiệm mơ phỏng mưa lớn và mưa cực trị

2.1.3. Số liệu đầu vào cho RegCM4

Một trong những ưu điểm của mơ hình RegCM4 là khả năng sử dụng nhiều nguồn số liệu khác nhau như số liệu tái phân tích, số liệu từ các mơ hình tồn cầu. Ví dụ như với số liệu khí quyển tái phân tích tồn cầu, RegCM4 có thể sử dụng các bộ số liệu: số liệu tái phân tích 10 năm của ECMWF với các độ phân giải 2.50

, 1.50 hoặc 0.750

với 37 mực thẳng đứng; số liệu tái phân tích NNRP1 và NNRP2 của NCEP/NCAR với độ phân giải 2.50

x2.50 và 13 mực thẳng đứng; số liệu tái phân tích 40 năm ERA40 của ECMWF độ phân giải 2.50

x2.50 và 23 mực thẳng đứng…

Bộ số liệu được chọn trong thí nghiệm mơ phỏng gồm:

+ ERA40 là bộ số liệu tái phân tích từ số liệu quan trắc của trung tâm dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu (ECMWF) có độ dài từ năm 1957 đến 2002. Độ phân giải không gian của ERA40 là 2,50

x 2,50 kinh vĩ với 17-23 mực thẳng đứng và phân giải theo thời gian là 6 giờ. Các quan trắc sử dụng trong số liệu ERA40 được tập hợp từ nhiều nguồn. ERA40 được tạo nên bằng một phiên bản của hệ thống dự báo tích hợp (IFS) của. Kết quả của mơ hình được đồng hóa với các số liệu quan trắc. Trong thời kỳ 1957 đến 2000 hệ thống quan trắc có những thay đổi đáng kể: bắt đầu từ những năm 1970 có thêm số liệu từ các quan trắc vệ tinh. Số lượng quan trắc bằng máy bay, phao nổi trên biển và các quan trắc mặt đất khác cũng tăng lên. Tuy nhiên, từ những năm 1980 các quan trắc thám khơng giảm đi. Ngồi ERA40, ECMWF đã công bố bộ số liệu ERA-interim. Bộ số liệu này có độ dài từ

năm 1979 đến nay và độ phân giải là 1,50

x 1,50 kinh vĩ. Do độ dài bộ số liệu này không phù hợp với thời kỳ nghiên cứu đồng thời năng lực lưu trữ của hệ thống máy tính cịn hạn chế nên bộ số liệu ERA-interim chưa được khai thác trong khuôn khổ luận án.

+ GLCC sử dụng trong thí nghiệm là số liệu lớp phủ bề mặt tồn cầu độ phân giải 5’x5’ (tương đương 9x9 km) được tạo nên bởi USGS, trường đại học Nebraska- Lincoln (UNL) và Trung tâm nghiên cứu hợp tác của Ủy ban Châu Âu (JRC) dựa trên bộ số liệu quan trắc sóng vơ tuyến độ phân giải cao (AVHRR) từ tháng 4/1992 đến tháng 3/1993.

+ GTOPO là bộ số liệu độ cao bề mặt được hoàn thành vào cuối năm 1996, bởi trung tâm quan trắc và khoa học tài nguyên trái đất (EROS) của USGS. GTOPO có độ phân giải ngang tương ứng với độ phân giải của GLCC.

+ GISST là số liệu nhiệt độ bề mặt biển từ năm 1856 đến nay của trung tâm khí tượng Hadley của Anh, được tạo nên dựa trên bộ số liệu nhiệt độ bề mặt biển lịch sử (MOHSST) và sử dụng nội suy hàm trực giao thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô phỏng và dự tính xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn trên khu vực việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực (Trang 64 - 65)