2.2 .Số liệu và phương pháp đánh giá
2.2.1. Số liệu APHRODITE
Từ năm 2005 đến 2006, dự án "Phát triển bộ số liệu mưa ngày dạng lưới để đánh giá tác động của sự nóng lên tồn cầu với các nguồn tài ngun thủy văn cho những vùng bị khơ hạn" do Bộ Mơi trường Nhật Bản chủ trì và được thực hiện tại Viện nghiên cứu con người và tự nhiên Nhật bản (RIHN). Sau đó, dự án này được mở rộng cho khu vực Châu Á, được gọi là dự án APHRODITE. Thời gian đầu, số liệu APHRODITE được sử dụng cho các nghiên cứu thủy văn. Các thuật toán xây dựng bộ số liệu được cải tiến và số liệu gốc tại trạm được kiểm tra, đánh giá chất lượng kỹ hơn. Từ những cải tiến trên, bộ số liệu APHRODITE cho nghiên cứu khí hậu đã được hình thành. Số liệu APHRODITE được tập hợp từ 3 nguồn chính: số liệu dựa trên hệ thống viễn thơng tồn cầu (GTS); số liệu từ các dự án và các tổ chức; số liệu quan trắc được thu thập bởi dự án APHRODITE. Các bộ số liệu được kiểm soát chất lượng với quy trình tự động và một số bước được thực hiện bằng tay như: kiểm tra sai số bàn đầu (sai về ngày, sai lệch cột…); kiểm tra về vị trí…
Số liệu APHRODITE được sử dụng trong luận án là phiên bản V1003R1 cho khu vực Châu Á độ phân giải 0,250
x 0,250 kinh vĩ. Số liệu này khơng bao gồm dữ liệu trên biển và có độ dài số liệu là 57 năm từ năm 1951 đến năm 2007. Số lượng trạm quan trắc để tạo nên số liệu APHRODITE trên toàn cầu là khoảng 5.000 đến 12.000 trạm và số lượng trạm ở Việt Nam đóng góp tạo nên bộ số liệu này là khoảng 40 trạm. Thuật toán nội suy từ trạm về lưới là phương pháp nội suy trọng số theo khoảng cách [Yatagai và cộng sự, 2009, Yatagai và cộng sự, 2012].
Mặc dù mới được phát triển trong thời gian gần đây nhưng số liệu APHRODITE đã được khá nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu của mình. [Sohaila và cộng sự, 2011] sử dụng số liệu APHRODITE để phân tích đặc điểm phân bố khơng gian và thời gian của mưa cho khu vực Iran. Tác giả thấy những đặc điểm phân bố mưa khu vực Iran bằng số liệu APHRODITE phù hợp với những kết quả phân tích trước đây cho khu vực này bằng các số liệu khác. APHRODITE cũng được sử dụng để nghiên cứu sự biến đổi của mưa lớn và mưa cực trị như cơng trình của
[Kamiguchi và cộng sự, 2011]. Nghiên cứu của [Kamiguchi và cộng sự, 2011] phân tích 17 chỉ số liên quan đến mưa để xác định ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên tồn cầu tới mưa lớn, mưa cực trị ở Nhật Bản. [Kamiguchi và cộng sự, 2011] thấy rằng số liệu APHRODITE hữu ích với nghiên cứu khí hậu và nhiều nghiên cứu khác liên quan đến đánh giá rủi ro thủy tai. Các nghiên cứu trên cho thấy APHRODITE là bộ số liệu có khả năng ứng dụng tốt trong những nghiên cứu khí hậu, đặc biệt là nghiên cứu về mưa lớn, mưa cực trị. Một số nghiên cứu cho khu vực Việt Nam có sử dụng số liệu APHRODITE như cơng trình của [Ngơ Thị Thanh Hương và cộng sự, 2013, Bùi Thị Khánh Hòa và cộng sự, 2009, Kiều Thị Xin và cộng sự, 2013, Ngô Đức Thành và cộng sự, 2013, Nguyen Le Dzung và Jun Matsumoto, 2013]… Nghiên cứu của [Ngô Thị Thanh Hương và cộng sự, 2013] cho thấy ngày bắt đầu mùa mưa trên khu vực Việt Nam xác định bằng số liệu APHRODITE là tương đối phù hợp với thời gian bắt đầu mùa mưa thực tế. [Bùi Thị Khánh Hòa và cộng sự, 2009] đánh giá chất lượng một số bộ số liệu dạng lưới trong đó có số liệu APHRODITE và thấy rằng APHRODITE phù hợp với khu vực Việt Nam. So với số liệu ERA40, NCEP/NCAR, NCC, TRMM thì Bùi Thị Khánh Hịa và cộng sự (2009) nhận thấy APHRODITE bắt được chính xác hơn về mức độ phân tán của các khu vực mưa lớn, thể hiện chi tiết hơn về trường mưa. Nghiên cứu của [Ngơ Đức Thành và cộng sự, 2013] cịn cho thấy hệ số tương quan giữa số liệu quan trắc tại trạm và số liệu APHRODITE là khá cao trong khoảng 0,7-0,99. Số liệu APHRODITE cũng được sử dụng để đánh giá khả năng mơ phỏng của mơ hình như trong nghiên cứu của [Kiều Thị Xin và cộng sự, 2013]. Như vậy, APHRODITE cũng đã được đánh giá và sử dụng khá nhiều nghiên cứu cho khu vực Việt Nam. Nhìn chung, APHRODITE có một số ưu điểm vượt trội so với các số liệu dạng lưới khác. Trong luận án, kết quả mơ phỏng của mơ hình sẽ được so sánh với số liệu APHRODITE.