Chuẩn mực đánh giá Điểm Mức quan trọng Mức tuân thủ Tổng cộng Tối đa Lý do Tiêu chí đánh giá chung về cơng tác an tồn mỏ
4 3 3 36 45 Thực hiện tương đối đầy đủ các quy định về an tồn mỏ Tiêu chí đánh giá về công tác quản lý rủi ro sự cố 4 3 3 36 45
Đã có hiện tượng sạt lở bãi thải nhưng chưa gây thiệt hại nghiêm trọng,
Tổng cộng 8 6 6 72 90
Mức tỷ lệ đánh
giá (%) 80
Các đánh giá mức độ quan trọng, mức độ tuân thủ chi tiết được thể hiện phần phụ lục của đề tài.
Nhận xét: Như vậy qua kết quả đánh giá cho thấy chỉ có 2 nhóm tiêu chí đạt mức
tỷ lệ đánh giá trên trung bình là nhóm tiêu chí về thực hiện các quy định chung về bảo vệ môi trường (66,67%) nghĩa là mỏ là đơn vị thực hiện tương đối đầy đủ các quy định chung về mơi trường và nhóm tiêu chí về quản lý rủi ro, sự cố (80%) nghĩa là mỏ thực hiện khá tốt các quy định về an tồn mỏ, an tồn mơi trường, chưa để xảy ra các sự cố nghiêm trọng nào trong quá trình hoạt động.
Kết quả đánh giá cũng cho thấy có 3 nhóm tiêu chí cịn lại chưa đạt yêu cầu: Tiêu chí về các biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm khí bụi (33,3%); tiêu chí về các biện pháp giảm thiểu và xử lý nước thải mỏ (40%) và tiêu chí về các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải rắn (29,3%).
Để nâng mức tỷ lệ đánh giá của các tiêu chí chưa đạt yêu cầu đồng nghĩa với đề khắc phục các vấn đề tồn tại nhằm nâng cao chất lượng môi trường mỏ, dựa vào mức độ quan trọng các tiêu chí thì các vấn đề cần ưu tiên giải quyết gồm:
- Cải thiện nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý ơ nhiễm khí bụi: Đầu tư hệ thống xử lý bụi cho khu vực sàng tuyển; tăng tần suất tưới nước giảm bụi; Trồng bổ sung hệ thống cây xanh xung quanh các khu vực phát sinh bụi. Nếu các tiêu chí này được đáp ứng và làm tăng điểm đánh giá tiêu chí lên 3 điểm, tăng mức độ tuân thủ lên 3 điểm thì tỷ lệ đánh giá của nhóm tiêu chí đạt 60% tức là đáp ứng yêu cầu về hệ thống xử lý bụi.
- Cải thiện nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý nước thải mỏ: Vấn đề cần quan tâm là nâng cấp hệ thống xử lý nước thải mỏ đảm bảo các thành phần có trong nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả thải; Nếu hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường trước khi xả ra ngồi mơi trường, khi đó tiêu chí thực hiện quy định về xử lý nước thải được đánh giá 5 điểm, mức tuân thủ 3 điểm; tiêu chí vệ hệ thống xử lý nước thải mỏ được 3 điểm, mức tuân thủ 3 điểm thì tổng tỷ lệ đánh giá của nhóm tiêu chí đạt 69%.
- Cải thiện nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn: Đảm bảo đúng quy trình đổ thải, độ dốc bãi thải; đầu tư thêm hệ thống thùng thu gom rác thải sinh hoạt, thực hiện phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại theo quy định;
Như vậy căn cứ vào tỷ lệ đánh giá tổng hợp của các tiêu chí, mỏ có thể lựa chọn cải thiện từng khâu của hệ thống quản lý, nâng tỷ lệ đánh giá theo mục tiêu đề ra.
3.3. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng khu vực mỏ 3.3.1. Các giải pháp kĩ thuật
Trên cơ sở phân tích hiện trạng và các vấn đề tồn tại môi trường mỏ, các giải pháp được đề xuất cụ thể như sau:
Vấn đề mơi trường khơng khí cần quan tâm tại mỏ than Khánh Hòa là vấn đề bụi, ồn. Hơn nữa hệ thống xử lý khí bụi hiện tại của mỏ chưa đáp ứng được hiệu quả xử lý do vậy cần thiết phải cải tạo hệ thống này:
- Đầu tư hệ thống phun sương dập bụi cho những khu vực phát sinh bụi: Khu vực sàng tuyển than, khu vực tuyến đường vận chuyển đất đá thải ra bãi thải Nam và bãi thải Tây. Hệ thống phun sương này có thể được thiết kế theo dạng các tuyến ống có lắp đặt các vịi phun. Để tiết kiệm nước, nguồn nước cấp cho hệ thống các vịi phun có thể sử dụng nước thải moong sau q trình xử lý làm sạch.
Tính tốn sơ bộ giải pháp thiết kế hệ thống phun sương cho mỏ
Chọn vịi phun sương với các thơng số kỹ thuật sau: - Áp lực đầu vòi P = 2,5 kg/cm2
- Đường kính vào d1 = 12,5mm; đường kính ra d2 = 1mm - Lưu lượng nước ra khỏi đầu vịi 0,4 m3/h
- Diện tích phun 9 m2
Khoảng cách giữa các vòi phun có thể lựa chọn là 10m. Dựa khảo sát thực tế chiều dài các tuyến cần thiết bố trí vịi phun: Khu vực sàng tuyển (300m), tuyến đường vận chuyển lên bãi thải Nam (1000m); tuyến đường vận chuyển lên bãi thải Tây (1000m). Như vậy tổng chiều dài cần lắp đặt hệ thống phun sương tại mỏ khoảng 2300m. Do đó, số lượng vịi phun cần thiết ước tính khoảng 230 vòi phun.
Nước thải moong sau xử lý sạch có thể cấp cho các trạm cấp nước (bố trí phù hợp với địa hình khu mỏ), nước sạch từ các trạm cấp cấp lên cho vòi phun qua hệ thống máy bơm.
87 BỂ CHỨA NƯỚC Nước róc bùn Dung dịch (PL2) Polime A101 Dung dịch (PL1) Polime A101 Bể khuấy trộn (BKT) Bể điều hòa Nước thải từ moong dung d ịch
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý bụi dự kiến
Hệ thống phun sương dập bụi là giải pháp có nhiều ưu điểm, được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ xử lý ơ nhiễm: có thể sử dụng xử lý bụi từ xưởng sản xuất, hạ nhiệt cho dịng khí thải, hệ thống này cũng đang được áp dụng tại nhiều vùng mỏ khai thác phát sinh nhiều bụi như ở vùng khai thác than Quảng Ninh. Ưu điểm của hệ thống là: Giá thành khơng cao có thể phù hợp với nhiều nhà đầu tư, vận hành đơn giản, dễ sử dụng.
Để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, mỏ cần thiết định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, đảm bảo nước cấp cho hệ thống sạch tránh tắc vòi phun trong thời gian hoạt động.
- Ngồi giải pháp trên mỏ có thể áp dụng các biện pháp thơng thường khác: tăng tần suất tưới bụi trên các đoạn đường thường xuyên đi lại đặc biệt trong mùa khô, trồng bổ sung hệ thống cây xanh đảm bảo độ dày của dải cây có thể che chắn bụi phát tán ra xung quanh.
b. Cải thiện chất lƣợng môi trƣờng nƣớc
- Trước hết mỏ cần thiết định kỳ nạo vét hệ thống rãnh, mương thoát nước nhằm giảm tác động của nước mưa chảy tràn.
- Đối với nước thải moong: Hiện tại mỏ mới chỉ áp dụng phương pháp lắng thông thường nên rất khó đảm bảo hiệu quả xử lý cho hệ thống. Ngồi ra, để có thể tận dụng nguồn nước này cho hệ thống dập bụi thì nhất thiết phải cải tạo lại hệ thống này. Phương án đề xuất thể hiện trên sơ đồ dưới đây:
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải mỏ than Khánh Hòa theo phƣơng án đề xuất
* Thuyết minh công nghệ
Nước từ moong được bơm lên bể điều hòa và dẫn vào bể khuấy trộn (BKT). Tại bể này, hỗn hợp nước thải được cấp các hóa chất xử lý chất keo tụ A101 từ 02 thùng pha dung dịch PL1, PL2 và được khuấy trộn bằng máy khuấy.
Nước thải sau khi hịa với hóa chất và khuấy trộn tại bể (BKT) được dẫn sang bể lắng (BL) để các phản ứng và các quá trình lắng cặn được xảy ra. Nước trong được tách ở phần trên còn bùn cặn lắng ở đáy bể.
Việc thu gom bùn trong bể được thực hiện bằng hệ thống gạt bùn bằng cơ khí (GB). Hệ thống GB sẽ gạt bùn từ cuối bể vào các hố thu. Bùn từ các hố thu được bơm (B2) bơm lên bể bùn để róc nước. Bùn tiếp tục được lưu trong bể để lắng và tách nước, nước từ q trình róc bùn được dẫn về hệ thống bể lắng để xử lý tuần hoàn. Bùn sau tách nước được máy xúc xúc lên ô tô và chở đi đổ thải ra bãi thải.
Nước sạch sau xử lý được tái sử dụng cho các mục đích khác từ bơm B3, phần thừa mới xả ra suối. Bơm B1 bơm nước sau xử lý về thùng PL1 và PL2 để pha dung dịch polime.
Với phương án trên có thể loại bỏ được độ đục - đang là vần đề tồn tại đối với nước thải mỏ. Phương pháp lắng keo tụ cũng là phương pháp phổ biến trong xử lý nước thải đặc biệt là xử lý thành phần các chất rắn lơ lửng, chi phí đầu tư cho hệ thống không quá cao, nằm trong khả năng đầu tư của mỏ. Với phương án này mỏ có thể tận dụng nước sạch sau xử lý cho hệ thống dập bụi vừa cải thiện môi trường vừa đảm bảo khả năng kinh tế; quá trình vận hành hệ thống cũng khá đơn giản.
c. Cải thiện hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn
- Đối với đất đá thải: Hiện nay mỏ vẫn áp dụng cơng nghệ đổ thải theo hình thức bãi thải cao, với hình thức này khơng tránh khói hiện tượng đất đá rơi vãi, tiểm ẩn nguy cơ sạt lở gây bồi lắng lịng suối. Do đó để đảm bảo các vấn đề môi trường trong tương lai, mỏ cần thiết thay đổi công nghệ đổ thải: đổ phân tầng kết hợp với trồng cây hoàn thổ cho các khu vực đã kết thúc đổ thải.
Áp dụng các giải pháp chống trôi lấp và sạt lở bãi thải:
+ Phải phân tầng 30 m từ dưới lên trên tồn diện tích bãi thải. Độ dốc tầng thải
2-3% để khơng cho nước mưa chảy tràn qua sườn của tầng thải.
+ Xong mỗi tầng thải phải tiến hành dùng đá hộc (tại chỗ) kè chân tầng thải, trồng cây phủ xanh sườn tầng thải và xây rãnh thoát nước cho tầng thải.
+ Chiều rộng đai bảo vệ trên mỗi bãi thải là 20-24 m đảm bảo góc nghiêng của bãi thải khơng vượt q góc ổn định lâu dài là 37độ, phủ xanh mặt đai bảo vệ.
+ Ở chân bãi thải phải có rãnh thốt nước và các hỗ ga và đê chắn để ngăn chặn các bùn thải trơi lấp hạ lưu. Phải có hệ thống thốt nước kiên cố cho tồn bộ bãi thải.
+ Thường xuyên quan trắc dịch động để phát hiện các sự cố sụt lở bãi thải.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Đầu tư thêm hệ thống thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt nhằm để thu gom triệt để lượng rác thải sinh hoạt phát sinh.
- Đối với chất thải nguy hại: Đầu tư bổ sung các phuy chứa chất thải nguy hại và dán nhãn theo quy định.
d. Đề xuất phƣơng án cải tạo phục hồi môi trƣờng
Các vấn đề về mơi trường cịn tồn tại sau khi khai thác bao gồm: + Bãi thải chiếm diện tích lớn, có độ cao hàng trăm mét
+ Moong có diện tích chiếm đất lớn, sâu -300 m + Bụi than khu vực đất mỏ rất khó xử lý
Mỏ than Khánh Hịa là mỏ khai thác lộ thiên khơng có nguy cơ phát sinh dịng thải axit. Việc lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường cần phải đảm bảo kết hợp các lợi ích về kinh tế và mơi trường. Phương án được ưu tiên lựa chọn là phương án có chi phí cho cơng tác cải tạo, phục hồi môi trường thấp hơn nhưng vẫn phải đảm bảo về mặt mơi trường, phù hợp với mục đích sử dụng đất của địa phương, phù hợp với cảnh quan mơi trường, địa hình địa mạo của địa phương.
Mỏ than Khánh Hòa nằm trên địa bàn hai xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên và An Khánh của huyện Đại Từ, đây là khu vực có địa hình chủ yếu là đồi núi xen kẽ các cánh đồng lúa, hoa màu. Phương án hồn phục mơi trường có thể lựa chọn là san lấp toàn bộ moong lộ thiên sau khai thác, đưa bề mặt địa hình về trạng thái tương tự như ban đầu. Tuy nhiên với phương án này địi hỏi chi phí đầu tư rất lớn và thời gian hồn phục khá lâu do đó khó đảm bảo khả năng đầu tư của cơng ty.
Thực tế khu vực mỏ than Khánh Hòa cho thấy: Hệ thống thủy văn khu vực mỏ khá phong phú, xung quanh mỏ có các suối như suối Huyền, suối Làng Ngị, suối Tân Long. Trong đó có suối Huyền chảy qua khu mỏ giai đoạn mở rộng vì vậy sau khai thác có thể cải tạo moong khai thác thành hồ trữ nước. Việc để lại hồ vừa giảm bớt được chi phí phục hồi, thời gian cải tạo mà cịn mang ý nghĩa sinh thái, điều hịa khí hậu cho địa phương, làm nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cho nhân dân. Với ý nghĩa như trên phương án cải tạo mơi trường đối với mỏ than Khánh Hịa được đề xuất là:
- Cải tạo và giữ lại moong khai thác làm hồ chứa nước,
- San cắt, hạ thấp độ cao bãi thải Tây, trồng cây trên toàn bộ khu vực bãi thải. - Tháo dỡ các cơng trình trên mặt, phủ xanh bằng keo lai.
- Bàn giao cho địa phương quản lý.
3.3.2. Các giải pháp quản lý
Để nâng cao công tác quản lý mơi trường tại mỏ than Khánh Hịa các giải pháp đề xuất:
- Bổ sung cán bộ chuyên trách về mơi trường mỏ, thành lập phịng chun mơn phụ trách môi trường mỏ.
- Định kỳ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, học tập về an tồn mỏ, về quản lý mơi trường mỏ nhằm nâng cao nhận thức và năng lực quản lý mơi trường cho tồn thể cán bộ công nhân mỏ.
- Thường xuyên học hỏi, cải tiến công nghệ khai thác, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường.
- Thực hiện giám sát môi trường định kỳ, giám sát sụt lún, dịch động bờ mỏ phịng tránh sự cố trong q trình khai thác.
- Học tập kinh nghiệm quản lý môi trường tại các mỏ khai thác khác.
- Liên hệ chặt chẽ với địa phương, tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình khai thác, cải tạo môi trường cho phù hợp với thực tiễn địa phương.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Mỏ than Khánh Hòa cũng nằm trong thực trạng chung các mỏ than đang khai thác tại nước ta hiện nay. Bên cạnh những ý nghĩa kinh tế nhất định, hoạt động khai thác than tại mỏ than Khánh Hòa trong những năm qua cũng gây các tác động không nhỏ đến môi trường địa phương xã Phúc Hà – khu vực phía Tây Bắc thành phố Thái Nguyên, xã An Khánh – phía Tây Nam huyện Đại Từ, đặc biệt vấn đề bụi và vấn đề nước thải.
1.2. Các số liệu phân tích mẫu trong thời gian qua đã thể hiện hiện trạng chất lượng môi trường khu vực mỏ than trong đó hai vấn đề mơi trường cần quan tâm là vấn đề bụi than và vấn đề nước thải mỏ: Chỉ tiêu bụi tổng số mẫu khơng khí trong khu vực mỏ có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,03 đến 2,6 lần so với tiêu chuẩn 3777/2002/QĐ-BYT), chất lượng nước thải đầu ra chưa đạt quy chuẩn theo quy định (chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng mẫu nước thải vượt giá trị cho phép từ 1,03 đến 1,07 lần so với QCVN 40/2011/BRNMT(B).
1.3. Với hoạt động mở rộng nâng cao công suất mỏ từ nay đến 2029 chắc chắn sẽ làm gia tăng lượng chất thải, ảnh hưởng của các chất ô nhiễm xảy ra ở mức độ cao hơn nếu khơng có biện pháp cải thiện môi trường nào so với hiện tại.
1.4. Dựa trên các tiêu chí xây dựng đánh giá tổng thể cơng tác quản lý môi trường mỏ cho thấy: các giải pháp giảm thiểu, xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn hiện tại