Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý COD của 3 gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước thải ngành mía đường theo định hướng thu hồi năng lượng (khí metan) (Trang 59 - 61)

3.2. Kết quả khảo sát khả năng xử lý nước thải mía đường bằng hệ UASB

3.2.3. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý COD của 3 gia

đoạn xử lý

a) Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tải trọng hữu cơ đến hiệu suất xử lý COD

Tải trọng hữu cơ có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất xử lý COD. Tải trọng COD của các giai đoạn xử lý dao động trong khoảng 2,21 – 7,37 g/L.ngày.

Hình 3.7. Ảnh hưởng của tải trọng COD đến hiệu quả xử lý

Hình 3.7 cho thấy tải trọng COD có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất xử lý COD. Tải trọng COD dao động trong khoảng 2,21 – 7,37 g/L.ngày. Khi tải trọng COD là 4,8 g/L.ngày thì hiệu suất xử lý COD đạt mức trung bình cao nhất 89,9%, với mức tải trọng COD là 7,37 g/L.ngày hiệu suất xử lý COD có mức trung bình thấp nhất 58,5%.

b) Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu thủy lực đến hiệu suất xử lý COD

Thời gian lưu thủy lực của hệ UASB được giảm qua 3 giai đoạn thí nghiệm, tương ứng 24; 12 và 8 giờ và lưu lượng dòng vào được điều chỉnh tăng dần tương ứng 8; 16 và 24 L/ngày.

Hình 3.8. Ảnh hưởng của thời gian lưu thủy lực đến hiệu suất xử lý COD Qua hình 3.8 ta thấy, với thời gian lưu là 12 giờ thì hiệu suất xử lý COD là Qua hình 3.8 ta thấy, với thời gian lưu là 12 giờ thì hiệu suất xử lý COD là cao nhất, trung bình đạt 89,9%. Ở thời gian lưu thủy lực là 8 giờ thì hiệu suất xử lý COD trung bình thấp nhất 58,5%.

c) So sánh hiệu suất xử lý COD của các giai đoạn thí nghiệm

Hình 3.9. So sánh hiệu suất xử lý COD của các giai đoạn xử lý

Từ hình 3.9 ta thấy, giai đoạn 3 có hiệu suất xử lý COD thấp nhất 58,5%, đến ngày thứ 8 của giai đoạn này bắt đầu có hiện tượng tan rã bùn hạt và sang ngày thứ 11 bùn hạt tan rã hoàn toàn. Giai đoạn 2 là gia đoạn có hiệu suất xử lý COD cao nhất 89,9% và là giai đoạn xử lý COD tối ưu của tồn bộ q trình thí nghiệm, với các thông số:

- Giá trị COD đầu vào trung bình: 2402 mg/L.

- pH: 7,3 - 7,5.

- Nhiệt độ mơi trường bên ngồi : 35 - 390C.

Kết quả về hiệu suất xử lý COD qua các giai đoạn thực nghiệm thu được cũng khá phù hợp với nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất cồn từ rỉ đường bằng hệ UASB quy mơ phịng thí nghiệm của Nguyễn Thị Sơn và Nguyễn Thị Thu Hà (2004): đạt 92,2% với thời gian lưu 3,5 ngày, tải trọng COD 2,99g/L.ngày. Tuy nhiên hiệu quả xử lý thành phần hữu cơ thu được cao hơn đáng kể một số nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất đường khác như của Xu Cheng và nnk (2010) với UASB do công ty Able Co., Ltd thiết kế để xử lý nước thải sản xuất mía đường (COD: 20.000-150.000 mg/L) ở Quảng Tây, Trung Quốc. Hiệu quả xử lý nước thải với các giá trị pH thấp, COD, sunphat cao và tải trọng hữu cơ lớn (OLR 2- 5gCOD/L.ngày; lớn nhất 18-24 gCOD/L.ngày). Hiệu quả loại COD chỉ đạt 50-55% với thời gian lưu thủy lực 24-48 giờ. Trong nghiên cứu của A.K. Ragen và nnk (2001) sử dụng hệ mơ hình UASB khác quy mơ phịng thí nghiệm, V 10 lít, COD ban đầu là 1000mg/lít. Sau khi hệ khởi động thành công, tải lượng hữu cơ đạt được

6,7 kgCOD/m3.ngày, hiệu quả xử lý COD đạt 76%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước thải ngành mía đường theo định hướng thu hồi năng lượng (khí metan) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)