Sơ đồ hệ UASB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước thải ngành mía đường theo định hướng thu hồi năng lượng (khí metan) (Trang 32 - 33)

Hệ UASB có ưu điểm là khơng cần vật liệu mang , giảm mạnh chi phí xây dựng cơ bản, năng suất xử lý tương đối cao và có ưu thế so với các hệ lọc vi sinh ngập nước được thể hiện qua bảng 1.7 [14].

Bảng 1.7. So sánh các kỹ thuật xử lý yếm khí Hệ xử lý Hệ xử lý Thời gian lưu nước (ngày) Thời gian lưu bùn (ngày) Mật độ vi sinh (kgVSS/m3)

Tải trọng hữu cơ

(kgCOD/m3.ngày)

Tiếp xúc YK 10-20 4-6 0,5-10

Lọc ngập nước 0,5-4 25-30 5-15

UASB 0,2-2 20-30 2-5

Nhược điểm lớn nhất của hệ này là thời gian khởi động (tạo hạt bùn vi sinh) dài. Cho tới ngày nay vẫn chưa rõ cơ chế tạo hạt bùn nên sự tạo bùn vẫn mang tính kinh nghiệm. Do khuấy trộn chủ yếu dựa vào dịng nước dâng khơng lớn lắm (v  2 m/h) nên khơng đủ, năng suất xử lý vẫn cịn tiềm năng nâng cao. Ngoài ra, các hạt SS trong nước đầu vào sẽ tích lũy trong lớp bùn, gây khó trong q trình vận hành.

 Hệ phản ứng khuấy trộn liên tục – CSTR (Continuously stirresed tank reactor)

Thiết bị phân hủy kị khí khuấy trộn liên tục là hệ thống xử lý kỵ khí cơ bản với thời gian lưu thủy lực (HRT) và thời gian lưu bùn (SRT) trong khoảng 15 - 40 ngày để đảm bảo đủ thời gian lưu cho cả quá trình vận hành và sự ổn định của hệ thống. Thiết bị khuấy trộn hồn tồn khơng hồi lưu bùn phù hợp hơn đối với chất thải có hàm lượng chất rắn cao. Một nhược điểm của hệ thống này là một tải trọng thể tích cao chỉ thu được với dịng chất thải khá đặc với chỉ số nhu cầu oxy hóa học có thể phân hủy sinh học (COD) khoảng 8.000 đến 50.000 mg/L. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều dịng chất thải lại lỗng hơn nhiều. Như vậy, tải trọng COD trên mỗi đơn vị thể tích có thể rất thấp với thời gian lưu của hệ thống loại bỏ mất lợi thế chi phí của cơng nghệ xử lý kỵ khí. Tải trọng hữu (OLR) cơ đặc trưng cho thiết bị phân

hủy kỵ khí khuấy trộn hồn tồn là từ 1 - 5 kgCOD/m3.ngày [46].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước thải ngành mía đường theo định hướng thu hồi năng lượng (khí metan) (Trang 32 - 33)