Tổng quan về đánh giá công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý chất thải nguy hại bằng lò đốt ở việt nam (Trang 29)

1.4.1. Tổng hợp các nghiên cứu về các tiêu chí và quy trình đánh giá sự phù hợp của cơng nghệ xử lý chất thải nói chung trên thế giới [15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22]

tính khoa học, học viên đã nghiên cứu và tham khảo một số tài liệu quốc tế có liên quan trong việc xác định các tiêu chí để đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải để tổng hợp và đề x́t bộ tiêu chí đánh giá cơng nghệ lò đốt phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Hoạt động đánh giá cơng nghệ mơi trường trên thế giới nói chung và đánh giá cơng nghệ xử lý chất thải nói riêng được áp dụng rộng rãi, được các cơ sở sản xuất chủ động thực hiện. Nó khơng mang tính bắt buộc đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất, mà mang tính tự nguyện nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ tốt nhất, phù hợp nhất vào quá trình xử lý chất thải nhằm tránh ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, việc đánh giá vẫn chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của những chuyên gia đánh giá cơng nghệ. Để hạn chế các sai sót và tăng cường chất lượng của việc đánh giá, người ta xây dựng các quy trình chuẩn về đánh giá cơng nghệ. Một trong những phương pháp đánh giá công nghệ môi trường được áp dụng phở biến trên thế giới đó là “Phê duyệt công nghệ môi trường” (Environmental Technology Verification-ETV). ETV được thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) vào năm 1995 nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện của công nghệ môi trường thông qua các hoạt động phê duyệt khách quan và báo cáo thực hiện công nghệ. Phương pháp này đưa ra một số tiêu chí chủ yếu để đánh giá trong quá trình phê duyệt cơng nghệ mơi trường như mức độ hiện đại của công nghệ, khả năng áp dụng, hiệu quả kinh tế, giá thành, mức độ thân thiện với mơi trường, an tồn với con người…sau đó, nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia, các tiêu chí trên được phân tích, điều tra, khảo sát để đưa ra các kết luận, so sánh các công nghệ được đánh giá và lựa chọn cơng nghệ tối ưu, có tiềm năng để cải thiện bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Với nội dung trên ETV có thể được phân chia thành hai thành phần chính: Một là các hệ thống quản lý, hai là thu thập và đánh giá các dữ liệu môi trường. Trong phần các hệ thống quản lý, trước khi đưa ra các tiêu chí chủ yếu để phê duyệt, tiến hành phân cơng và giao nhiệm vụ đến từng phịng, từng đơn vị liên quan theo các ngành quản lý riêng hoặc theo hội đồng phê duyệt công nghệ môi trường. Phần thu thập và đánh giá các dữ liệu môi trường, tài liệu về công nghệ được hội đồng phê duyệt công nghệ môi trường nghiên cứu để đưa ra các kết luận cuối cùng về công nghệ môi trường được đánh giá. Cộng đồng quốc tế cũng quan tâm đến “Phê duyệt công nghệ môi trường” cho các dự án được tài trợ và đã thực hiện nhiều hội thảo về công nghệ phê duyệt môi trường ở Ấn Độ, Thái Lan và Đài Loan, cũng như Malaysia và Philippin. Đến năm 2005, hơn 30 công nghệ từ các nhà cung cấp

quốc tế đã được xác minh bởi các chương trình ETV.

Bên cạnh đó, mơ hình đánh giá công nghệ môi trường EnTA (Environmental Technology Assessment) do Chương trình Mơi trường Liên hiệp quốc (UNEP) xây dựng và phát triển hiện đang được khuyến khích sử dụng tại các nước đang phát triển.

Mơ hình này tập trung chủ yếu vào việc đánh giá lợi ích, hiệu quả môi trường của các công nghệ sản xuất hoặc công nghệ thân thiện môi trường hơn là việc đánh giá các cơng nghệ mơi trường.

Lợi ích khi sử dụng mơ hình EnTA được tóm gọn trong bảng sau:

Bảng 1.2. Lợi ích mơ hình EnTA

Kinh doanh Chính phủ Cơng cộng

- Giảm chi phí phòng ngừa và xử lý ô nhiễm.

- Tránh những vấn đề pháp lý và các chi phí pháp lý. - Cải thiện môi trường của công ty trong con mắt cộng đồng và thị trường.

- Giảm chi phí bảo trì và nâng cao hiệu suất tổng. - Giảm/tránh được các vấn đề liên quan đến sức khỏe công nhân.

- Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe do tai nạn cơng nghiệp và khí thải.

- Tránh được chi phí làm sạch mơi trường do các chất ơ nhiễm phát tán.

- Có khả năng hoạch định trước và quản lý mơi trường tốt hơn.

- Duy trì hiệu quả kinh tế do sử dụng nguồn lực địa phương.

- Tránh hiện tượng không quay lại của rác thải.

- Chất lượng cuộc sống nói chung được nâng cao.

- Ít cơng việc liên quan đến bệnh tật và thương tích.

- Các rủi ro sức khỏe từ các chất ô nhiễm công nghiệp thấp hơn.

- Duy trì các giá trị xã hội và văn hóa.

- Bảo đảm bảo vệ môi trường của cộng đồng.

- Đạt được sự hiểu biết hơn về các vấn đề chủ chốt.

Theo một số tài liệu quốc tế, đánh giá sự phù hợp của công nghệ là một khái niệm được sử dụng trong việc xác định những giải pháp then chốt nhằm khắc phục những khó khăn trong vận hành và quản lý tại các quốc gia đang phát triển. Theo đó, sự phù hợp (appropriateness) bao hàm tính khả thi (feasibility) và khả năng thích ứng (pragmatism) của cơng nghệ đó trong một hồn cảnh, điều kiện nhất định (Singhirunusorn, 2009). Sự phù hợp của một hệ thống cũng được phân tích trong bối cảnh hiện tại, nghĩa là sự phù hợp này không xét riêng lẻ về mặt kỹ thuật (technology); kinh tế - tài chính (economic - finance); tính pháp lý (politics); sự chấp nhận của xã hội (social acceptability); hay giới hạn chấp nhận của môi trường hay sức chịu tải của môi trường (carrying capacity of the environment) mà là sự phù hợp của hệ thống đối với tất cả các khía cạnh nêu trên. Như vậy, một công nghệ phù hợp trong bối cảnh phát triển bền vững là khi

nó vận hành tốt nhất với chi phí thấp nhất, khả thi về mặt kỹ thuật và pháp lý, có chi phí đầu tư và chi phí vận hành hợp lý, đảm bảo về hiệu quả xử lý ô nhiễm và được cộng đồng chấp nhận (Mara, 1996; Sarmento, 2001; Ujang, 2002). Ngoài ra, theo Singhirunnusorn, sự phù hợp của một hệ thống còn bao hàm cả yếu tố “độ tin cậy” (reliability) của hệ thống đó (Singhirunusorn, 2009).

Việc chọn lựa cơng nghệ xử lý chất thải thích hợp được thực hiện dựa trên việc xem xét, đánh giá rất nhiều yếu tố liên quan đến công nghệ. Vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn công nghệ là bản chất ứng dụng công nghệ, chẳng hạn công nghệ xử lý/tái chế/tái sử dụng, loại chất thải, ... Các yếu tố tiếp theo bao gờm chi phí, hiệu quả, các yếu tố xã hội và thể chế cũng được quan tâm trong việc lựa chọn cơng nghệ xử lý thích hợp tại các nước đang phát triển (Singhirunnusorn, 2009).

Các nghiên cứu trên thế giới cũng nêu ra những quan điểm khác nhau đối với việc đánh giá công nghệ xử lý chất thải. Theo Alaerts và cộng sự (Alaerts, 1990), công nghệ xử lý chất thải khả thi khi cơng nghệ đó kinh tế, hiệu quả, đáng tin cậy và có thể quản lý về mặt kỹ thuật. Dựa trên các khái niệm mang tính chất chung chung này, một số tiêu chí khác được đề ra như: Khả thi về mặt mơi trường, đáng tin cậy, có khả năng quản lý về mặt thể chế và kỹ thuật, hợp lý về mặt chi phí và tài chính, có khả năng áp dụng nhằm mục đích tái sử dụng chất thải. Dunmade đã đề xuất một số tiêu chí đánh giá sự phù hợp cơng nghệ đối với các nước đang phát triển và liệt kê các tiêu chí đó thành 2 mức độ sơ cấp và thứ cấp (Dunmade, 2002). Các tiêu chí thứ cấp sẽ được liệt kê thành bốn nhóm (sơ cấp): Kỹ thuật, kinh tế, mơi trường và xã hội - chính trị.

Nhóm tiêu chí liên quan đến vấn đề kỹ thuật là thiết kế, xây dựng và vận hành (thành phần và đặc tính chất thải đầu vào, tiêu chuẩn về chất thải sau xử lý,…), nhu cầu về diện tích và độ tin cậy của quá trình cơng nghệ (Metcalf & Eddy, 2003). Đối với bất kỳ hệ thống xử lý chất thải nào, mục tiêu quan trọng nhất là đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hay tuân thủ quy định về mơi trường. Ngồi ra, hiệu quả xử lý của mỡi thiết bị, cơng trình cũng phản ánh sự phù hợp trong thiết kế, vận hành. Xét hai hệ thống xử lý chất thải có chi phí xây dựng và vận hành tương đương nhau, hệ thống có hiệu quả loại bỏ chất ơ nhiễm cao hơn thì sẽ an tồn trong việc tn thủ quy định về mơi trường hơn (Lucas, 2004). Độ tin cậy của hệ thống bao gồm độ tin cậy đối với khả năng vận hành và độ tin cậy của thiết bị. Độ tin cậy của hệ thống được đánh giá theo: Hiệu quả xử lý trong điều kiện bình thường và trong trường hợp sự cố, tần suất hư hỏng thiết bị và ảnh hưởng của sự cố hư hỏng thiết bị đến hiệu quả xử lý (Eisenberg,

2001). Khả năng quản lý hệ thống về mặt kỹ thuật mà Alaerts đã đề cập cũng có thể được xếp vào nhóm tiêu chí này (Alaerts, 1990). Khả năng quản lý hệ thống liên quan đến các yếu tố: Tần suất bảo dưỡng hệ thống, khả năng thay thế thiết bị bằng thiết bị có sẵn hoặc tự chế tạo ở địa phương và ́u tố ng̀n nhân lực có trình độ chun mơn cần thiết để vận hành thiết bị/hệ thống (Dunmade, 2002; Lucas, 2004).

Nhóm tiêu chí mơi trường xét đến khả năng bền vững về mặt môi trường như: Tiêu tốn ít hóa chất và sử dụng năng lượng hiệu quả, khả năng tái sử dụng sản phẩm thứ cấp như nhiệt thải. Ngoài ra, mức độ phát thải vào mơi trường khơng khí, đất và nước cũng đáng được quan tâm. Các phát thải có thể là hơi dung mơi, khí thải (CO2, CO, NOx, SOx,...) từ các thiết bị sử dụng nhiên liệu trong hệ thống.

Nhóm tiêu chí về kinh tế liên quan đến vốn đầu tư xây dựng thiết bị, hệ thống, chi phí vận hành và chi phí bảo trì - bảo dưỡng thiết bị, hệ thống. Chi phí xây dựng cơng trình được sử dụng để so sánh nhiều phương án xây dựng trong cùng một khu vực với điều kiện kinh tế tương đương nhau (Alaerts, 1990). Chi phí xây dựng bao gờm chi phí nguyên vật liệu xây dựng, công lao động, vận chuyển và một số chi phí phụ trợ khác như: Điện, nước,... Chi phí này có thể được biểu diễn qua suất đầu tư xử lý một tấn chất thải. Chi phí vận hành (bao gờm chi phí điện, nước, hóa chất, nhân cơng) và chi phí bảo trì và sửa chữa cơng trình có thể được biểu diễn bằng chi phí xử lý một tấn chất thải. Theo Tổ chức Liên hiệp quốc, chi phí xã hội và phí xử lý chất thải cũng thuộc nhóm tiêu chí này.

Nhóm tiêu chí xã hội cũng bao gờm mức độ chấp nhận của cộng đồng đối với những ảnh hưởng do các thiết bị, hệ thống xử lý chất thải gây ra, chẳng hạn như khí thải, mùi hôi, tiếng ồn và độ rung do động cơ,… (Tsagarakis, 2001). Ngoài ra, yếu tố tác động đến mỹ quan của khu vực cũng có thể được liệt kê vào nhóm tiêu chí này.

1.4.2. Các quy định pháp lý về đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam [4,13]

Tại Khoản 13 Điều 3 Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 đưa ra khái niệm “Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ”.

được chuyển giao phải là công nghệ tiên tiến và đáp ứng các yêu cầu như tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, bảo vệ sức khỏe con người, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, sản xuất sạch, thân thiện môi trường, phát triển ngành, nghề truyền thống.

Điều 32 Luật Chuyển giao công nghệ quy định “Dịch vụ giám định công nghệ là hoạt động kinh doanh hoặc không kinh doanh thông qua giám định cơng nghệ để xác định tình trạng thực tế của công nghệ được chuyển giao và những nội dung khác liên quan đến việc chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của một hoặc các bên tham gia ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền”.

Ở nước ta, Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ theo thẩm quyền (Khoản 1 Điều 52).

Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ nêu rõ Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về quy trình và tiêu chí xác định các công nghệ (Khoản 3 Điều 5).

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 31/2011/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ để cụ thể hóa các nội dung đánh giá công nghệ. Tại Điều 5 quy định nội dung đánh giá công nghệ bao gồm:

1. Xem xét công nghệ được đánh giá thuộc danh mục cơng nghệ khún khích chuyển giao, danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hay danh mục công nghệ cấm chuyển giao.

2. Xem xét nguồn gốc, xuất xứ công nghệ: quốc gia, vùng lãnh thổ...; công ty, tập đoàn, viện, trường... tạo ra công nghệ.

3. Xem xét các quyền liên quan đến công nghệ

a) Quyền sở hữu và quyền sử dụng công nghệ, quyền chuyển giao lại cho bên thứ ba;

b) Quyền cải tiến, nhận thông tin về cải tiến công nghệ;

thổ được bán sản phẩm do công nghệ tạo ra;

d) Các qùn sở hữu cơng nghiệp có liên quan đến cơng nghệ. 4. Đánh giá trình độ, kỹ thuật cơng nghệ

a) Xem xét trình độ cơng nghệ, vòng đời cơng nghệ; b) Tính đờng bộ của thiết bị;

c) Xem xét thiết bị, nguyên vật liệu chế tạo phù hợp với dây chuyền sản xuất;

d) Suất tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm; đ) Tuổi thọ thiết bị, khả năng thay thế, cải tiến;

e) Khả năng thuận tiện trong vận hành, quản lý. 5. Đánh giá về giá trị, hiệu quả kinh tế

a) Chi phí đầu tư, mức đầu tư so với cơng nghệ tương đương khác; b) Khả năng tài chính (xác định ng̀n vốn);

c) Yếu tố đầu vào: có ng̀n ngun liệu tại địa phương; ng̀n ngun liệu trong nước (địa phương khác) hoặc có hợp đồng nhập Khẩu đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất;

d) Yếu tố đầu ra cho sản phẩm: Có thị trường ởn định hoặc có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra ổn định;

đ) Hiệu quả kinh tế: Đánh giá các chỉ tiêu Kinh tế của dự án như thời gian hoàn vốn, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate Of Return)...;

e) Hiệu quả kinh tế - xã hội: Khả năng sử dụng lao động, tác động lan tỏa. 6. Đánh giá về an toàn và mơi trường

a) Khí thải, nước thải và chất thải rắn;

b) Vị trí dự án, diện tích sử dụng đất phù hợp với quy mô dự án; c) Mức độ rủi ro và các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố;

d) Các giải pháp xử lý môi trường giảm thiểu tác động, đạt các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuấn về môi trường của Việt Nam.

7. Khi đánh giá công nghệ trong từng ngành hoặc nhóm ngành cụ thể có thể xem xét thêm các nội dung khác phù hợp với đặc thù của ngành hoặc nhóm ngành đó.

1.4.3. Một sốhướng dẫn về đánh giá công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam [2,13]

Trong năm 2009, Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ trực thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý chất thải nguy hại bằng lò đốt ở việt nam (Trang 29)