XUẤT VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Tiểu luận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt xưa và nay (Trang 27 - 31)

3.1. Hạn chế và giải pháp tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt:

 Hạn chế và giải pháp:

Lê Kim Bằng (2018): Lâu nay, sau Tết Nguyên đán thì tại một số nơi thờ tự thường đốt vàng mã, xem số, cúng sao giải hạn… Những người thực hiện điều này cho rằng hành động đó thuộc về văn hóa tâm linh. Trong khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có văn bản đề nghị loại bỏ mê tín dị đoan và đốt vàng mã…

Nhận định, việc đốt vàng mã, đồ mã, bói tốn… là biểu hiện chưa đúng trong đời sống tâm linh. Tục lệ này gây lãng phí, ơ nhiễm mơi trường khơng nên duy trì.

Việc cúng sao giải hạn, đốt đồ mã, vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc lưu truyền vào nước ta đã lâu. Sau này trở thành tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người dân. Theo quan niệm trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên “trần sao âm vậy” nên nhiều người tin đốt vàng mã, đồ mã cho người quá cố có thể sẽ đem lại điều gì đó tốt đẹp cho người cõi âm. Vì vậy, càng đốt nhiều đồ mã, vàng mã thì người trần mới hưởng được nhiều lộc và may mắn từ người quá cố.

Tuy nhiên, đây là suy nghĩ lệch lạc khi lấy vật chất (giả) làm thước đo cho sự phù hộ của tổ tiên, thần linh. Hành động này khác gì “hối lộ” chứ không đơn thuần là báo hiếu tổ tiên. Lối suy nghĩ và cách hành xử tiêu cực ấy khơng chỉ làm gia tăng tình trạng mê tín dị đoan, gây lãng phí mà cịn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn và ơ nhiễm mơi trường. Có thể nói, việc đốt vàng mã là biểu hiện thối hóa trong đời sống tâm linh chứ chẳng đem lại lợi ích gì.

Nhà nước khơng cấm người dân làm việc này nhưng khuyến cáo mọi người thực hành tiết kiệm, chỉ đốt số lượng tượng trưng và thể hiện ở đúng nơi thuộc các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tơn giáo. Mặt khác, việc đốt đồ mã, vàng mã là việc làm mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam khơng khuyến khích. Vì vậy, người

dân cũng nên từ hạn chế tiến đến bỏ hẳn tập tục này.

Theo tơi thì những nhận định trên là rất đúng về những hạn chế còn xảy ra trong việc thờ cúng tổ tiên, đó là việc làm khá lãng phí bỏ số tiền cũng khơng ít đề mua những vật đồ giấy đề về đốt và họ nghĩ người ở dưới sẽ được sử dụng những vật phẩm đó, cần đổi mới trong tư duy và có thể hạn chế lại ít đó ít nhất có thể.

Đời sống văn hóa tâm linh của người Việt khá phong phú. Việc hướng về thế giới tâm linh là nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của con người, giúp

họ lương thiện hơn, tốt đẹp hơn. Trong thực tế, nhiều người không dám làm điều xấu, gây tội ác là do sợ bị pháp luật trừng phạt và xã hội lên án, nhưng cũng có một phần sợ bị thánh thần “chiếu cố”, hoặc tin vào luật nhân quả “gieo nhân gì gặt quả ấy”. Ngồi ra, đời sống tâm linh cịn tạo ra sự đồn kết, sự kết nối giữa quá khứ - hiện tại và tương lai, duy trì những giá trị văn hóa truyền thống lưu truyền cho thế hệ mai sau…

 Giải pháp:

Những vấn đề này lý giải vì sao ngày càng có nhiều người sắm lễ vật đắt tiền để cúng bái, đi xem bói, xem số, thậm chí cịn tin vào những điều nhảm nhí để bị kẻ xấu lợi dụng sự cả tin để trục lợi. Để hạn chế những biểu hiện tiêu cực đó, đồng thời xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, tôi cho rằng các cấp, các ngành phải thường xuyên làm công tác tuyên truyền, giáo dục đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân hiểu đúng thế nào là đời sống tín ngưỡng tâm linh tích cực cần được bảo tồn và phát huy; thế nào là tín ngưỡng tâm linh mang yếu tố mê tín dị đoan cần phải loại bỏ, triệt tiêu.

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về những giá trị đạo đức tốt đẹp, ý nghĩa của việc giữ gìn, phát huy các giá trị đó trong đời sống xã hội của tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần đẩy mạnh việc tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức đúng về những giá trị tốt đẹp, tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng như loại trừ những yếu tố lạc hậu, không phù hợp. Đồng thời, tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu rõ chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước, từ đó, nâng cao ý thức bảo tồn giá trị tích cực của tín ngưỡng cũng như tham gia đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng vào mục đích xấu. Trong tuyên truyền, cùng với việc phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể nhân dân, cần chú ý phát huy tối đa vai trị của hệ thống thơng tin đại chúng để định hướng giá trị và dư luận

trong bảo vệ, phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp cũng như phê phán các hoạt động tín ngưỡng trái pháp luật.

Cần phát huy vai trị của gia đình về thực hành đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên. Trong gia đình vai trị của cha mẹ đối với việc giữ gìn đạo hiếu rất quan trọng. Nếu cha mẹ tạo dựng được mơi trường gia đình có nề nếp, gia phong thì cuộc sống gia đình hạnh phúc, con cái hiếu thảo với ơng bà cha mẹ. Ngược lại, nếu cha mẹ không là tấm gương sáng cho con cháu trong ứng xử, không quan tâm chăm sóc, thậm chí ngược đãi ơng bà thì sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến hành vi bất hiếu. Đạo hiếu là cái gốc của mỗi con người. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Ngay cả việc xây sửa lại từ đường, nhà thờ họ; viết lại gia phả, tảo mộ, thắp hương mộ chí vào ngày giáp tết đều có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục đạo hiếu cho con cháu. Hiện nay, trong thời kỳ mở cửa - hội nhập, việc giáo dục những giá trị đạo đức cơ bản đặc biệt là đạo hiếu cần được thực hiện thường xuyên từ trong gia đình, thơng qua những hình thức giao tiếp thường ngày.

3.2. Phát huy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt:

Hiện nay, thờ cúng tổ tiên, lễ hội diễn ra phổ biến ở các địa phương - một hoạt động góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, gần đây, ở một số nơi, hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo có chiều hướng gây tác động tiêu cực: Kích thích mê tín dị đoan dẫn đến tốn kém, lãng phí về thời gian, tiền bạc, sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của nhân dân. Vì vậy, nhận thức đúng đắn về thờ cúng tổ tiên để tìm ra những giá trị tích cực cần giữ gìn và phát huy, hạn chế tác động tiêu cực là vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm góp phần lành mạnh hóa các hoạt động tín ngưỡng, hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, xây dựng đất nước phát triển ngày càng bền vững.

Trong các hình thức tín ngưỡng dân gian của nhân dân ta, thờ cúng tổ tiên là loại hình tín ngưỡng tồn tại phổ biến và lâu bền nhất. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, thờ cúng tổ tiên vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam; là nét đẹp văn hóa truyền thống, thấm đượm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, nhắc con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ khi sinh thời và thờ phụng lúc “về với tiên tổ”. Vì vậy, thờ cúng tổ tiên là một giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, đã và đang có ảnh hưởng tích cực tới việc củng cố khối đồn kết dân tộc trong cơng cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có vai trị to lớn trong việc kế thừa và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, nhằm duy trì khơng gian thiêng liêng, mơi trường văn hóa truyền thống. Tại nơi thờ cúng tổ tiên chứa đựng bao giá trị văn hóa truyền thống q báu, vơ hình về tấm gương lao động quên mình, cơng lao dẹp giặc, tính cách cao đẹp của tiền nhân được cụ thể trong gia phả, tộc phả, có ý nghĩa giáo dục rất lớn với con cháu. Mỗi khi thắp nhang, sự thiêng liêng cao cả dồn đến bao quanh, thể hiện giá trị tâm linh mà thờ cúng tổ tiên có được để mãi mãi tồn tại bền vững. Vào những ngày lễ tại gia đình, hội làng, con cháu tổ chức rước kiệu tưởng nhớ Thành Hoàng làng, các vị tổ sư, tổ nghề, các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc đã có cơng với làng, nước. Lễ hội Đền Hùng là lễ hội tiêu biểu nhất, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.

Tuy còn nhận hạn chế những việc tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là thờ cúng tổ tiên đó là những người con có hiếu, có đạo đức cao đối với những người đã khuất và tiếp tục tuyên truyền truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cho con cháu đời sau biết ra tiếp tục phát huy ngày càng đẹp và ý nghĩa hơn không bị mất đi truyền thống tốt đẹp đó.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt xưa và nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)