Tần suất tính toán có quan hệ mật thiết đến mức độ tổn thất khi chế độ cung cấp sản phẩm bị phá hoại và chi phí xây dựng công trình.
Muốn xác định tần suất tính toán hợp lý phải tiến hành tính toán kinh tế so sánh giữa chi phí cho công trình khi tăng tần suất tính toán với tổn thất, khi chế độ cung cấp sản phẩm bị phá hoại. Nh−ng cách làm trên phức tạp và nhiều tr−ờng hợp không tính đ−ợc. Vì vậy dựa vào kinh nghiệm và nghiên cứu tổng quát của nhiều công trình và của nhiều n−ớc ng−ời ta định ra tần suất tính toán của công trình thuỷ lợi đối với một số ngành và ghi vào quy phạm của Nhà n−ớc.
Tuỳ tính chất của từng công trình và đối t−ợng phục vụ mà tần suất tính toán đ−ợc xác định theo ph−ơng pháp khác nhau.
- Cấp n−ớc công nghiệp và dân c− bằng hồ chứa điều tiết nhiều năm và điều tiết năm. - Cấp n−ớc công nghiệp và dân c− bằng hồ chứa khả năng điều tiết nhỏ (ngày, tuần) hoặc cống lấy n−ớc, trạm bơm...
- Dùng n−ớc để phát điện thì tuỳ theo loại hồ điều tiết mà có thể lấy tần suất theo quy phạm. - Vận tải thuỷ ở th−ợng, hạ l−u hồ điều tiết thì tần suất tính toán nên xác định theo ph−ơng pháp 1.
- Các công trình thuỷ lợi chỉ phục vụ trong một thời gian ngắn trong một năm (công trình chống lũ, chống úng) tần suất tính toán nên tính theo ph−ơng pháp 2.
- Do thói quen trong tính toán với các công trình chống lũ, chống úng ng−ời ta th−ờng dùng tần suất tính toán là tỉ số giữa số năm bị phá hoại với tổng số năm vận hành công trình, tức là biểu thị mức độ bị phá hoại chứ không phải mức độ bảo đảm không bị phá hoại.
D−ới đây là tần suất tính toán tiêu chuẩn đối với một số ngành, theo TCXDVN 285 - 2002 (tính theo %).
1. Cấp n−ớc công nghiệp cho các trung tâm lớn hoặc xí nghiệp riêng lẻ (ph−ơng pháp 1 hoặc 2) là 97%.
2. Cấp n−ớc cho các thành phố lớn, nông thôn và khu công nghiệp nhỏ (ph−ơng pháp 1 hoặc 2) là 95%.
3. Trạm thuỷ điện cung cấp điện cho các xí nghiệp lớn, điện hoá đ−ờng sắt, các thành phố lớn - tuỳ thuộc vào tỷ trọng chiếm trong mạng l−ới (ph−ơng pháp 2) 85%.
4. Trạm thuỷ điện cung cấp điện cho các xí nghiệp nhỏ, cho sinh hoạt công cộng, cho các thành phố nhỏ hoặc nông thôn - tuỳ thuộc tỷ trọng (ph−ơng pháp 2) 75%.
5. T−ới cho nông nghiệp tuỳ thuộc vào điều kiện lấy n−ớc và cấp n−ớc (ph−ơng pháp 1 hoặc 2) lấy từ 75 ữ 95%.
5. Vận tải thuỷ - tuỳ thuộc vào loại đ−ờng (ph−ơng pháp 1) lấy từ 90 ữ 99%.
6. Nuôi cá - tuỳ thuộc vào ý nghĩa của việc nuôi cá đối với con sông (ph−ơng pháp 1 hoặc 2) lấy từ 75 ữ 95 %.
7. Tiêu úng cho nông nghiệp - tuỳ điều kiện tiêu n−ớc và loại cây trồng (ph−ơng pháp 2) 5 ữ 10%.
Riêng đối với công trình quan trọng tuỳ theo tính chất của đối t−ợng phục vụ, khả năng của công trình, phải có dẫn chứng kinh tế để xác định tần suất tính toán.
Cần l−u ý tần suất tính toán nêu trên là mức bảo đảm, hoặc mức phá hoại chế độ cung cấp sản phẩm của công trình, không phải là tần suất của hiện t−ợng thuỷ văn, khí t−ợng.
Trong thực tế có tr−ờng hợp tần suất tính toán nói trên trùng với tần suất của hiện t−ợng thuỷ văn, khí t−ợng, nh−ng có tr−ờng hợp không trùng mà là tổ hợp tần suất của nhiều hiện t−ợng thuỷ văn, khí t−ợng khác nhau.
Trong tr−ờng hợp này cần phân tích và chọn tần suất của từng hiện t−ợng thuỷ văn, khí t−ợng sao cho mức bảo đảm của chế độ cung cấp sản phẩm của công trình thoả mãn tần suất tính toán đã quy định.
5.7. Nguyên tắc sử dụng nguồn n−ớc và nội dung tính toán thuỷ lợi