Chế độ nhiệt muố

Một phần của tài liệu Khí tượng biển - Chương 6 pdf (Trang 59)

III IV V VI VII V IX X XI XII ∑

6.3.2 Chế độ nhiệt muố

Chế độ nhiệt muối biển Đông là hệ quả trực tiếp của sự tương tác biển – khí quyển khu vực.

Tác động của gió mùa lên chế độ nhiệt muối thể hiện thông qua các thông lượng nhiệt trao đổi giữa biển và khí quyển, dẫn đến sự hình thành cấu trúc nhiệt muối cho từng khu vực hay toàn bộ biển Đông.

1) Về mùa đông

Về mùa đông, dưới tác động của gió mùa cực đới với các dòng không khí bắt nguồn từ cao áp lục địa lạnh và khô (cap áp Xibêri), dẫn tới quá trình mất nhiệt đáng kể do phương thức trao đổi nhiệt rối, loạn lưu và ẩn nhiệt bốc hơi.

Tác động này đặc biệt mạnh tại vùng biển ven bờ phần Tây Bắc biển Đông bao gồm: vịnh Bắc bộ và phần biển gần lục địa Trung Quốc. Tại các khu vực này hình thành các khối nước có nhiệt độ rất thấp, thấp hơn nhiều so với các vùng biển kế cận; nhiệt độ nước biển ở các tầng mặt có khi xuống tới 14 – 15oC (hình 6-8a). Các khối nước này cùng với một phần nước lạnh từ biển Đông Trung Hoa có thể được dòng chảy hướng Nam mang đến tận vĩ tuyến 5-6oN.

Nếu so sánh dòng ẩn nhiệt do bốc hơi tại các khu vực, vùng biển có các khối nước biển có nhiệt độ thấp được hình thành do quá trình tương tác biển – khí quyển với các vùng biển khác ta thấy có sự chênh lệch đáng kể. Ví dụ: trong khi thông lượng ẩn nhiệt bốc hơi ở ven bờ phía Bắc biển Đông (nơi có các khối nước lạnh nói trên) là 200 wt/m2, thì ở ven bờ phía Nam biển Đông là 100 wt/m2.

Cùng với sự mất nhiệt, tác động của gió mùa Đông Bắc với tốc độ mạnh trên biển đã làm cho quá trình xáo trộn và đối lưu được tăng cường, dẫn đến sự hình thành một lớp nước với độ sâu khá lớn (đến khoảng 100 m ở vùng nước sâu hoặc đến tận đáy ở vùng nước nông) có nhiệt độ thấp đồng nhất trên mặt biển.

Do vậy, vào mùa đông cả khu vực Tây Bắc và gần như một nửa phần khu vực Bắc biển Đông có nhiệt độ thấp. Điều này thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sự tương tác biển – khí quyển.

Sự phân bố của chế độ muối cũng có nhưng tính chất tương tự (hình 6-9a).

2) Về mùa hè

Về mùa hè, dải phân kỳ và hoạt động của nước trồi đã hình thành nên một vùng biển có nhiệt độ tương đối thấp từ bờ biển Trung bộ ra ngoài khơi và dường như chế độ nhiệt biển Đông được tách ra thành hai phần đồng nhất về nhiệt (hình 6-8b)

Sự phân bố của chế độ muối cũng có nhưng tính chất tương tự như sự phân bố về chế độ nhiệt (hình 6-9b).

Một phần của tài liệu Khí tượng biển - Chương 6 pdf (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)