Hoàn lưu biển

Một phần của tài liệu Khí tượng biển - Chương 6 pdf (Trang 57 - 59)

III IV V VI VII V IX X XI XII ∑

6.3.1 Hoàn lưu biển

Kết quả quan trọng của tương tác động lực biển – khí quyển trong chế độ gió mùa dẫn tới sự biến đổi mạnh trong hoàn lưu biển. Thể hiện quan trọng nhất là ở sự chuyển hướng gần như đối lập nhau của các dòng chảy trong cả hai mùa gió cơ bản:

1) Về mùa đông: khi gió mùa Đông Bắc thịnh hành, dòng chảy trên mặt biển bị gió chi phối đã dẫn tới sự tăng cường của dòng chảy hướng Nam dọc theo bờ biển Việt nam, kể cả đối với vùng tiếp giáp với biển khơi ở Trung bộ cũng như vùng biển của Vịnh bắc bộ. Dòng chảy cực đại ở đây có thể đạt tới giá trị 1 đến 1,5 m/s. Tại các tầng nước biển sâu và phía ngoài trục chính này còn tồn tại các hoàn lưu xoáy với các quy mô, kích thước khác nhau nên có thể tạo nên các vùng nước đi lên và chìm xuống.

2) Về mùa hè: với gió mùa Tây Nam thịnh hành thổi theo hướng song song với đường bờ hoặc từ bờ ra biển. Trục của dòng chảy chính theo hướng Đông và Đông Bắc. Tại các tầng nước biển sâu và các vùng nằm phía ngoài trục chính này, hoàn lưu cũng bao gồm nhiều xoáy với các quy mô, kích thước khác nhau, trong đó có các xoáy thuận gây nên dòng nước đi lên và các xoáy nghịch lại làm cho nước chìm xuống.

Hình (6-7a, b) là sơ đồ dòng chảy mặt và gió trên biển Đông và các vùng kề cận vào mùa đông, mùa hè (theo Wyrtki).

Như vậy, xét về toàn bộ khôi nước biển thì sự vận chuyển nước biển mang tính khu vực cao và ít thấy sự ảnh hưởng một cách áp đảo của một nhánh hoàn lưu nào từ bên ngoài xâm nhập vào.

Tuy nhiên các bản đồ này và các bản đồ dòng chảy mặt trên biển Đông hiện có chưa bảo đảm độ chi tiết cần thiết để đánh giá sự biến động của hiện tượng động lực phức tạp này.

Một phần của tài liệu Khí tượng biển - Chương 6 pdf (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)