Đứt gãy hoạt động chính lưu vực Sơng Cả Rào Nậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát hiện các đứt gãy địa chất lưu vực sông cả rào nậy trên cơ sở phân tích tài liệu ảnh viễn thám (Trang 65 - 69)

Chú thích: 1- Đứt gãy cấp II; 2- Đứt gãy cấp III; 3- Ranh giới khối cấp IV; 4, 5, 6,

7- Chấn tâm động đất được phân chia theo cấp độ mạnh khác nhau.

Chỉ tiêu nhận dạng các đứt gãy hoạt động đƣợc mô tả chi tiết trong các công bố trƣớc đây [2- 6]. Danh mục động đất khu vực nghiên cứu đƣợc sử dụng đến hết năm 2012. Các đứt gãy hoạt đông trong khu vực nghiên cứu đã đƣợc mô tả chi tiết trong luận văn này gồm (Hình 4.7):

a/ Đứt gãy cấp III (cấp II Việt Nam):

1. Điện Biên – Sầm Nƣa – Thƣờng Xuân (FIII.5):

Đứt gãy Thƣờng Xuân có phƣơng phát triển tây bắc – đông nam, cắm về phía đơng bắc. Độ sâu ảnh hƣởng của đứt gãy cỡ 30 - 40 km. Trên bản đồ dị thƣờng trọng lực Bouguer đứt gãy thể hiện nhƣ ranh giới phân chia cấu trúc, cắt qua điểm uốn các đƣờng đồng mức biến đổi gần nhƣ đều đặn, có giá trị dị thƣờng trọng lực Bouguer - 60  - 5 mGal. Gradient ngang dị thƣờng trọng lực thể hiện đứt gãy có giá trị trung bình 1,0 2,0 mGal/km. Dọc theo đứt gãy quan sát thấy có những trận động đất xảy ra với Magnitude cực đại Ms đã quan sát ở đây chỉ ở mức xấp xỉ 4,0 .

2. Đứt gãy Sơng Cả (nhánh chính, chạy qua Đơ Lƣơng – Nghi Lộc, FIII.9):

Đứt gãy Sơng Cả có phƣơng phát triển Tây bắc - Đông nam, cắm về phía Tây nam.Độ sâu ảnh hƣởng của đứt gãy 30 - 40 km. Các thành tạo địa chất hai bên cánh đứt gãy bị cắt xén và mất lớp đột ngột. Đặc biệt sự uốn cong theo phƣơng Đông bắc - Tây nam của các thành tạo Paleozoi. Có thể vào trƣớc Kainozoi, có lẽ vào Mesozoi muộn, đứt gãy đã hoạt động và dịch chuyển theo cơ chế trƣợt bằng phải. Dọc đứt gãy từ Đô Lƣơng, Anh Sơn, Mƣờng Xén gặp các đới dập vỡ mạnh. Các khe nứt sinh kèm đổ về phía Tây nam với xu thế cánh Tây nam sụt xuống. Từ Đơ Lƣơng đến Kỳ Sơn hồn tồn trùng với thung lũng Sông Cả. Trong Kainozoi tạo nhiều bồn trũng cạnh kề đứt gãy kéo dài theo phƣơng Tây bắc - Đông nam, đặc biệt là trũng chứa than Khe Bố. Đới đứt gãy tạo nên sụt lớn khá rõ nét các mặt ranh giới cơ bản vỏ Trái đất. Từ cánh Tây nam sang Đông bắc sụt bậc của mặt Moho là 2 km (32 - 34 km), bậc Conrad nâng lên 2 km (16 - 14 km) và mặt móng kết tinh cũng nâng lên 2 - 3 km ( 4 và 2 - 3 km).

Dọc đứt gãy quan sát thấy có động đất xảy ra đã quan sát trong thời gian gần đây cỡ xấp xỉ 5.0. Đặc biệt trong lịch sử ghi nhận một trận động đất năm 1821 xảy ra dọc đới đứt gãy này với Ms = 6,0 tại Vinh.

3. Đứt gãy Rào Nậy (FIII.11):

Đứt gãy Rào Nậy có phƣơng phát triển Tây bắc - Đơng nam, có độ sâu ảnh hƣởng 30 - 40 km. Đới bao gồm một loạt đứt gãy cùng tính chất trƣợt bằng phải, hƣớng cắm thay đổi và tạo thành dạng cấu trúc nâng mặt móng kết tinh cùng phƣơng phát triển của đới. Độ sâu mặt Moho biến đổi trong phạm vi 30 - 34 km, trong khi mặt Conrad biến đổi trong giới hạn 12 - 15 km và mặt kết tinh tƣơng ứng là 2 - 4 km.

Dọc theo đứt gãy quan sát thấy có những trận động đất xảy ra có Magnitude cực đai 4,3.

1. Đứt gãy Nậm Nơn (FIV.2); 2. Đứt gãy Nậm Chou (FIV.1); 3.Đứt gãy Quỳ Hợp (FIV.6); 4.Đứt gãy Sầm Nƣa – Thái Hòa (FIV.3); 5.Đứt gãy Nghi Sơn (FIV.4) và 6.Đứt gãy Thanh Chƣơng - Kỳ Anh (FIV.5).

KẾT LUẬN

1. Phân tích ảnh vệ tinh trong nghiên cứu đứt gãy đã đƣợc các nhà địa chất Việt Nam và trên thế giới sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Áp dụng thƣ nghiệm trong luận văn này cũng khẳng định tính ƣu việt của tài liệu này khi nhận dạng các đứt gãy hoạt động.

2. Đứt gãy cấp III (Điện Biên – Sầm Nƣa – Thƣờng Xuân, Sông Cả và Rào Nậy) và đứt gãy cấp IV (Nậm Nơn, Nậm Chou, Quỳ Hợp, Sầm Nƣa –Thái Hòa và Nghi Sơn, Thanh Chƣơng – Kỳ Anh) là những đứt gãy hoạt động tích cực trong hiện tai. Chúng là ranh giới khối có biểu hiện biến dạng địa động lực phân dị. Đây cũng chính là các đới phát sinh động đất chính lƣu vực Sơng Cả - Rào Nậy.

3. Động đất quan sát đƣợc trong phạm vi lƣu vực Sông Cả - Rào Nậy đến hết năm 2012 có cấp độ mạnh đạt 6,0. Tuy vậy, với mức độ biệu hiện hoạt động mạnh trong hiện tại, khu vực nghiên cứu đƣợc dự báo là có thể có nguy cơ phát sinh động đát cấp độ mạnh 6,5 – 7,0 dọc theo các đới phát sinh: Điện Biên – Sầm Nƣa – Thƣờng Xuân, Sông Cả, Rào Nậy, Nậm Nơn, Nậm Chou, Quỳ Hợp, Sầm Nƣa – Thái Hòa, Nghi Sơn và Thanh Chƣơng - Kỳ Anh.

Kết quả nghiên cứu của học viên cao học đã đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đứt gãy hoạt động khu vực Sông Cả - Rào Nậy và một bài báo khoa học đã đƣợc chấp nhận đăng trong số 3 năm 2013 Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Biển với tiêu đề:

MỘT SỐ NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤN KIẾN TẠO LƢU VỰC SÔNG CẢ - RÀO NẬY

Tác giả: CAO ĐÌNH TRIỀU, LÊ VĂN DŨNG, BÙI ANH NAM,

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Cao Đình Triều (2008), Động đất, Nxb KH & KT, Hà Nội, 312 tr.

2. Cao Đình Triều (2010), Tai biến động đất ở Việt Nam, Nxb KH & KT, Hà Nội, 304 tr.

3. Cao Đình Triều, Nguyễn Đức Vinh (2012), “Phân đoạn đứt gãy trong đánh giá động đất cực đại ở Việt Nam”, Tạp chí Địa chất, Số 331-332, Hà Nội, tr. 59- 68.

4. Cao Đình Triều, và nnk (2012), “Đặc điểm địa động lực hiện đại vùng ven biển Việt Nam”, Tạp chí Địa chất, Số 331-332, Hà Nội, tr. 10-21.

5. Cao Đình Triều, Phạm Văn Hùng (2012), Tai biến Địa chất Nghệ An và Hà Tĩnh, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 171 trang.

6. Phan Trọng Trịnh (Chủ nhiệm) (2010), Nghiên cứu hoạt động kiến tạo trẻ, kiến

tạo hiện đại và địa động lực Biển Đông làm cơ sở khoa học cho việc dự báo và phòng tránh tai biến liên quan và đề xuất các giải pháp phòng tránh, Báo

cáo tổng kết Đề tài cấp nhà nƣớc KC09-11/06-10, Hà Nội, 300 tr.

7. Liên đoàn Vật lý Địa chất (1985), “Bản đồ dị thƣờng từ hàng không thành phần

Ta tỷ lệ 1:500000”, Lƣu trữ Liên đoàn Địa vật lý, Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Thạch, (2005), Cơ sở viễn thám, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 144- 145

Tiếng Anh

9. Bruce A.B (1999), Earthquake, W.H.Freeman and Company, New York, 366

pp..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát hiện các đứt gãy địa chất lưu vực sông cả rào nậy trên cơ sở phân tích tài liệu ảnh viễn thám (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)