Chương 3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.3.2. Xác định tên khoa học
Các mẫu sau khi đã được sấy khô, chúng tôi tiến hành tiến hành nghiên cứu tài liệu và kiểm tra, xác định tên khoa học của chúng theo phương pháp phân loại truyền thống.
+ Phân loại sơ bộ: Chúng tôi tiến hành phân loại sơ bộ mẫu vật theo các taxon từ ngành tới họ, thậm chí là tới chi. Để làm được việc này, chúng tơi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc tham khảo các tài liệu hiện có tại Bảo tàng Thực vật.
+ So mẫu và xác định tên loài: Sau phân loại sơ bộ, chúng tơi tiến hành phân tích so sánh mẫu cần xác định tên với bộ mẫu chuẩn hiện có tại Bảo tàng Thực vật để có tên sơ bộ. Khi đã định tên khoa học các mẫu thực vật chúng tôi tiến hành phân tích các mẫu dựa trên các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả…Đặc biệt là các đặc điểm của cơ quan sinh sản vì nó có ý nghĩa đặc trưng cho lồi. Để xác định tên khoa học, chúng tơi đã sử dụng các phương pháp như phân tích mẫu, tra khóa phân loại, nghiên cứu các tài liệu hiện có, tham khảo ý kiến của các chuyên gia…
+ Kiểm tra tên khoa học: Sau khi đã xác định tên lồi, chúng tơi tiến hành chỉnh lý lại tên khoa học theo tên chi theo Brummitt (1992), điều chỉnh tên loài theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”.
Để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót chúng tơi kiểm tra tên khoa học. Điều chỉnh khối lượng họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong “Vascular Plant Families and Genera” (1992), điều chỉnh tên loài theo các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), “Tạp chí sinh học chuyên đề thực vật” (1994-1995), “Thực vật chí Việt Nam” (các họ Lamiaceae, Annonaceae, Myrsinaceae, Cyperaceae...) và “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001 - 2005) và chỉnh tên tác giả theo tài liệu “Authors of Plant Names” của Brummitt và Powell (1992).
Bên cạnh đó chúng tơi cịn tiến hành tra cứu các tài liệu hiện có để bổ sung các thơng tin về tính đa dạng sinh học của các lồi thực vật tại đây về yếu tố địa lý, về phổ dạng sống, về cơng dụng và tình trạng đe dọa, bảo tồn. Ngồi các tài liệu trên cịn sử dụng các tài liệu khác như “Sách Đỏ Việt Nam” (1994), “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (Võ Văn Chi, 1997), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ Tất Lợi, 2001), “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” (Võ Văn Chi - Trần Hợp, tập I năm 1999, tập II năm 2002), “Tài nguyên thực vật Đông Nam Á” (PROSEA), “Từ điển thực vật thông dụng” (Võ Văn Chi, 2003), Nghị định 32/2006/NĐ - CP.