Các mơ hình trồng cây ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Chạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng cây gỗ và điều tra một số mô hình trồng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu, tỉnh tuyên quang làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 51 - 90)

Chương 3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4.5. Các mơ hình trồng cây ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Chạm

4.5.1. Mơ hình trồng Cam

Cây cam sành (Citrus nobilis Lour.) là loại cây ăn quả ngon và bổ, có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Là cây nhỏ cao từ 2 - 4m, có gai xanh. Lá đơn, mọc cách, lá dài khoảng từ 4 - 10cm, cuống ngắn, mép nguyên. Trên lá, hoa, vỏ quả có nhiều túi tiết dầu thơm dưới dạng những điểm trong mờ khi soi qua ánh sáng.

Hoa mọc thành chùm nhỏ ở nách lá, khoảng 6 - 8 hoa, rất thơm. Lá bắc hình mũi mác. Đài có 5 mảnh dính nhau ở phía dưới thành đài hợp. Hoa 4 cánh rời, màu trắng. Nhị nhiều, có thể gấp 2 hoặc 5 lần số cánh hoa, chỉ nhị thường dính thành 4 - 5 bó, bao phấn dài, 2ơ. Đĩa mật hình vành khăn, bao quanh gốc bầu. Bầu hình cầu, vịi nhụy dài, đầu nhụy to, hình đầu.

Quả có 8-15 ơ, chứa nhiều tép mọng. Vỏ quả sù sì, khi chín vẫn cịn vỏ xanh, lúc thật chín mới có màu vàng cam, vỏ quả dày nhưng dễ bóc, rất thơm, thịt quả vàng cam, ngọt. Hạt có phơi màu lục.

Cam sành Hàm Yên chín quả to, cùi dày, tép mọng nước có màu đỏ vàng với vị ngọt đặc trưng. Đây là loại quả cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần múi chứa từ 6 - 12% đường, hàm lượng vitamin C từ 40 – 90mg/100g cam sành tươi, các axít hữu cơ từ 0,4 - 12% trong đó có nhiều loại khống chất, dầu thơm có lợi cho sức khoẻ.

Sau mỗi mùa thu hái quả, phải thường xuyên tiến hành đốn tỉa, tạo hình cho cây cam như: cắt bỏ những cành khơ, cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu nhằm tạo cho cây thơng thống, ít sâu bệnh.

Cây cam sành trồng ở Hàm Yên đã được đăng kí thương hiệu cam sành Hàm Yên vào ngày 22/12/2007. Cam sành Hàm Yên đặc biệt chỉ thích hợp với vùng đất ở trên đồi cao, dưới chân núi.

Ở Tuyên Quang, cam sành được trồng rộng rãi ở 9 xã của huyện Hàm Yên với trên 2500 hộ gia đình chuyên canh trồng cam sành với tổng diện tích 2950ha. Các xã có diện tích nhiều là Phù Lưu 826ha, Minh Khương 434ha, Yên Thuận 369ha, Yên Lâm 353ha... Sản lượng hàng năm của toàn huyện khoảng 20.000 tấn, năng suất bình quân đạt 11 - 12 tấn/ha. Nhiều hộ gia đình nhờ trồng cam mà trở nên giàu có, doanh thu từ 300 - 400 triệu đồng/năm.

4.5.2. Mơ hình trồng Xoan

Cây xoan ta (Melia azedarch L.) là loài phổ biến ở nước ta, từ đồng bằng, trung du tới miền núi. Ở Tuyên Quang, xoan được trồng rải rác trong vườn nhà hoặc trồng tập trung thành rừng ở các chân sườn núi đá vơi xen với ngơ, sắn, nhằm mục đích khai thác gỗ. Gỗ xoan màu trắng hồng, có vân, nhẹ, mềm nhưng khá bền, nếu được ngâm nước trong 5 - 6 tháng thì khơng sợ mối mọt, do đó thường được dùng làm cột nhà, đóng đồ gia dụng…

Về hình thái, xoan ta là lồi cây gỗ trung bình, cao 20m, đường kính 30 - 50cm, thân thẳng, rụng lá vào mùa đông.

Lá kép lông chim lẻ 2 - 3lần, mọc cách. Lá chét hình trứng hay hình mác, mép có răng, khi non phủ lơng hình sao, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới xanh vàng. Gân nhỏ hình mạng lưới nổi ở mặt dưới. Cuống lá chét 2-5mm, có lơng.

Cụm hoa hình chuỳ, mọc ở nách lá, hoa đều, lưỡng tính, có mùi thơm. Lá đài 5-6, có lơng. Tràng 5-6, hình dải. Nhị hợp thành ống, có răng ở đỉnh, bầu 4-5 ơ. Quả hạch, vỏ quả ngồi nạc, vỏ trong hố gỗ, 4-5 ơ, mỗi ơ chứa mơt hạt.

Xoan ưa khí hậu nóng ẩm, nhiều mưa nhưng cũng là lồi chịu được giá lạnh, là cây tiên phong, ưa sáng hoàn toàn, tái sinh rất mạnh trên đất bỏ hoang. Ưa đất sâu, tơi xốp, thoát nước.

Về hiệu quả kinh tế, qua điều tra từ một số hộ dân ở Tuyên Quang, nhận thấy trên 1ha trồng xoan xen với ngô, sắn, trong 5 - 6 năm đầu của chu

kì 10 năm, người dân thu được chừng 5 - 8 tấn ngô, sắn. Từ năm thứ 7 trở đi, khi cây đạt chiều cao trên 10 m, đường kính 30 - 35 cm, người ta có thể bắt đầu khai thác những cây to kết hợp trồng xoan lại theo chu kì mới, sản lượng khai thác có thể đạt trên dưới 100m3

/ha.

4.5.3. Mơ hình trồng Luồng

Cây Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et Li) là loại tre to, không gai, mọc cụm thưa cây, thân ngầm dạng củ, thân khí sinh có ngọn cong ngắn, cây có kích thước trung bình, thân tre dài khoảng 14m, ngọn cong dài 1m, đường kính 10cm, lóng dài 30cm, vách thân dày 1cm.

Thân cây thẳng, 2/3 thân cây về phía gốc trịn đều, vịng đốt khơng nổi rõ, 2 - 3 đốt cuối cùng có ít rễ, 1/3 thân tre về phía ngọn mang cành lá, thân có vết lõm nơng, ở nơi quang trống cành có thể xuống gần gốc. Cụm cành có một cành chính to dài và 2 - 5 cành nhỏ hơn, đùi gà cành chính có khả năng phát sinh mầm và rễ.

Phiến lá hình ngọn giáo, 18 x 1,5 cm, mép có răng sắc nhỏ, đầu nhọn, gốc hình nêm hay gần tù. Lá khi non màu xanh thẫm, khi già xanh nhạt hơn. Bẹ mo hình chng, đỉnh rộng 10cm, đáy 30cm, cao 37cm, lúc non 1/2 phía trên màu vàng đỏ, 1/2 phía dưới màu vàng xanh, mặt ngồi có nhiều lơng tím nâu đến hung đen. Tai mo phát triển và có nhiều lơng màu nâu. Thìa lìa xẻ răng sâu. Lá mo hình mũi giáo, có lơng hai mặt, hơi lật ngửa ra ngoài. Mo sớm rụng, khi cây măng toả đi én thì mo trên thân cũng rụng gần hết.

Măng mới lên có màu tím nâu, lên cao có màu tím hồng hay tím đỏ, lên cao hơn nữa chuyển sang đỏ hồng. Khi vượt ra ánh sáng, cây măng có màu xanh vàng hay xám nhạt.

Hoa tự chuỳ đầu cành, ở đốt của trục hoa tự các bông chét tập hợp thành cụm hình cầu. Bơng chét hình trái xoan nhọn, trung bình dài 10mm, rộng 4mm. Sau khi hoa nở thường khơng kết hạt.

Vùng phân bố chính của Luồng là vùng nhiệt đới nóng ẩm, mưa mùa, nhiệt độ bình quân 23 - 24oC, độ ẩm khơng khí trên 80%, lượng mưa từ 1600 - 2000mm/năm. Luồng sinh trưởng tốt ở đất có độ dốc thấp, chẳng hạn như chân núi hoặc sườn đồi, ven khe suối trên đất feralit phát triển trên đá vôi, phiến thạch, phyllit hoặc phù sa cổ, có độ sâu từ 50 - 150cm hoặc hơn, pH = 4,6 - 7.

Chưa gặp rừng Luồng trong tự nhiên. Trong thực tế, có thể gặp Luồng trồng xen từng đám trong rừng thứ sinh, rừng Luồng trồng thuần loại hoặc xen cây gỗ trên diện tích lớn hoặc được trồng phân tán vài khóm quanh nhà.

Những năm đầu rừng chưa khép tán, có thể trồng xen các cây nông nghiệp ngắn ngày như: ngô, đỗ, lạc... Khi rừng khép tán, số lượng cây gỗ tái sinh dưới tán tương đối nhiều, chẳng hạn như: Lim xanh (Erythrophloeum

fordii), Sịi tía (Sapium discolor), Mán đỉa (Archidendron clypearia), Hu đay

lá hẹp (Trema augustifolia), v.v.

Luồng sau 3 năm trồng là đã thành thục, có thể bắt đầu khai thác măng. Thời kì ra măng dài, chất lượng măng tốt, măng nhiều dinh dưỡng, có tác dụng giải nhiệt... Một bụi Luồng chuẩn có từ 20 - 40 cây (15 - 20 trong một khóm sau khai thác, 30 - 40 cây trong một khóm khi đến kì khai thác). Trên 1ha người ta có thể trồng từ 500 - 800 bụi Luồng, khai thác được khoảng 7,5 - 9 tấn măng/năm, 12 - 18 tấn thân tre/năm.

Cây Luồng 5 tuổi có thể khai thác để lấy gỗ. Gỗ Luồng chứa 54% cellulose, 22,4% lignin, 18,8% pentozan. Sợi Luồng thường có chiều dài 2,94mm, chiều rộng 18,84µm, vách tế bào dày 8,5µm do đó Luồng có thể được sử dụng để sản xuất giấy với chất lượng rất tốt. Ngồi ra, người ta có thể dùng thân Luồng làm xà đỡ, cột chống trong xây dựng, làm vật liệu đan lát hoặc gia cơng thành ván ép, ván thanh...

4.5.4. Mơ hình trồng Bƣơng

Bương lớn (Dendrocalamus aff. sinicus Chia et J.L.Sun) là lồi tre có thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc thành cụm cao 20 - 30 m, đường kính 20 - 30 cm, ngọn rủ, một số có đốt ở gốc thường có vịng rễ khí sinh, lóng hình ống trịn, một số lóng ở gốc thường co ngắn làm cho đốt phía dưới gần nhau và xiên rất dị dạng. Lóng bình thường dài 17 - 22cm, lúc non phủ dày phấn trắng, đốt rộng 3 - 4cm và có dải lơng tơ màu nâu. Ở đoạn thân có chiều cao dưới cành 3 - 5m, cành chính thường khơng phát triển. Mo thân ở các đốt chưa phân cành rụng muộn hay tồn tại, bẹ mo chất da dày, lúc đầu màu lục vàng, dài hơn lóng, mặt lưng có lơng mềm, thưa, mặt bụng phủ lơng gai nhỏ giữa các gân. Cành nhỏ mang khoảng 8 lá, bẹ lá lúc non phủ lông nhung, sau không lông, tai lá khyết, lá dài từ 20 - 40cm, rộng 4 - 6,5cm, hai mặt phủ lông mềm, thưa hay gần như không lông, gân thứ cấp 10 - 13 đơi.

Cành hoa có hoặc khơng có lá, cụm hoa dạng chuỳ tròn, cỡ lớn, mỗi đốt cành hoa đính một đến nhiều bơng nhỏ, chiều dài lóng cành 2 - 4cm, phủ lông nhung, bông nhỏ hơi dẹt, dài 3 - 3,5cm, rộng 6,5 - 7mm, đầu nhọn, chứa 5 - 6 hoa nhỏ, hoa nhỏ tận cùng chỉ có mày ngồi dài 1,7 - 2,5cm với mặt lưng phủ lơng nhỏ, nhiều gân, đầu có mũi nhọn, nhỏ, mày trong lưng có hai gờ, giữa các gờ có 5 gân, đầu xẻ 2, chỉ nhị dài 1,5 - 3cm, tách rời nhau hoặc có lúc xếp sát ở gốc thành ống chỉ nhị dễ tách rời, bao phấn dài 8 - 12 mm, vòi nhụy rất dài.

Bương ưa khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, ưa địa hình thấp, dốc vừa phải, cao dưới 800m so với mặt nước biển. Cây thích hợp với chất đất Feralit vàng hay đỏ vàng phát triển trên đất sa thạch hoặc diệp thạch, cây trồng trên núi đá vơi có tầng đất dày cũng rất tốt. Mùa măng từ tháng 5 - 10, tập trung vào tháng 6 - 8. Măng bương lớn, ăn ngon, có vị đắng khá đặc biệt. Một bụi bương lớn có thể cho tới 180kg măng mỗi năm, trọng lượng măng lúc khai thác có thể đạt tới 15kg/1măng. Thân bương lớn, bền chắc nên thường được

dùng làm nhà, làm máng dẫn nước, làm nguyên liệu sản xuất giấy thay gỗ có hiệu quả cao. Lá bương thậm chí cũng được phơi khơ để xuất khẩu với giá thành khoảng 12 - 13 nghìn đồng/kg.

Bương phát triển nhanh, cây 3 tuổi đã đạt chiều cao 8 - 10m, đường kính gần bằng cây mẹ và có thể bắt đầu khai thác. Người ta thường khai thác măng đầu và giữa vụ, để lại những măng cuối vụ phát triển thành cây bương mới.

Bương và Luồng là những loài tre trồng chính ở Tun Quang. Có thể gặp rừng Bương hay Luồng trồng ở tất cả các huyện, phần lớn được trồng dưới chân núi đá vôi và đều phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cho người nơng dân.

4.5.5. Mơ hình trồng Cọ

Cọ (Livistona saribus (Lour.) Merr) là loài cây được sử dụng khá nhiều ở Tuyên Quang theo thói quen của người dân trồng để lợp nhà. Cây gỗ, thân hình cột lớn. Thân khơng phân nhánh, khơng có cấu tạo thứ cấp điển hình mà chỉ sinh trưởng nhờ những vịng dày (thuộc mơ mềm) hoạt động như một mô phân sinh thứ cấp nên kích thước tương đối đồng đều từ gốc đến ngọn. Đây là loại cây sinh trưởng rất chậm, mỗi năm chỉ mọc 12 lá và cao thêm được khoảng 12cm. Cây cọ trưởng thành có chiều cao từ 10 - 12m, đường kính thân từ 25 - 30cm. Lá rất lớn, có bẹ ơm lấy thân, cuống dài, phiến lá xẻ chân vịt đến gần giữa.

Hoa mọc thành cụm, cụm hoa bơng mo phân nhánh nhiều, bên ngồi có 1 lá bắc to bao bọc gọi là mo. Bao hoa dạng lá đài, 6 mảnh, xếp 2 vòng. Nhị 6. Bộ nhuỵ gồm 3 lá nỗn rời, dính lại thành bầu trên 1ô, trong ô chứa 1 nỗn. Quả hạch. Hạt có nội nhũ lớn, phơi nhỏ.

Cọ sinh trưởng cả trên nền đất sâu, ẩm lẫn sườn đất dốc và khô với nhiều nắng, gió đã tạo ra đặc tính tự nhiên kì diệu của cây cọ, thân cứng, chịu nước, không mối mọt nên từ xa xưa đồng bào các dân tộc vùng cao đã biết sử

dụng cây cọ trưởng thành để làm nhà, lá cọ để lợp mái nhà, làm nón, thân cây làm xiên nhà, làm cột, chắn song cửa sổ, làm sàn nhà, làm cầu dẫn nước, v.v.

4.5.6. Mơ hình trồng Lát hoa

Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.) thuộc họ Xoan (Meliaceae): là

loài cây gỗ lớn thường xanh, cao 20 - 30m, đường kính 40 - 80cm hay hơn. Thân thẳng, phân cành muộn, gốc có bạnh nhỏ, vỏ nâu đen nứt dọc sâu, thịt màu hồng có thể bóc thành nhiều lớp mỏng.

Lá kép lông chim một lần, chẵn, mọc cách. Cuống chung 30 - 40cm mang 7 - 10 đôi lá chét. Lá chét 10 - 15cm x 5 - 6cm, hình trái xoan hay mũi mác, đầu nhọn. Gân bên 10 - 15 đơi, nách có túm lơng trắng. Lá non màu đỏ hay hồng.

Cụm hoa hình chuỳ ở đầu cành, mọc thẳng sau rủ xuống, ngắn hơn lá. Hoa màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, đầu hơi nhọn, dài 4 - 4,5cm x 2,5 - 3,5cm, khi già nứt làm 4 - 5 mảnh, mang nhiều hạt xếp chồng lên nhau. Mỗi quả chứa 200 - 300 hạt. Hạt có cánh mỏng, dài 10 - 12mm rộng 4mm.

Mùa hoa tháng 3 - 4. Mùa quả tháng 11 - 12.

Phân bố, sinh thái, công dụng: Cây phân bố ở Việt Nam, Lào, Cămpuchia và nhiều nước thuộc Đông Nam Á. Ở Việt Nam, trước kia Lát hoa phân bố ở hầu hết các tỉnh phía Bắc Việt Nam, nay nhiều tỉnh khơng cịn Lát hoa mọc tự nhiên. Cây mọc rải rác trong rừng kín thường xanh ở độ cao 100 - 800m, tập trung nhiều ở 300 - 700m. Cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu bóng. Thường mọc trong thung lũng, sườn núi hay đỉnh dông núi đất hoặc núi đá vôi.

Cây tăng trưởng tương đối nhanh. Trồng ở nơi có lượng mưa 1900mm, cây 3 năm cao 2,5 - 3,5m, đường kính 3,8cm. Gỗ có giác lõi phân biệt. Giác màu vàng, lõi màu nâu hồng, tỷ trọng 0,72, gỗ có vân rất đẹp, chịu mối mọt, đẽ chế biến. Dùng đóng đồ đạc cao cấp.

Kỹ thuật trồng: Cuối tháng 11 - đầu tháng 12 thu quả về, phơi quả trong râm hay nắng nhẹ để tách lấy hạt. Trồng nơi đất thốt nước, ít chua. Có thể gieo hạt vào mùa xuân khi có mưa phùn. Gieo trực tiếp hay gieo trong vườn ươm để mùa xuân trồng. Trồng bằng cây con, rễ trần tỷ lệ sống cao. Mật độ trồng 2 x 3m (1.666 cây/ha). Tiến hành tỉa thưa Lát hoa sau 6 năm.

Lát hoa mới được đưa vào trồng ở Chạm Chu được 2 năm. Các cây Lát hoa trồng ven chân núi phát triển rất tốt.

Nhận xét về 6 mơ hình:

Trong số 6 mơ hình chúng tơi giới thiệu ở trên có 1 mơ hình đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang được người dân địa phương áp dụng rộng rãi, 6 mơ hình cịn lại đều đã mang lại những lợi ích nhất định cho người dân địa phương. Đối tượng khai thác từ các mơ hình trồng cây này chủ yếu là lâm sản ngồi gỗ (4 mơ hình), các mơ hình trồng cây lấy gỗ ít (2 mơ hình) do sinh trưởng của các lồi cây này trên đất đá vôi thường chậm không mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con. Hầu hết các mơ hình đều được trồng ở dạng độc canh nên hiệu quả thu được còn hạn chế.

Việc bảo tồn, duy trì và phục hồi sự đa dạng sinh vật quanh Khu BTTN Chạm Chu được xem là vấn đề cấp thiết hiện nay, tuy nhiên các nhà bảo tồn khơng thể tính đến hiệu quả kinh tế do các mơ hình trồng rừng mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng cây gỗ và điều tra một số mô hình trồng rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu, tỉnh tuyên quang làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 51 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)