Về ranh giới hành chính, quận Nam Từ Liêm tiếp giáp với: - Phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm;
- Phía Nam giáp quận Hà Đơng;
- Phía Đơng giáp quận Cầu Giấy và quận Thanh Xn; - Phía Tây giáp huyện Hoài Đức.
Quận Nam Từ Liêm nằm ở phía nam Quốc lộ 32, trên địa bàn quận có nhiều cơng trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của Thủ đô như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, tịa nhà cao nhất Việt Nam Keangam Hanoi
Landmark Tower, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm triển lãm quy hoạch Quốc gia,…
Quận Nam Từ Liêm có diện tích 32,27 km2, dân số là 232.894 người và có 10 phường là Đại Mỗ, Cầu Diễn, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đơ, Phương Canh, Tây Mỗ, Trung Văn, Xuân Phương.
Với vị trí địa lý như vậy, Nam Từ Liêm được xác định là khu vực mở rộng khơng gian nội thị có chức năng là trung tâm dịch vụ khoa học, cơng nghệ của thành phố. Có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư đô thị, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học cơng nghệ và quản lý hành chính.
3.1.2. Đặc điểm về địa hình, địa vật
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng nghiêng theo chiều Tây Bắc – Đơng Nam. Cao độ trung bình từ 6m – 6,5m; khu vực có địa hình cao nhất là 8m – 11m nằm ở phía Bắc ven sơng Hồng, khu vực có địa hình thấp nhất là những ô trũng, hồ, đầm và vùng phía Nam của huyện.
Đây là khu vực có nền địa chất khá ổn định. Tuy nhiên, đất đai phần lớn là đất phù sa mới nên cường độ chịu tải của đất kém, khi đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng địi hỏi phải đầu tư xử lý nền móng.
Quận Nam Từ Liêm có sơng Nhuệ chảy qua và là tuyến thoát nước chủ yếu cho địa bàn quận. Ngồi ra quận cịn có nhiều ao, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng vào mùa khơ.
3.1.3. Tình hình đo đạc địa chính và lập hồ sơ địa chính
Do mới được tách ra nên tình hình cơng tác đo đạc địa chính và lập hồ sơ địa chính ở quận Nam Từ Liêm được kế thừa hoàn toàn từ huyện Từ Liêm trước đây.
Tính đến thời điểm năm 2013, huyện Từ Liêm cũ (trong đó có Quận Nam Từ Liêm) đã được đo đạc toàn bộ trên 15 xã và 1 thị trấn với 100% diện tích đất với bản đồ tỉ lệ 1/500 đối với đất thổ cư và 1/1000 đối với đất nông nghiệp, đã lập xong Sổ mục kê theo mẫu 02/ĐK – Thông tư 09/2009/TT-BTNMT ở cả file số và dạng giấy [8].
Tuy nhiên do số liệu đo đạc từ năm 1994, đến nay chủ yếu là số hóa và biên tập để sử dụng, vì vậy mà tình hình biến động là khó cập nhật và trong q trình số hóa cho độ chính xác khơng cao. Do vậy từ thực tiễn trên, để đáp ứng được việc quản lý hành chính nhà nước về đất đai một cách hiệu quả, đề tài đã chọn phương pháp đo
GPS động với độ chính xác theo tỷ lệ bản đồ để giúp việc quản lý nhà nước về đất đai có hiệu quả hơn.
3.2. Thử nghiệm thành lập lƣới khống chế đo vẽ bằng phƣơng pháp đo GPS động xử lý sau với nhiều trạm cố định
3.2.1. Điều kiện thử nghiệm
Trước hết, theo quy định trong các quy phạm trước đây và hiện hành có rất nhiều các yêu cầu cụ thể bản đồ tỷ lệ lớn, song cơ bản nhất vẫn là sai số vị trí điểm khống chế và điểm đo chi tiết thuộc nội dung bản đồ, trong đó:
- Yêu cầu về độ chính xác mặt bằng: mọi đối tượng được biểu diễn trên bản đồ theo tọa độ và độ cao của nó. Theo Quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính năm 2008 [2], sai số trung bình vị trí mặt bằng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai với điểm khống chế tọa độ từ điểm địa chính trở lên gần nhất khơng quá 0,1mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập.
Bảng 3.1. Yêu cầu về sai số vị trí điểm khống chế đo vẽ [2]
Tỷ lệ bản đồ Đồng bằng Vùng núi
1:500 0,050 m 0,075 m
1:1000 0,100 m 0,150 m
1:2000 0,200 m 0,300 m
1:5000 0,500 m 0,750 m
Đối với khu vực đất đơ thị thì sai số nói trên khơng được vượt q 6cm cho tỷ lệ bản đồ 1:500; 1:1000 và 4 cm cho tỷ lệ 1:200.
- Yêu cầu về độ chính xác của độ cao: sai số trung bình về độ cao của điểm khống chế đo vẽ (nếu có u cầu thể hiện địa hình) sau bình sai so với điểm độ cao kỹ thuật gần nhất khơng q 1/10 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản. Như vậy với các yêu cầu về sai số vị trí điểm nói trên, thì tiềm năng sử dụng phương pháp đo PPK có thể được thực hiện trong những điều kiện tốt nhất để đảm bảo được độ chính xác theo yêu cầu. Sau đây là phần trình bày cụ thể của ứng dụng đó.
Như chúng ta đã biết, đo GPS động PPK bản chất là đo GPS tương đối, cho phép xác định được cạnh đáy (Baseline) nối từ điểm trạm gốc (Base) đến điểm cần đo tại trạm động (Rover) không gian ba chiều, tức là xác định được số gia DX, DY,
phương vị và chênh cao Dh (trong hệ tọa độ toàn cầu WGS-84) giữa Base và Rover. Bằng bài toán trắc địa, tọa độ của điểm trạm động Rover được tính theo cơng thức:
X = XB + DX Y = YB + DY H = HB + Dh
Về nguyên tắc, khi chuyển đổi từ hệ tọa độ WGS-84 về hệ tọa độ địa phương cần có 7 tham số tính chuyển đổi, trong đó có 3 tham số về dịch gốc tọa độ DX, DY, Dh; 3 tham số về góc xoay theo 3 trục tọa độ và 1 tham số về hệ số tỷ lệ. Nếu áp dụng phương pháp đo PPK trong không gian hẹp thì chỉ cần sử dụng 3 tham số DX, DY, Dh mà không cần sử dụng các tham số về góc xoay giữa các trục tọa độ. Mặt khác, khi đo PPK cũng chịu ảnh hưởng của các nguồn sai số trong quá trình đo, do vậy để khắc phục vấn đề này, tác giả xin đề xuất là sử dụng nhiều trạm Base khi bố trí lưới đo để cho kết quả tốt hơn.
Cụ thể của việc thử nghiệm này, đó là bố trí các trạm Base với các đồ hình đo khác nhau trong điều kiện là máy thu GPS thu được tối thiểu từ 4 vệ tinh trở lên để xác định được số nguyên chu kỳ N; thời gian đo tối đa là 36 epoch (tương đương với 3 phút) với một điểm đo chi tiết. Mục đích của cách làm này là để tạo điều kiện tốt nhất để đánh giá kết quả thu được trong quá trình sử dụng nhiều trạm Base.
Để phục vụ việc thử nghiệm đạt kết quả tốt nhất, tác giả đã chọn khu vực đo thử nghiệm là một bãi quy hoạch với diện tích khoảng 30 ha nằm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, gồm 2 dạng địa hình là thơng thống và một số điểm động được bố trí gần một số địa vật để có thể rút ra kết quả đánh giá khách quan và chính xác trong q trình xây dựng lưới khống chế đo vẽ. Việc đo thử nghiệm được thực hiện với nguyên tắc sau:
- Điểm gốc có tọa độ chính xác trong hệ tọa độ Nhà nước;
- Phân bố các điểm đo hợp lý để phục vụ tốt trong quá trình đo thử nghiệm; - Thuận lợi tối đa trong quá trình triển khai thực hiện.
Cụ thể là điểm trạm Base được bố trí trong khu vực đo thử nghiệm, đó là các điểm đã được xác định tọa độ và độ cao bằng phương pháp đo tĩnh và từ đó cũng lấy các điểm trạm Base này để thử nghiệm đo động để rút ra kết luận về độ chính xác bằng cách so sánh kết quả của hai phương pháp đo động và đo tĩnh. Các điểm đo thử nghiệm gồm TN01, TN02, TN03, TN04, TN05, TN06, TN07 và 2 điểm tọa độ Địa chính cơ sở gồm 104556 và điểm 116437.