Dựa vào bảng kết quả và đồ thị của lưới khống chế đo vẽ, tác giả có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Sai số vị trí điểm đều nằm trong hạn sai cho phép khi ta thành lập bản đồ ở tỷ lệ 1:500 hoặc nhỏ hơn: nhỏ nhất là 0.004m và lớn nhất là 0.048m;
- Nếu ta bố trí các trạm Base đối xứng khu đo thì kết quả thu được sẽ tốt hơn như việc bố trí trạm TN01 và trạm TN06 thì cho kết quả về sai số vị trí điểm của hai điểm TN02 và TN03 sẽ tốt hơn việc bố trí trạm TN01 và trạm TN07; trạm TN06 và trạm TN07;
- Việc bố trí số lượng trạm Base cũng ảnh hưởng đến kết quả đo PPK. Đó là sai số vị trí điểm của các điểm giảm dần nếu ta tăng số lượng trạm Base lên và tốt nhất là khi ta sử dụng cả 3 trạm Base đồng thời là TN01, TN06 và TN07 sao cho chúng tạo thành lưới tam giác cân hoặc đều. Cụ thể đó là dựa vào bảng kết quả và đồ thị ở trên. Với việc sử dụng 3 trạm Base, có thể đạt độ chính xác theo yêu cầu đối với lưới khống chế đo vẽ cho bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trong thử nghiệm này, độ chính xác đo động bằng máy thu 1 tần số sử dụng 3 trạm Base đã tiến rất gần độ chính xác đo tĩnh. Vì vậy, việc sử dụng kết quả đo tĩnh để làm chuẩn so sánh khơng hồn tồn thích hợp để đánh giá độ chính xác đo động sử dụng 3 trạm Base.
- Sai số về độ cao nhỏ nhất là 0,050m và lớn nhất là 0.070m. Về độ cao của các điểm đo bằng cơng nghệ GPS nói chung và PPK nói riêng thì vẫn chưa đạt hiệu quả tốt, các sai số về độ cao của các điểm khơng giảm thiểu được nhiều và cịn khá lớn và đây là một hạn chế của phương pháp đo GPS. Nguyên nhân là do vẫn chưa có được một mơ hình Geoid có chất lượng tốt và kết quả đo tĩnh cũng khơng đảm bảo độ chính xác cần thiết để làm cơ sở so sánh. Do trong đo đạc địa chính việc xác định độ cao chỉ mang tính chất thứ yếu so với việc xác định tọa độ phẳng nên các thử nghiệm có tính chất chun sâu về đo cao bằng GPS sẽ không được để cập đến trong nghiên cứu này.
3.3. Thử nghiệm đo vẽ chi tiết bằng phƣơng pháp đo GPS động xử lý sau với nhiều trạm cố định
3.3.1. Điều kiện thử nghiệm
Với ưu thế là không cần thông hướng giữa các trạm đo, không cần thiết là phải lập mạng lưới khống chế đo vẽ dày đặc, không cần các thiết bị đắt tiền và chỉ cần một thao tác viên trong quá trình đo đạc, GPS đo động xử lý sau với nhiều trạm Base là phương pháp nên được áp dụng để đo chi tiết nội dung bản đồ trong những điều kiện địa hình cho phép.
Ở đề tài này, tác giả đã chọn được khu vực đo vẽ đáp ứng được yêu cầu của việc đo chi tiết nội dung bản đồ. Việc thử nghiệm được thực hiện dưới thời tiết đẹp, gió nhẹ và đồ hình đo được bố trí trong khu vực đo hợp lý. Trước khi đo, tác giả đã sử dụng phần mềm Trimble Planning để lập lịch đo để có thời gian đo tốt hơn và kết quả là trong quá trình đo, số lượng vệ tinh máy thu được luôn lớn hơn 5 vệ tinh. Một điều lưu ý nữa là khi cài đặt thông số ở máy đo động Rover phải đồng bộ với máy Base.
Khác với thử nghiệm thành lập lưới khống chế đo vẽ là máy thu được gắn với sào đo có gá hỗ trợ vững chắc thì trong đo chi tiết thì máy thu gắn với sào đo được giữ cố định bằng tay trong quá trình di chuyển giữa các điểm đo. Mục đích của cách làm này là ngồi độ chính xác của u cầu thành lập lưới và đo chi tiết là khác nhau, tác giả muốn thử nghiệm để có thể đánh giá kết quả thu được từ thời gian đo mỗi điểm chi tiết từ 10 giây đến 25 giây xem có đạt được yêu cầu về tỷ lệ thành lập bản đồ hay không? Nếu đạt yêu cầu thì sẽ giảm được thời gian tiến hành đo đạc và cho năng suất lao động cao.
Tuy nhiên, việc giữ sào đo bằng tay để tiến hành đo chi tiết các điểm sẽ không tránh khỏi sai số do người đo rung tay, vì vậy trong q trình thực hiện nên chọn thời điểm thích hợp và người đo phải cẩn thận trong thao tác.
Để bắt đầu đo chi tiết thì cơng việc đầu tiên cũng là việc khởi đo, thời gian khởi đo cũng được tiến hành tùy thuộc vào số lượng vệ tinh thu được. Trong bộ điều khiển, tác giả đã cài đặt thông số về thời gian khởi đo là 15 phút nếu máy thu bắt được 6 vệ tinh trở lên và 18 phút nếu máy thu bắt được từ 5 đến 6 vệ tinh trong điều kiện chỉ số PDOP nhỏ hơn 4, tốt nhất là khoảng 2 đến 3 PDOP. Thời gian đo một điểm chi tiết tác giả thử nghiệm lần lượt là 2 epoch, 3 epoch và 5 epoch tương đương với 10 giây, 15 giây và 25 giây để đánh giá kết quả thu được và chọn thời gian tối ưu để tiến hành thực hiện.
Đối với các điểm chi tiết đo được bằng GPS, một vấn đề cần xem xét là độ chính xác có thể đáp ứng yêu cầu của các tỷ lệ bản đồ nào. Theo mục 2.17 và 2.20 của Quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính năm 2008, sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính số so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ gần nhất ở khu vực đô thị không vượt quá:
5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000; 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000; 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000.
Trong trường hợp đo vẽ đất khu dân cư nông thôn tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 các sai số nêu trên được phép tăng tới 1,5 lần; trường hợp đo vẽ đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 thì các sai số nêu trên được phép tăng tới 2 lần.
Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao của điểm đặc trưng địa hình, độ cao của điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ địa chính (nếu có u cầu biểu thị) so với độ cao của điểm khống chế độ cao ngoại nghiệp gần nhất không quá 1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồng bằng và không quá 1/2 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản đối với vùng đồi núi, núi cao và vùng ẩn khuất.
Để đánh giá độ chính xác của các điểm đo chi tiết bằng PPK khi sử dụng nhiều trạm Base khác nhau với các đồ hình khác nhau, tác giả đã so sánh tọa độ các điểm đó với tọa độ đo được bằng phương pháp đo tĩnh.
104556 TN05 116437 TN04 TN06 TN03 TN02 TN01 TN07