1 Siêu axit Zirconia sulfat hóa SO42-/ZrO2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều chế một số xúc tác lai z%pt sio2 y%al2o3 x%SO4 zro2 cho phản ứng đồng phân hóa n ankan (Trang 29 - 32)

1. 3. 1. 1. Giới thiệu về Ziricon (Zr), Ziricon dioxit (ZrO2) Nguyên tố Ziricon:

Ziricon là một kim loại quý, hiếm thuộc nhóm kim loại chuyển tiếp rất kém hoạt động ở nhiệt độ thường. Ziricon đã được Claprot tìm ra vào năm 1789 và đến

năm 1824 được Beselius điều chế ở dạng tự do khi khử Ziriconat Kaliflorua (K2ZrF6)

bằng Natri kim loại[11]. Là ngun tố thuộc nhóm IVB với cấu hình điện tử:

1s22s22p63s23p63d104s24p64d25s2

Trong tự nhiên Zr tồn tại ở dạng chất bền, hàm lượng của nó trong tự nhiên vỏ

trái đất chiếm 2,8.10-2

% nằm phân tán trong các hợp chất nên được xếp vào loại nguyên tố hiếm.

Ziricon có màu trắng bạc, ở nhiệt nhiệt độ thường tinh thể có mạng lục phương và ở nhiệt độ cao có mạng lập phương tâm khối:

Ziricon khá bền với khơng khí và nước vì nhờ có lớp oxit ZrO2 mỏng bảo vệ và bền với tác nhân ăn mịn.Ziricon khơng tác dụng với axit nhưng tác dụng với HF ở nhiệt độ cao[10].

Ziricon chỉ hoạt động hóa học ở nhiệt độ cao: Tác dụng với O2 tạo ra ZrO2, tác

dụng với các halogen tạo ZrX4. Trong các hợp chất của Zirconi, trạng thái oxi hóa đặc

trưng và bền nhất là Zr4+

. Đó là do ion Zr4+

có cấu hình electron bền của khí hiếm (Kr). Với những tính chất đặc biệt như độ chống ăn mòn cao, độ bền cơ học lớn, độ bền nhiệt cao nên Zr và hợp chất của nó là những vật liệu rất quý được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành khoa học kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao.

Ziricon dioxit ( ZrO2 ):

Ziricon dioxit hay Zirconia ( ZrO2 ) là chất rắn màu trắng, tồn tại dưới một số dạng tinh thể khác nhau:

( a ) ( b ) ( c )

( d ) ( e )

Hình 1. Một số dạng tinh thể của ZrO2

Trong tự nhiên Ziricon dioxit tồn tại dưới dạng khống Baledeit hoặc Ziricon có cấu trúc tinh thể khơng đều đặn với số phối trí là 8[10,11]. Ở điều kiện bình thường cấu trúc đơn nghiêng của tinh thể ZrO2 được thể hiện qua các thông số:

a = 5,15 b = 5,21 α= ß = 900 γ# 900

ZrO2 là oxit kim loại bền có nhiều tính chất vật lý quý báu như: cứng, khó nóng

chảy bền nhiệt, có độ dẫn điện thấp, khả năng chịu va đập lớn, ngồi ra cịn là chất dẫn điện ion vì thế nó là chất điện giải rắn tốt, Ziricon dioxit trơ về mặt hóa học khơng tác dụng với nước, không phản ứng với kiềm và axit thông thường, nhưng bị H2SO4 đặc phân hủy và tan trong HF đặc.

Theo nhiều tài liệu đã chứng minh thì tinh thể ZrO2 ở trạng thái tứ diện được

xem là một oxit rắn có tính axit mạnh có thể được sử dụng làm chất mang cho các loại xúc tác sử dụng trong q trình chuyển hóa hóa học.

1. 3. 1. 2. Nguồn Ziricon ở Việt Nam.

Trên thế giới hiện nay, Ziricon và các hợp chất của nó ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp, nhất là các nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Nhật, Tây Âu…vv. Chính vì vậy mà nhu cầu khai thác Ziricon và các hợp chất của nó là rất lớn[11].

Ở Việt Nam, Ziricon tồn tại ở hai khống vật chính là Ziriconia và Badeleit, tập trung chủ yếu ở ven biển Quảng Ninh và các tỉnh miền Trung nước ta. Thậm trí, Ziricon cịn tồn tại trong quặng cát Titan ở ven biển miền Trung[10]. Ở nước ta hiện nay chưa đánh giá được cụ thể về tình hình khai thác cũng như chế biến các loại quặng thành những hợp chất có giá trị kinh tế cao này mà chỉ dừng ở mức độ khai thác quặng và bán cho nước ngồi. Có một số trung tâm nghiên cứu đã đưa ra quy trình điều chế ZrOCl2 từ quặng Zirconia của Bình Thuận.

Quặng Zirconia chứa 64,2% ZrO2 ngoài ra là các hợp chất của Fe, Al, Mg, U,

W…Zircon ( ZrSiO4 ) là một hợp chất rắn khơng có màu nhất định nó phụ thuộc vào thành phần tạp chất trong khoáng. Cấu trúc của Zircon là một oxit kép (ZrO2.SiO2) [8]được mô tả như sau:

Zircon rất bền ở điều kiện thường, không tác dụng với những axit mạnh cũng như kiềm mạnh. Ở nhiệt độ cao hoạt tính hóa học của nó tăng chậm, khi đạt nhiệt độ

800- 1000oC nó có thể tác dụng với rất nhiều chất như: Na2CO3, NaOH, H2SO4…

1. 3. 2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tính chất siêu axit của SO42-/ZrO2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điều chế một số xúc tác lai z%pt sio2 y%al2o3 x%SO4 zro2 cho phản ứng đồng phân hóa n ankan (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)